Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Luận Văn Việt cung cấp các mẫu nhật ký thực tập sư phạm mần non, nhật ký thực tập sư phạm các cấp tiểu học, trung học cơ sơ,… Các mẫu nhật ký thực tập cho các ban năm nhất, năm 2 và năm 3.

Tham khảo mẫu nhật ký thực tập sau đây:

Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học

Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non

Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 1

Xem thêm: Dowload mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân sự Free

Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 2
Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 3
Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 4
Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 5
Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non

Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 6

Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 7
Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 8

Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non
Sổ nhật ký thực tập sư phạm tiểu học trang 9

Trên đây là tổng hợp những mẫu nhật ký thực tập sư phạm chi tiết nhất được Luận Văn Việt gửi đến bạn đọc. Nếu trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, bạn có gặp bất kì khó khăn gì, hay liên hệ ngay với đơn vị hỗ trợ luận văn Luận Văn Việt uy tín chất lượng để được tư vấn hỗ trợ tận tình.

Cách viết nhật ký thực tập sư phạm mầm non

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Bạn đang xem nội dung tài liệu Sổ ghi nhật ký thực tập sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

g Người phụ trách Tuần I (từ 2/3/2015 đến 6/3/2015) Thứ Hai - Nhận lớp chủ nhiệm - Dự tiết sinh hoạt chủ nhiệm của GVHD - Ra mắt lớp chủ nhiệm 4/2. Dự buổi SHCN. - Nghe báo cáo của BGH nhà trường về tình hình giáo dục ở địa phương và trường TH Bình Nhâm GVHD: Trương Đức Hạnh - 5 giáo sinh thực tập. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, khăn quàng) - Xếp hàng vào lớp. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Giao lưu, sinh hoạt với lớp. - - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Tuần II (từ 9/3/2015 đến 13/3/2015) Thứ hai - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Dự tiết mẫu tiết tập đọc: “ con sẻ” cô Trương Đức Hạnh - Xếp hàng vào lớp. - Ổn định lớp, quan sát tình hình lớp - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Dự tiết mẫu tiết toán: “ Diện tích hình thoi” cô Trương Đức Hạnh - Xếp hàng vào lớp. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - Nhắc các em về nhà chuẩn bị bài để hôm sau thầy cô giáo sinh dạy. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Tuần III (từ 16/3/2015 đến 20/3/2015) Thứ hai - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Dự tiết thi giảng toán: : “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” của Đoàn Thị Phượng - Dự giờ tiết thi giảng toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” của Bồ Thảo Vy - Xếp hàng vào lớp. - Dặn dò các em đi về cẩn thận. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Đầu giờ tiếp xúc, trao đổi với họ sinh - Xếp hàng vào lớp. - Tiếp tục hoàn chỉnh giáo án - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự giờ tiết thi giảng địa lí: “Người dân và hoạt động sản xuất ĐBDH miền trung” của Bồ Thảo Vy - Dặn học sinh xem bài để tiết hôm sau học - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Tuần IV (từ 23/3/2015 đến 27/3/2015) Thứ hai - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Thi giảng Tập đọc:“Đường đi Sa Pa” - Dự tiết thi giảng toán: : “Luyện tập chung” của Lưu Thị Thu Thủy - Nghe cô nhận xét tiết dạy, và nhắc nhở cho tiết hôm sau. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng chính tả:“Ai nghĩ ra các chữ số 1,2,3..4?” của Đoàn Thị Phượng - Dự giờ tiết thi giảng Luyện từ và câu: “MRVT – Du lịch – Thám hiểm” của Bồ Thảo Vy. - Thi giảng Toán:“Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ” - Nghe cô nhận xét, rút kinh nghiệm. - Dự tiết thi giảng toán:“ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó” của Trần Quốc Quân. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng Toán:“Luyện tập” của Bồ Thảo Vy. - Dự tiết thi giảng tập đọc:“Trăng ơi từ đâu đến” của Lưu Thị Thu Thủy. - Dự tiết thi giảng khoa học:“Thực vật cần gì để sống ” của Trần Quốc Quân - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng Toán:“Luyện Tập” của Đoàn Thị Phượng. - Thi giảng luyện từ và câu:“Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị ” - Dự tiết thi giảng khoa học:“Nhu cầu nước của thực vật ” của Lưu Thị Thu Thủy. - Nghe cô nhận xét. - Dặn dò các em xem bài. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng địa lí:“Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền trung (TT) ” của Đoàn Thị Phượng. - Thi giảng Toán:“Luyện tập ” - Thi giảng Toán:“Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó - Dự tiết thi giảng Tập làm văn:“cấu tạo bài văn miêu tả con vật” của Trần Quốc Quân. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Tuần V (từ 30/3/2015 đến 3/4/2015) Thứ hai - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng tập đọc:“Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ” của Đoàn Thị Phượng. - Dự tiết thi giảng Toán:“Luyện tập chung ” của Lưu Thị Thu Thủy. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự giờ tiết chính tả:“Đường đi Sa Pa ” của Bồ Thảo Vy. - Dự tiết thi giảng đạo đức:“Tôn trọng luật giao thông ” của Lưu Thị Thu Thủy - Dự tiết thi giảng Toán:“Tỉ lệ bản đồ” của Trần Quốc Quân. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Thi giảng khoa học:“Nhu cầu chất khoáng ở thực vật” - Dự tiết thi giảng tập làm văn:“Luyện tập quan sát con vật” của Lưu Thị Thu Thủy - Nghe cô nhận xét - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Dự tiết thi giảng khoa học:“Nhu cầu không khí của thực vật” của Đoàn Thị Phượng. - Thi giảng khoa học:“Nhu cầu không khí của thực vật” của Bồ Thảo Vy. - Dự tiết thi giảng luyện từ và câu:“Câu cảm” của Trần Quốc Quân - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Thi giảng địa lí:“Thành phố Huế” của Ngô Thị Mỹ Phụng - Dự tiết thi giảng địa lí:“Thành phố Huế” của Trần Quốc Quân. - Nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Tuần VI (từ 6/4/2015 đến 10/4/2015) Thứ hai - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Làm công tác chủ nhiệm lớp Hoàn thành báo cáo thực tập, sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, kế hoạch bài dạy. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ ba - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Hoàn thành chỉnh sửa báo cáo thực tập, sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, kế hoạch bài dạy. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ tư - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Hoàn thành chỉnh sửa báo cáo thực tập, sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, kế hoạch bài dạy. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ năm - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Hoàn thành chỉnh sửa báo cáo thực tập, sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, kế hoạch bài dạy. - nhắc nhở các em tắt đèn quạt, vệ sinh lớp học trước khi ra về. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. Thứ sáu - Kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong học sinh( đồng phục, phù hiệu) - Xếp hàng vào lớp. - Hoàn thành chỉnh sửa báo cáo thực tập, sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, kế hoạch bài dạy. - Tham gia buổi tổng kết đợt thực tập sư phạm. - 5 giáo sinh và cô Trương Đức Hạnh. *Đánh giá chung kết quả thực tập sư phạm: - Những mặt đã đạt được: Thế là thời gian thực tập sư phạm đã dần trôi qua. Từ những ngày đầu mới về trường thực tập chắc hẳn trong mỗi sinh viên đều bỡ ngỡ, lo lắng rằng không biết học trò lớp mình thực tập có ngoan không, có học giỏi không dù đây là lần thứ hai sau đợt đi kiến tập năm hai, ai cũng đều lo giáo viên hướng dẫn của mình có gần gũi, tận tình với mình hay không?.. và như thế hàng ngàn câu hỏi trong đầu cứ phát sinh mà không có lời giải đáp. Vâng, cho đến hôm nay có thể nói rằng chính BGH nhà trường cũng như các thầy cô ở trường Tiểu Học Bình Nhâm, tập thể học sinh lớp 4/2 đã tạo cho tôi nhiều tình cảm sâu sắc và nhiều ấn tượng đẹp nhất, cô hướng dẫn luôn là người chỉ dẫn mọi điều, quan tâm, giúp đỡ tận tình cho nhóm chúng tôi,cô đã truyền thụ mọi kiến thức, mọi kinh nghiệm có được trong nghề cho đàn em thân yêu của mình...cộng với sự hợp tác, thương yêu của tập thể học sinh lớp 4/2 cũng như được sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu xa của nhà trường.Với những thuận lợi đó, trong khoảng thời gian 06 tuần thực tập tôi đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ được giao: Thao giảng toàn đoàn, nghe báo cáo về tình hình nhà trường và công tác đoàn đội trong tuần đầu, soạn và nộp giáo án cho giáo viên hướng dẫn chỉnh sữa trước khi thực hiện tiết dạy, các nhóm sinh viên luôn bên cạnh tìm hiểu, giúp đỡ học sinh lớp mình chủ nhiệm, chia sẽ những tình cảm, suy nghĩ và những khó khăn về học tập, cuộc sống hằng ngày của các em để hoàn thành tốt công tác của một giáo viên chủ nhiệm. Tranh thủ mọi thời gian còn lại ở nhà để chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng như việc học thuộc giáo án. - Những mặt còn hạn chế + Vì thời gian thực tập ở trường không nhiều lắm nên việc giúp đỡ học sinh về học tập và rèn luyện vẫn còn một số hạn chế: Bên cạnh những em tiến bộ rõ rệt về học tập, chăm ngoan hơn thì vẫn còn một vài em chưa có sự thay đổi, các em vẫn còn lười học, chưa nhận ra được vai trò, mục đích và tầm quan trọng của việc học tập ở trường nên chưa tự giác nhiều trong học tập. + Những ngày đầu do chưa hiểu rõ hết nhiệm vụ, vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm nên vẫn còn lơ là, chưa dành nhiều thời gian bên cạnh tìm hiểu, quan tâm và chia sẽ các em. - Qua thời gian thực tập tại trường bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu cho mình. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy của mình đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp mềm mỏng, có những phẩm chất đạo đức tốt không chỉ trong nhà trường mà phải ở ngoài xã hội. Bên cạnh đó sự nhiệt huyết với nghề cũng là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy của mình và lòng yêu trẻ là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp trồng người cao cả của người giáo viên tiểu học. Sau sáu tuần thực tập, tôi đã ít nhiều hiểu được học sinh lớp mình chủ nhiệm. Ngay những buổi đầu gặp gỡ, tiếp xúc, em đã phát hiện được những điều nổi bật mà ở mỗi em đều tồn tại là sự hồn nhiên, tinh nghịch, hầu hết các em đều yêu mến những thầy cô thân thiện, gần gũi và sẫn sàng chia sẽ với các em. Các em rất thích được thầy cô, bạn bè quan tâm. Những cử chỉ, lời nói thân mật của những giáo sinh thực tập chúng tôi đã tạo ra sự gần gũi và được các em kính trọng, quý mến. Trong mỗi giờ ra chơi,. Những tiếng