Cách viết sau có ý nghĩa gì 7Ca

Tin tức

Từ 18 giờ ngày 26/10 đến 6 giờ ngày 27/10/2021: Phú Thọ ghi nhận 7 ca dương tính mới đã được cách ly, khoanh vùng quản lý

27/10/2021 10:38
Xem cỡ chữ
Print
PhuthoPortal - Theo báo cáo của Sở Y tế, tính từ 18 giờ ngày 26/10 đến 6 giờ ngày 27/10/2021, Phú Thọ ghi nhận 7 ca dương tính COVID-19 mới tại huyện Lâm Thao. Tất cả các ca mắc mới đều là các trường hợp F1 đã được cách ly, theo dõi hoặc trong khu vực phong tỏa, cách ly đã được quản lý.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ xét nghiệm (Ảnh: chinhphu.vn)

Kể từ ngày 14/10/2021 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 453 ca mắc COVID-19. Trong đó: Thành phố Việt Trì 281 ca (tại 19 xã, phường); thị xã Phú Thọ 11 ca (tại 2 xã); huyện Lâm Thao 95 ca (tại 10 xã, thị trấn); Phù Ninh 60 ca (tại 8 xã, thị trấn); Tam Nông 5 ca (tại 2 xã) và huyện Cẩm Khê 1 ca.

Đánh giá cấp độ dịch (theo Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định 4800/QĐ-BYT, ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế): Toàn tỉnh ở cấp độ 2 (số ca mắc mới xấp xỉ 7,46 ca/100.000 dân/tuần; 62,35% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19).

Cấp huyện: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, Tam Nông và Phù Ninh ở cấp độ 2; các huyện còn lại ở cấp độ 1.

Cấp xã: Toàn tỉnh có 1 xã ở cấp độ 4 (Chu Hóa - thành phố Việt Trì); 5 xã, thị trấn ở cấp độ 3 (phường Thọ Sơn, Vân Cơ - thành phố Việt Trì; thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, Thạch Sơn - Lâm Thao); 26 xã ở cấp độ 2 và các xã/phường/thị trấn còn lại ở cấp độ 1.

Tình hình dịch COVID-19 trên cả nước

Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 17 giờ ngày 25/10 đến 17 giờ ngày 26/10/2021, Việt Nam ghi nhận 3.595 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 3.592 ca ghi nhận trong nước (giảm 28 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 1.431 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (783), Bình Dương (528), Đồng Nai (481), An Giang (290), Đắk Lắk (162), Tiền Giang (121), Tây Ninh (120), Kiên Giang (118), Trà Vinh (108), Bạc Liêu (106), Long An (66), Nghệ An (59), Cần Thơ (57), Thanh Hóa (50), Gia Lai (46), Khánh Hòa (45), Bình Thuận (40), Bà Rịa - Vũng Tàu (33), Phú Thọ (33), Cà Mau (32), Quảng Nam (28), Hà Giang (28), Hậu Giang (27), Nam Định (26), Bình Định (23), Bình Phước (23), Bến Tre (19), Vĩnh Long (18), Hà Nội (18), Đồng Tháp (17), Thừa Thiên Huế (12), Ninh Thuận (11), Hà Nam (11), Hưng Yên (8), Quảng Ngãi (8), Đắk Nông (7), Lâm Đồng (6), Sơn La (4), Quảng Bình (3), Đà Nẵng (2), Phú Yên (2), Vĩnh Phúc (2), Kon Tum (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Hải Dương (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 896.174 ca nhiễm. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 891.389 ca, trong đó có 807.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Sớm ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ xét nghiệm

Ngày 26/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 280/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về giá vật tư, dịch vụ y tế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế được triển khai kịp thời, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành theo đúng thẩm quyền và quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm.

Chủ động lập kế hoạch và tổ chức mua sắm thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư y tế... theo đúng quy định pháp luật và yêu cầu, kịch bản chống dịch đã đề ra; không để bị thiếu, không để bị động.

Sớm ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ triển khai, áp dụng; phối hợp với Bộ Tài chính để thống nhất thực hiện các biện pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành giá trong lĩnh vực y tế.

Tháng 11 bắt đầu tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 16 - 17 tuổi

Ngày 26/10/2021, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

Theo đó, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên địa bàn toàn quốc với loại vắc xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất, đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vắc xin đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ và các địa phương chuẩn bị triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em theo độ tuổi đã hướng dẫn trong Văn bản 8688 ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16 - 17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ.

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).

Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỉ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

Ngọc Kiên (Tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề