Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Hệ thống báo cháy (HTBC) gồm nhiều khu vực. Mỗi khu vực tương ứng với một Zone của Trung tâm báo cháy. Tên của khu vực được ghi trên mặt Tủ báo cháy. Khi có cháy hoặc có sự cố ở khu vực nào, đèn của khu vực đó sẽ sáng.

Show

1. TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG: Đèn “AC. ON” sáng màu xanh : Hệ thống hoạt động với nguồn 220 VAC.

2. TRẠNG THÁI CÁC ĐÈN HIỂN THỊ:

Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Đèn “ ZONE”: - Sáng màu đỏ : Báo động khu vực bị cháy. - Đèn vàng nhấp nháy : Chỉ sự cố báo lỗi đứt dây tín hiệu hoặc hở mạch Zone. Cần kiểm tra và xử lý gấp để hệ thống hoạt động lại bình thường.

Đèn “COMMON ALARM”: sáng màu đỏ. Báo động cháy.

Đèn “COMMON SUPERVISORY”: sáng màu vàng (nếu một Zone được cài đặt chế độ giám sát Superviory)

Đèn “COMMON TROUBLE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Bo lỗi sự cố chung. Có một hoặc nhiều lỗi cần phải xử lý.

Đèn “BATTERY TROUBLE”: sáng màu vàng. Bình điện dự phòng không được kết nối hoặc bị hư.

Đèn “GROUND FAULT”: sáng màu vàng. Báo có sự cố nối đất, chạm max.

Đèn “SIGNAL SILENCE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngắt chuông còi báo động.

Đèn “AUXILIARY DISC.”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngắt Relay kích hoạt ngỏ ra ( Supervisory và Alarm).

Đèn “SIG.ZONE TROUBLE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngõ kết nối chuông bị lỗi.

  1. THAO TÁC KHI CÓ CHÁY: Khi có cháy Hệ thống báo cháy thể hiện như sau:

Đèn Zone tương ứng với khu vực có cháy: sáng

Còi chính bên trong tủ báo cháy và chuông khu vực kêu.

1. Quan sát đèn trên Tủ báo cháy để xác định chính xác khu vực có cháy.

2. Khẩn trương tới khu vực có báo động để xác định vị trí cháy.

3. Báo CS PCCC (số: 114) và thực hiện chữa cháy bằng phương tiện tại chỗ.

II. THAO TÁC SAU KHI CHỮA CHÁY

Sau khi chắc chắn công tác chữa cháy đã hoàn tất, tiến hành khôi phục (RESET) HTBC trở về điều kiện hoạt động bình thường. Nếu báo cháy bằng nhấn Hộp báo cháy bằng tay, thì phải Reset Hộp báo cháy trước khi Reset trung tâm báo cháy. Nếu Reset Trung tâm báo cháy trước khi Reset Hộp báo cháy, TTBC sẽ tiếp tục báo động trở lại.

  • Kéo nút “System Reset” theo chiều mũi tên để khôi phục (Reset) hệ thống
  • Sau khi đã RESET xong, phải chắc chắn hệ thống trở về trạng thái hoạt động bình thường: - Đèn báo nguồn điện xoay chiều “A.C. ON” sáng - Các đèn khác tắt.

III. THAO TÁC KHI BÁO SỰ CỐ

Tham khảo tài liệu kèm theo TTBC để biết cách phân biệt sự cố.

  • Đề nghị thông báo với đơn vị lắp đặt tới kiểm tra, sửa chữa khi Hệ thống có sự cố.
  • Tắt còi báo động chính và chuông:

1. Tắt còi báo động chính: (còi gắn bên trong Tủ báo cháy)

Khi còi báo động chính kêu.

- Nếu nhấn vào công tắc “Buzzer Silence”, còi báo động tắt. Và đèn “Common Alarm” sáng.

- Còi báo động sẽ kêu lại nếu TTBC nhận được tín hiệu báo cháy khác.

2. Tắt tiếng chuông/còi báo cháy: Nếu công tắc “Signal Silencing” bị nhấn, tất cả chuông báo cháy bị tắt.

Chú ý khi đầu báo khói còn khói hay nút nhấn khẩn chưa được sửa chữa thì nút “Reset” sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp này ta phải tiến hành sửa chữa các thiết bị có liên quan rồi mới nhấn nút “Reset”.

Hệ thống báo cháy: Hoàng Việt xin tổng hợp các câu hỏi từ kết quả truy vấn trên Google Search của anh chị em trong thời gian gần đây và trả lời. Những điều chưa rõ ACE vui lòng gọi số tư vấn 0876.666.114.

1. Cách sử dụng trung tâm báo cháy Hochiki

Trong trạng thái hoạt động bình thường đèn Power sáng. Nếu xảy ra sự cố cháy chuông báo sẽ kêu vang và tại trung tâm sẽ hiển thị khu vực xảy ra sự cố cháy tương ứng dựa vào các Zone (Xem bảng phân bố khu vực).

Ý Nghĩa Của Dãy Đèn Báo Trung Tâm

  1. Fire : Đèn đỏ sáng khi xảy ra sự cố cháy .
  2. Power on: Đèn xanh sáng biểu thị có nguồn cung cấp.
  3. Delay on : Báo trễ.
  4. Test mode on: Chế độ test.
  5. General disablements: Bật hoặc tắt một chức năng nào đó của hệ thống.
  6. Power fault: Đèn vàng sáng biểu thị mất nguồn AC.
  7. Sounder/disablements: Bật hoặc tắt một chức năng nào đó của chuông báo.
  8. General fault/disablement: Lỗi hoặc hỏng một chức năng nào của hệ thống.
  9. System Fault: Lỗi hệ thống.
  10. Alarm/fault waning silenced: Tắt chuông báo động.

Chức Năng Của Các Nút Nhấn:

  1. Silent/sound alarm: Bật hoặc tắt chuông báo động ngay lập tức. Phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ mới có thể sữ dụng chức năng này được.
  2. Alarm/fault warning silence: Tắt chuông khi có báo động. Phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ mới có thể sữ dụng chức năng này được .
  3. Reset: Reset hệ thống về trạng thái hoạt động bình thường. Phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ mới có thể Reset được.
  4. Lamp test: Kiểm tra các đèn chỉ thị.
  5. Mode 10+: Nhập dữ liệu trong chế độ lập trình.
  6. Mode 1+: Nhập dữ liệu trong chế độ lập trình.

Qui Trình Xử Lí Khi Có Báo Động:

Khi có sự cố cháy xảy ra đèn báo cháy khu vực cháy (zone) sẽ sáng đồng thời chuông báo động sẽ reo lên. Muốn tắt chuông báo phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ rồi sau đó nhấn nút Alarm/fault warning silence.

Muốn bật chuông báo động ngay lập tức phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ rồi sau đó nhấn nút Silent/sound alarm.

Sau khi trung tâm có báo động cần phải Reset để hệ thống hoạt động lại bình thường phải tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ rồi sau đó nhấn nút Reset. Khi Reset xong vặn khóa ngược lại.

Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Thiết bị báo cháy không dây

2. Cách khắc phục tủ báo cháy hochiki báo giả

– Tìm ra thiết bị báo cháy giả (sáng đỏ khi đang báo cháy.), kiểm tra nguyên nhân tại sao thiết bị đó bị báo giả .

+ Đầu báo khói : kiểm tra xem có bụi , nước , con vật có ở trong phần mắt cảm biến khói hay không.

+ Đầu báo nhiệt : tùy vào vị trí lắp nếu lắp ở khu để xe ngoài trời thì do ảnh hưởng của nhiệt độ của nhà xe cần phải thay đổi thành đấu báo khói .

+ Nút ân : kiểm tra xem tiếp điểm của nút ấn có bị kẹt hay không, quên k reset lại nút ấn khi nút ấn đã được kích hoạt.

3. Cách kiểm tra nút nhấn

Để kiểm tra nút ấn còn hoạt động hay không thì ta chỉ việc mở tủ lên cấp tín hiệu cho nút ấn rồi ấn vào nút ấn để kiểm tra xem nút ấn khi bị kích hoạt có báo cháy về tủ hay không .

+ Nếu không báo về tủ thì dùng đồng hồ đo xem tín hiệu có đến tới nút ấn hay không, nếu không thì phải kiểm tra lại dây tín hiệu đang bị đứt ở đâu.

+ kiểm tra tiếp điểm của nút ấn xem khi kích hoạt tiếp điểm đó có đóng hay không, nếu không đóng thì lấy tay đẩy tiếp điểm ra để khi ấn nút ấn tiếp điểm có thể đóng lại được

4. Cách đấu tủ trung tâm báo cháy hochiki 10 kênh

Trong trạng thái hoạt động bình thường đèn Power sáng. Nếu xảy ra sự cố cháy chuông báo sẽ kêu vang và tại trung tâm sẽ hiển thị khu vực xảy ra sự cố cháy tương ứng dựa vào các Zone (Xem bảng phân bố khu vực).

Phím chức năng:

Khi có cháy các đèn ở từng zone sẽ sáng tướng ứng với từng vùng đang bị cháy.(zone 1, zone 2,…)

Bước 1 : đến tủ trung tâm kiểm tra xem vùng nào đang cháy.

Bước 2 : đi đến vùng đang cháy dập tắt đám cháy.

Bước 3 : quay trở lại reset tủ trung tâm báo cháy ( bấm nút RESET).

  1. SILENCE MAIN ALARM: Nút nhấn tắt âm thanh báo động tại tủ.
  2. TEMPORARY SILENCE LOCAL SOUNDER: Nút nhấn tắt chuông/ còi báo động.
  3. RESET:Nút nhấn Reset lại trung tâm báo cháy.

Đèn hiển thị:

  1. POWER ON: Đèn chỉ thị nguồn AC/Battery (sáng xanh khi có AC, sáng đỏ khi hoạt động với Pin dự phòng).
  2. SWITCH CAUTION: Đèn cảnh báo có nút nhấn trên tủ bị nhấn (có 1 nút trên tủ đang bị nhấn).
  3. SILENCE LOCAL SOUNDER: Đèn cảnh báo đã tắt tiếng còi báo động (sáng khi tắt còi tủ trung tâm báo cháy.)
  4. TEMPORARY SILENCE LOCAL SOUNDER: Đèn cảnh báo đã tạm thởi tắt tiếng chuôngcòi báo động (sáng khi tắt chuông báo cháy).
  5. TEMPORARY SILENCE LOCAL SOUNDER).TIME DELAY: Đèn báo tủ đang trong thời gian trễ.
  6. MANUAL CALL POINT:Đèn cảnh báo báo động do ấn nút nhấn khẩn.
  7. TELEPHONE:Đèn cảnh báo có cuộc gọi.
  8. INDICATION 1, 2, 3:Đèn chỉ thị có tính hiệu báo động từ các tủ báo cháykhác.
  9. FAULT INDICATION: Đèn chỉ thị trạng thái led 7 đoạn đang chỉ thị mã lỗi ( sáng khi tủ trung tâm có lỗi).
  10. ZONE INDICATION: Đèn chỉ thị trạng thái led 7 đoạn đang chỉ thị số zone.

5. Cách đấu module i o cho nút nhấn chuông còi kết hợp khẩn hệ loop địa chỉ

– Module I/O gồm có 14 chân:

1 : Tiếp địa.

2 : Dương từ tủ trung tâm hoặc thiết bị khác đến .

3 : Âm từ tủ trung tâm hoặc thiết bị khác đến.

4 : Âm đi ra thiết bị khác.

5 : Dương ra thiết bị khác.

6 : Tiếp địa.

7,8 : giám sát

9,10: điều khiển ( có điện áp khi gặt các sit 1,2 lên, tiếp điểm khô khi gạt 1,2,3 xuống 4 lên).