gọi thân thương, những cách xưng hô ngọt ngào “cô – em (con) thật trìu mến. Những cảm giác đó giống như cơn gió mang theo hơi ấm của mùa xuân cứ len nhẹ vào hồn để xua đi mọi buồn phiền, vất vả, và xua đi cả cái khoảng cách của một giáo sinh mới vào trường thực tập. Có những lúc mệt mỏi vì công việc quá nhiều, bắt gặp những ánh mắt triều mến của học trò lại làm cho tôi có thêm động lực đi tiếp, những câu hỏi thăm vô tư của các em làm cho tôi vơi đi nỗi lo và rồi tôi lại tiếp tục, hôm nay là thực tập nhưng tương lai tôi là một giáo viên, phải luôn vững vàng, cố gắng thực hiện nhiệm vụ đưa đò. Và rồi, chẳng bao lâu nữa là cả đoàn thực tập sẽ phải quay trở lại giảng đường để tiếp tục con đường học vấn của mình. Đến lúc đó, những ánh mắt thân thương, những nụ cười trìu mến, những tiếng nói, tiếng cười của các em ngày nào sẽ trở thành những kỷ niệm khó phai. Tập thể lớp 4/2 ơi! Cho đến giờ phút này cô chân thành cảm ơn những tình cảm, niềm tin mà các em đã dành tặng cho cô. Chính các em đã tạo cho cô những thành công và kết quả như ngày hôm nay: những cánh tay, những lời phát biểu , những câu đố, những mẫu chuyện vui và những lần chia sẽ cho nhau những chuyện vui, buồn cả những lần chờ cô ở nhà xe, cô nhớ những lúc vì lớp ồn quá nên cô la, và rồi bắt gặp được ánh mắt buồn của cô các em tự giác giữ trật tự, điều đó làm cô thương các em biết bao, cô còn nhớ cả những lúc các em ùa vào cô, rồi bảo ở lại ngủ trua cùng chúng em. Tất cả những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào kí ức của cô từ bây giờ và mãi mãi. Những món quà tinh thần vô giá mà tập thể lớp 4/2 đã dành cho các cô sẽ là động lực, niềm tin và hy vọng chắp cánh cho ước mơ của cô bay cao, bay xa khi trở về trường tiếp tục học tập, tốt nghiệp ra trường và hoàn thành công tác giảng dạy sau này. Cô sẽ nhớ đến tập thể lớp 4/2, trường Tiểu Học Bình Nhâm như nhớ đến món quà tinh thần và lấy đó làm động lực phấn đấu trong học tập, chúc các em luôn ngoan ngoãn và học giỏi. Cô Hạnh ơi! Em xin cảm ơn cô, cô đã cho em nhiều kinh nghiệm, cô hướng dẫn em cách dạy, cách truyền đạt cho học sinh dễ hiểu, cô còn chia sẽ những điều trong cuộc sống. Những ngày qua tuy không phải là thời gian quá dài nhưng cũng đủ để em nhận thấy sự tận tụy của cô dành cho lớp, và thấy cả sự lo lắng trên gương mặt cô. Cô dẫn dắt chúng em một người cũng đã đủ vất vả rồi còn đây nhóm chúng em có tới 5 người, nào là sửa giáo án, rồi đánh giá , nhận xét biết bao nhiêu việc, ngày trôi qua ngày giữa cô và giáo sinh chúng em càng than với nhau hơn, ai trong chúng em cũng muốn nói với cô một điều rằng: “cảm ơn cô rất nhiều, chính nhờ sự dẫn dắt của cô là hành trang sau này cho chúng em”. Có lẽ sau đợt thực tập này cô và em sẽ ít có dịp gặp nhau, nhưng cô ơi! Cả 5 bạn giáo sinh chúng em, sẽ không bao giờ quên đi những ngày tháng này, lớp 4/2 thân yêu và cô!. 2. Những cảm xúc về đồng nghiệp: Những người bạn của tôi, chúng ta đã là đồng nghiệp của nhau, cùng học chung một mái trường Đại Học Thủ Dầu Một, cùng học chung một lớp C12TH04, thật có duyên vì chúng ta lại cùng đi thực tập chung một trường. Các bạn cho tôi một cảm giác than thuộc, sẽ chẳng bao giờ có sự bỡ ngỡ, hay rụt rè, vì chúng ta đã là những người bạn thân. Thực hiện công tác giảng dạy, chúng ta đều có trong mình những kinh nghiệm riêng, những cách thể hiện khác nhau tùy vào mỗi người. Sáu tuần thực tập đã qua, nhanh thật, tôi nhận thấy chúng ta học được rất nhiều mọi thứ, chia sẽ cho nhau cách dạy, chia sẽ cho nhau những kỷ niệm, và đôi lúc còn đem đến cho nhau nụ cười khi bạn không vui vì những lần bạn đứng lên giảng mà không như bạn mong, hay những lần đứng đợi nhau cùng đi lên lớp. Thân lại càng thân và hiểu lại càng hiểu sau chuyến thực tập này, tôi hiểu bạn là một người nhiệt tình, bạn hiểu tôi vì tôi chân thật, vui vẻ. Khi đứng lớp, chúng ta luôn động viên cho nhau phải cố gắng, ngồi canh thời gian cho nhau và có lúc hồi hộp trong khi đó người giảng không phải là mình. Trong suốt khoảng thời gian qua, tôi đã gặp không ít khó khăn từ khâu soạn giảng, hoàn thành hồ sơ, sổ sách, chuẩn bị đồ dùng và dạy thử trước khi lên lớp... tôi cảm thấy hụt hẳng thì ngay lúc đó bên cạnh tôi là những bàn tay, những chiếc phao sẵn sàng giúp đỡ từ những người bạn, những thầy cô đồng nghiệp tại trường. Cô hướng dẫn vừa là người đưa đò cũng vừa là người bạn luôn giúp đỡ, tư vấn kịp thời mỗi lúc tôi còn lung túng, lo sợ. Cô luôn bên cạnh động viên, chia sẽ nhiều kinh nghiệm đáng quý trong nghề với cương vị của một người đi trước. Cô luôn chia sẽ những tình cảm, suy nghĩ về học trò cũng như những kỉ niệm có được trong nghề của mình cho chúng tôi nghe mỗi khi trống tiết. Cô luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc học sinh chẳng khác những đứa con, đứa cháu của mình. Đối với nhóm thực tập, cô luôn tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đứng lớp, cô luôn nở nụ cười tươi, để đạt được những thành công kì thực tập này chính là nhờ phần lớn ở những tình cảm và sự yêu thương, dìu dắt tận tình mà cô đã mang đến cho chúng tôi. Tất cả là những bài học lớn nhưng không phải nằm khô khan trên trang sách theo kiểu từ chương mà sống động. Đôi khi so với “lý thuyết màu xám” mà chúng tôi đã học thì thật sự kinh nghiệm mà chúng ta học hỏi từ cô, từ chính những người bạn làm cho hành trang đi đến tương lai là rất cần thiết. Nói về “tình huống sư phạm” thì nhiều không biết bao nhiêu, điều mà chúng tôi học được từ những tình huống ấy chính là kinh nghiệm, đúng vậy chúng ta hãy làm quen vì sẽ không tránh khỏi và tự rút ra cho mình cách sử lí phù hợp. Điều này không ngoài mục đích dành cho bản thân mình một mục tiêu phấn đấu trong thời gian.Thời gian thực tập sáu tuần tại Tiểu Học Bình Nhâm rồi cũng nhanh chóng trôi qua, chúng tôi có cảm giác quen dần hơn, bao bỡ ngỡ dần dần giảm bớt và cuối cùng tôi cũng đã bắt nhịp được với công việc. Dần dần cảm thấy ngôi trường thật thân quen, gắn bó làm sao, dần dần tôi thương cô giáo hướng dẫn, biết bao nhiêu là việc, nào là chấm điểm, nào là nhận xét, đôi lúc nhìn thấy cô mệt, nhưng chẳng làm được gì, tận tụy, chịu cực, riêng năng và chăm chỉ là những điều tôi đã nhìn thấy từ cô. Điều đó càng làm tôi yêu nghề, yêu trò hơn. Tất cả đều là nhờ sự giúp đỡ của các em học sinh lớp chủ nhiệm, lớp giảng dạy, sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô và BGH nhà trường đặt biệt là cô hướng dẫn Trương Đức Hạnh . Để rồi khi biết mình sắp phải rời xa mái trường, chia tay thầy cô và các em học sinh lớp chủ nhiệm, tôi cảm thấy nhớ, và lưu luyến vô cùng. Qua đợt thực tập này, tôi cảm thấy như mình đã trưởng thành hơn, đã lớn hơn trước rất nhiều. Và cũng từ đây, tạo dựng cho em nhiều cảm xúc vô cùng hạnh phúc. Tôi chỉ còn biết cám ơn, cám ơn quý thầy cô trường Tiểu Học Bình Nhâm đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong suốt sáu tuần thực tập vừa qua. Và tôi cũng không quên cảm ơn tập thể lớp 4/2 đã mang đến cho tôi những giây phút thật ngọt ngào và hạnh phúc, tôi xin chân thành cám ơn!!! Cuối lời tôi xin kính chúc quý thầy cô “ngày càng dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người cao cả của mình - Chúc các em học sinh đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới”!!! . Giáo sinh thực tập Ngô Thị Mỹ Phụng Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...........