Cách viết số mũ trên điện thoại Samsung


Người dùng điện thoại Android hiện nay vốn đã quá quen thuộc với các bộ gõ hỗ trợ Telex/VNI như GoTiengViet 3, Bộ gõ tiếng Việt trên ICS/JB hay VietSky IME... Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại Android khi phân phối điện thoại tại Việt Nam đều tích hợp bộ gõ tiếng Việt do chính họ tạo ra thay vì theo tiêu chuẩn Telex/VNI. Tuỳ vào trải nghiệm của người dùng mà bạn có thể chọn cho mình một bộ gõ phù hợp trong việc nhập liệu.
[prebreak][/prebreak]
Trong bài viết dưới đây Tinh Tế sẽ thử nghiệm một vài các bộ gõ mặc định đến từ các dòng máy Samsung, Sony, LG, Sharp được tích hợp sẵn ngay trong máy mà không cần phải cài thêm. Các bộ gõ này đều có 3 cách nhập liệu bao gồm trực tiếp, tiên đoán và quét bàn phím (swype), riêng Samsung và LG còn hỗ trợ thêm cách nhập liệu bằng tay hoặc bút cảm ứng.

Trong bài thử nghiệm dưới đây, Tinh Tế sử dụng 4 thiết bị Android gồm Samsung Galaxy Note 8, Sony Xperia L, LG Optimus G và Sharp SH530U. Cả 4 máy đều có bộ gõ tiếng Việt dành riêng và không cần phải cài đặt thêm (trừ Galaxy Note 8 phải tải trong Option của bộ gõ).

Bộ gõ Samsung

  • Các dòng máy tiêu biểu: Samsung Galaxy S III, các dòng Galaxy Note II, Note 8...
  • Kiểu nhập liệu tiếng Việt:
  • Nhấn đè các ký tự d,u,e,o,a để chọn các ký tự đặc biệt của tiếng Việt ư,ê,ô,ơ,ă,â... dấu nhập riêng theo sau nguyên âm.
  • Nhập liệu tiên đoán kép: theo cụm từ - VD Tinh Tế, khoa học, công nghệ
  • Hỗ trợ quét bàn phím
  • Hỗ trợ nhận dạng chữ viết tay
  • Sử dụng:
  • Quét bàn phím (swype) và sử dụng tính năng tiên đoán. Ưu điểm của bàn phím Samsung là khả năng tiên đoán được cụm từ. Chẳng hạn như chúng ta quét loạt các ký tự t,i,n,h,t,e thì máy có thể hiểu ký tự đó là 'tinh tế'.
  • Tính năng nhận dạng chữ viết liên tục cũng là một trong những điểm mạnh của Samsung. Với dòng Galaxy Note II về sau, bạn có thể nhập liệu chữ viết liên tục bằng tiếng Việt mà không phải lo lắng về độ trễ khi sử dụng.Đánh giá: Samsung phát huy được điểm mạnh là khả năng tiên đoán được cụm từ. Bên cạnh đó dòng Galaxy Note II trở lên hỗ trợ nhập liệu chữ viết tay liên tục cực kỳ tốt. Nhiều lần mình viết chữ xấu như gà bới mà nó vẫn đoán ra được.

Quảng cáo




Bộ gõ Sony/Sony Ericsson

  • Các dòng máy: Sony Ericsson Xperia từ 2011, tất cả các máy Sony Xperia đều hỗ trợ
  • Kiểu nhập liệu tiếng Việt:
  • Nhấn đè các ký tự d,u,e,o,a để chọn các ký tự đặc biệt của tiếng Việt ư,ê,ô,ơ,ă,â... dấu nhập riêng theo sau nguyên âm. (giống Samsung)
  • Nhập liệu tiên đoán: chỉ hỗ trợ 1 từ
  • Hỗ trợ quét bàn phím
  • Sử dụng:
  • Quét bàn phím (swype) và sử dụng tính năng tiên đoán.
  • Tính năng tiên đoán của dòng điện thoại Sony khá thông minh so với các đối thủ. Dù không hỗ trợ nhập liệu Telex nhưng bạn lại có thể gõ dạng telex trên bàn phím Sony để nó tiên đoán. Chẳng hạn như chữ 'được' thì với bàn phím Sony chỉ cần gõ duojc -> tự nhận diện các từ: Được, Dược, Đuốc... gõ chữ viejt -> Việt, lowp -> lớp. Khả năng học từ của Sony khá nhanh chóng, tuy nhiên nếu bạn dạy nó sai thì nó sẽ đề xuất (suggest) ra từ cũng sai theo.Đánh giá: dù không nhận diện được cụm từ giống Samsung, bộ gõ của Sony là sự lựa chọn tốt hơn với các đối thủ. Thậm chí nếu dùng quen bạn có thể thay thế cả bộ gõ telex đang dùng (từ được với telex bạn phải mất 7 hoặc 8 lần gõ 'dduowcj' - 'dduwowcj' trong khi bộ gõ của Sony chỉ cần 4-5 lần 'duoc - duojc'