11-14 : cấp nguồn cho module.

– Để cấp nguồn cho chuông ta đấu dây cấp nguồn cho chuông vào chân 9,10 của module và chọn kiểu điều khiển có điện áp.

Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Đầu cảm biến báo khói không dây WSD1

6. Cách điều chỉnh chuông báo cháy liên hồi cho tủ hochiki 24 kênh

Gạt SW Config lên như sau: 0000 1101 rồi sau đó bấm ACKNOWNLEDGE cho đến khi ACKNOWNLEDGE LED chỉ chớp tắt một lần ,sau đó gạt các SW Config về 0000 0000 sau đó ấn nút RESET.

7. Cách đấu đèn của hệ thống chuông đèn báo cháy

– Chuông báo cháy:

+ Gồm có 2 chân âm dương

+ Được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy, trên bo mạch chân có ký hiệu Bell, Sound. Ta lấy dây cấp nguồn đấu vào âm dương của chân đó (Bell, Sound, out) và đấu vào chuông (đúng âm dương).

– Đèn báo cháy:

+ Gồm có 2 chân âm dương

Được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy ở chân Lamp. Ta lấy dây cấp nguồn đấu vào chân âm dương của lamp rồi đấu vào đèn báo cháy ( đúng âm dương).

8. Cách lắp 2 đầu báo chung một đèn báo phòng

Đèn báo phòng được cấp nguồn từ đầu báo trong phòng nên để 2 đầu báo chung 1 đèn báo phòng thì ta phải nối:

+ Chân RI/KL của các đầu báo với nhau, sau khi nối xong ta đấu từ chân RI /KL ra chân âm của đèn báo phòng, chân dương thì lấy ở chân in của đầu báo đấu vào chân dương của đèn báo phòng (unipos).

+ Từ tủ trung tâm đi tín hiệu âm đấu vào chân âm của đèn báo phòng , chân dương của đèn báo phòng đấu vào chân 1 của đầu báo số 1 trong phòng và đấu nối tiếp sang chân 1 của đầu báo số 2, chân dương từ tủ trung tâm đấu vào chân 5,6 của đầu báo.

9. Cách đấu đầu báo khói

– Đế đầu báo có 4 chân thường có ký hiệu Horing (C1,C2,L1,L2) , ( 1,2,5,6 ) , Unipos (IN,OUT,IN/OUT, RI/KL).

+ C1 : Dương từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+ C2 : Dương đấu ra thiết bị khác.

+ L1 : Âm từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+ L2 : âm đấu ra thiết bị khác.

+ IN : Dương từ tủ trung tâm (hoặc từ thiết bị báo cháy khác).

+ OUT : Dương đấu ra thiết bị khác.

+ IN/OUT : Âm từ tủ trung tâm đến và ra thiết bị khác

+ RI/KL : âm đấu ra thiết đèn báo phòng

– Đối với Hochiki thì không phân biệt âm dương nên có thể đấu âm dương tùy ý.

+1,2 là 1 cặp

+5,6 là 1 cặp

Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Đầu báo khói nhiệt kết hợp FD8060 Unipos

10. Cách đấu dây nút nhấn vào thiết bị

Sau khi đấu tín hiệu từ tủ vào nút ấn ta đấu nối tiếp âm với âm, dương với dương ra thiết bị khác ( đầu báo thì dương đấu vào L1,1,In, âm đấu với C1,5,In/out , tùy vào các hãng).

11. Cách tắt chuông báo cháy

Để tắt chuông báo cháy ta đến tủ trung tâm có nút ( alarm silent, area bell, biểu tượng ,..)

12. cách kết nối van điện từ hệ báo cháy

Van điện từ có nhiều loại :

24vdc : thì được đấu vào chân out, bell, sound,.. cấp nguồn 24vdc khi có cháy.

220vac: thì được đấu qua role trung gian , đấu vào tiếp điểm thường mở của role sau khi có cháy tín hiệu báo cháy đóng tiếp điểm role lại cấp nguồn 220vac cho van chạy.

13. Cách lắp đặt đầu báo gas

2 chân power là cấp nguồn để nuôi đầu báo.

2 chân signal là cấp tín hiếu báo cháy cần phải đấu vào bộ chuyển đổi tín hiệu.

14. Cách reset tủ báo cháy Hochiki

Bấm vào nút có chữ reset ở trên tủ trung tâm là có thể reset được.

Để đảm bảo sau khi reset tủ trung tâm không bị báo cháy nữa thì phải tìm ra nguyên nhân gây ra tín hiệu báo cháy đó và khắc phục lỗi đấy trước rồi mới reset tủ.

15. Cách kiểm tra đầu báo khói

– Để kiểm tra đầu báo khói ta dùng khói thuốc, chai thử chuyên dụng sịt vào đầu báo nếu đầu báo sáng đỏ và truyền tín hiệu báo cháy về tủ thì đầu báo hoạt động bình thường,

– Nếu không báo về tủ và cũng k sáng đỏ thì cần phải kiểm tra lại tín hiệu có đến đầu báo hay không, nếu không thì phải kiểm tra lại dây tín hiệu, nếu có thì đầu báo đã bị hỏng cảm biến cần được thay thế

16. Cách đấu nối thiết bị báo cháy

– Từ tủ trung tâm báo cháy đấu dây tín hiệu báo cháy vào chân âm dương của L1,L2,L3,… (số zone báo cháy) rồi ta đấu âm vào C,- , dương đấu vào L,+ của nút ấn.

– Đấu nối tiếp từ nút ấn sáng đầu báo khác âm đấu vào C1,IN/OUT , dương đấu vào L1,IN của đầu báo , từ đầu báo đâu ra các thiết bị khác ta đầu âm C2,IN/OUT, Dương đấu vào L2,Out ra thiết bị khác.

– Cứ thế lặp lại cho đế thiết bị cuối cùng hoắc đến mức giới hạn thiết bị của hãng báo cháy.

17. Cách đấu đầu báo khói 2 chân

Ta đấu âm đến âm đi chung vào chân ,C,In trên đế đầu báo, đấu dương đến dương đi chung vào L,IN/Out.

18. Cách đấu bộ kích nguồn điện cho còi bao chay như thế nào

Để đấu bộ kích nguồn cho còi báo cháy ta cần 1 role trung gian , 1 bộ đổi nguồn 24vdc.

– B1 ta đấu tín hiệu cho chuông vào 2 tiếp điểm chuyển đổi trạng thái của role.

– B2cấp nguồn cho bộ chuyển đổi nguồn, rồi lấy 1 dây đôi đấu vào phần nguồn ra 24vdc vào 2 tiếp điểm thường mở của role.

– B3 lấy dây cấp nguồn cho bộ phận chuông cần kích nguồn đấu vào 2 tiếp điểm thường mở đấu bên kia của rơle mà B2 ta đã đấu.

Cách xử lý lỗi common trouble tủ siemens

Đèn báo cháy FireSmart

19. Cách vệ sinh đầu báo khói

Để vệ sinh đầu báo khói ta tháo đầu báo ra khỏi đế lau sạch phần đế để các tiếp điểm có thể tiếp xúc tốt hơn, dùng tuốc nơ vít đặt vào các chốt ở đầu báo khẽ đẩy nhẹ để đầu báo mở ra ta lấy giẻ sạch lau sạch bên trong và phần mắt cảm biển, sau khi lau sạch sẽ ta đậy vỏ của đầu báo lại như ban đầu và lắp lại vào đế là xong.

20. Cách đấu dây đầu báo khói

Để đấu đầu báo khói ta dùng 1 dây đôi đấu vào âm dương của Line 1,Line 2 (L1,L2) tại tủ trung tâm,

Âm ta đấu vào C1,IN/OUT, dương ta đấu vào L1,IN

Để đấu tín hiệu ra thiết bị khác ta đấu âm vào C2,IN/OUT, dương ta đấu vào L2,OUT.