Bộ gõ LG

  • Các dòng máy tiêu biểu: LG Optimus L9, LG Optimus G...
  • Kiểu nhập liệu tiếng Việt:
  • Nhấn đè các ký tự d,u,e,o,a,i để chọn các ký tự đặc biệt kèm theo thanh dấu tiếng Việt: u,ú,ù,ủ,ũ,ụ,ư,ứ,ừ,ử,ữ,ự...
  • Nhập liệu tiên đoán: chỉ hỗ trợ 1 từ (giống Sony)
  • Hỗ trợ quét bàn phím
  • Hỗ trợ nhận dạng chữ viết tay
  • Sử dụng:
  • Không giống như Samsung và Sony, bàn phím của LG yêu cầu bạn phải nhấn giữ những ký tự đặc biệt để bỏ dấu mũ và dấu thanh. Chính vì vậy thao tác sẽ chậm hơn hai bàn phím nêu trên
  • Tính năng tiên đoán từ ở mức bình thường, không thể nhận diện cụm từ như Samsung hay thông minh như Sony
  • Tính năng swype thể hiện kém nhất trong các bàn phím được thử nghiệm
  • Tính năng nhận dạng chữ viết ở mức trung bình, chấp nhận được, không thực sự thông minh bằng SamsungĐánh giá: LG đã cố gắng tạo ra được bộ gõ vừa hỗ trợ swype, nhận diện chữ viết tay. Tuy nhiên khả năng làm hài lòng của họ còn thua kém so với Samsung. Bộ gõ tiên đoán không thông minh bằng Sony, khả năng swype khá kém.



Bộ gõ Sharp

  • Các dòng máy: Sharp SH930W, SH631W, SH530U (trong tương lai chắc máy nào phân phối ở Việt Nam cũng có)
  • Kiểu nhập liệu tiếng Việt:
  • Nhấn đè các ký tự d,u,e,o,a,i để chọn các ký tự đặc biệt kèm theo thanh dấu tiếng Việt: u,ú,ù,ủ,ũ,ụ,ư,ứ,ừ,ử,ữ,ự...
  • Tính năng tiên đoán từ giống Sony, LG, không có khả năng nhận diện cụm từ như Samsung
  • Chưa hỗ trợ swpeĐánh giá: dù có khả năng đoán từ tiếng Việt nhưng giao diện bàn phím của Sharp không thực sự trực quan và nhanh nhẹn. Một loạt các ký tự tiên đoán được đặt riêng ở trong một ô giao diện khiến người dùng phải truy cập và mất nhiều thời gian.


Quảng cáo
Kết luận
- Mục đích của bài viết này ngoài việc giới thiệu và dùng thử các bộ gõ trên các dòng máy Android: Samsung, Sony, LG, Sharp còn giúp bạn hình dung được khả năng nhập liệu có sẵn của các máy. Đôi lúc bạn quên mất việc cài sẵn bộ gõ thì hãy nhớ trong máy luôn có sẵn bộ gõ để bạn sử dụng.
- Ban đầu có thể bạn sẽ không gõ được các từ mong muốn. Tuy nhiên nếu 'dạy' cho máy cách gõ thì sau này việc sử dụng những từ ngữ hay dùng sẽ nhanh chóng.
- Trong bài viết có một số hãng mình không đề cập như HTC sử dụng bộ gõ VietnamIME trong ROM mặc định phân phối ở Việt Nam, các hãng khác mình chưa có cơ hội trải nghiệm.

Chủ đề