21. Cách đi dây hệ thống báo cháy

Để đi dây hệ thống báo cháy thì xem bản vẽ

Định vị các vị trí đầu báo , nút ấn , chuông đèn báo cháy theo như bản vẽ thiết kế.

Đi ống ghen theo như bản vẽ

Sau đó luồn dây tín hiệu báo cháy vào ống ghen và đấu vào đế của các thiết bị.

Rồi lắp thiết bị báo cháy vào đế đã được đấu dây và định vị

22. Cách đấu nối tiếp đầu báo khói

Đấu nối tiếp đầu báo thì ta đấu chung các chân âm dương chung với các chân trân đế đấu báo

Như Hochiki không phân biệt âm dương thì có thể đấu âm dương tùy ý

Các hãng khác thì đấu phân biệt âm dương tại đế có in phân biệt âm dương.

23. Module cách ly hệ thống báo cháy là gì

Được lắp trên đường loop, dùng để kiểm tra dòng ngắn mạch. Cách ly nếu đường loop bị chạm chập. Nếu dòng binh thường rơle sẽ đóng, nếu phát hiện ngắn mạch rơle sẽ hở. Khi phát hiện ngắn mạch led vàng sẽ sáng.

24. Cách tắt báo động cháy

Để tắt chuông báo cháy ta đến tủ trung tâm có nút ( alarm silent,area bell,, TEMPORARY SILENCE LOCAL SOUNDER, biểu tượng ,,..)

25. Cách lắp đặt tủ báo cháy Hochiki

26. Cách khắc phục nút nhấn báo cháy sau khi đã nhấn

Hochiki, Horing,…:

Để reset lại nút ấn ở trên phần nhựa hình tròn có 1 thanh nhựa hình chữ nhật ta mở thanh nhựa đó ra thấy 1 lấy bằng kim loại thì lấy tay đẩy thanh kim loại đó xuống là reset được nút ấn trở về trạng thái ban đầu.

Unipos: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ reset có đầu hình tam giác cho vào phần nhựa màu trắng xoay qua bên phải thì nút ấn sẽ được reset lại trạng thái ban đầu.

27. Cách tắt báo cháy

Để tắt báo cháy đầu tiên ta phải tím ra nguyên nhân( hút thuốc, nhấn vào nút ân,..) báo cháy sau đó sử lý nguyên nhân đó rồi về tủ trung tâm reset lại tủ báo cháy thì sẽ hết báo cháy.

28. Cách đấu điện nút nhấn phòng cháy chữa cháy

– Gồm có 2 chân âm dương

– được cấp nguồn từ tủ trung tâm báo cháy trên bo mạch chân có ký hiệu Bell, Sound thì ta lấy dây cấp nguồn đấu vào âm dương của chân đó (Bell, Sound, out) và đấu vào chuông (đúng âm dương).

29. Cách tắt thiết bị báo cháy

Tắt thiết bị báo cháy thì ta tắt trung tâm báo cháy .

Để tắt trung tâm báo cháy thì ta ngắt nguồn 220 VAC.

Và ngắt nguồn 24 VDC dự phòng thì tủ trung tâm báo cháy sẽ dừng hoạt động

30. Hướng dẫn vận hành nút bấm báo cháy Hochiki

– Để kích hoạt nút ấn báo cháy ta chỉ việc bấm vào chính giữa nút ấn có vòng trong bằng nhựa thì n sẽ thị vào và khiến tiếp điểm đóng lại n sẽ gửi tín hiệu báo cháy về tủ trung tâm báo cháy.

– Để reset lại nút ấn ở trên phần nhựa hình tròn có 1 thanh nhựa hình chữ nhật ta mở thanh nhựa đó ra thấy 1 lấy bằng kim loại thì lấy tay đẩy thanh kim loại đó xuống là reset được nút ấn trở về trạng thái ban đầu.

31. hướng dẫn sử dụng tủ trung tâm báo cháy Formosa

Chức năng tủ trung tâm

– Khi tủ được bật, đèn MAINS HEALTHY sẽ sáng

– Nút TEST: Khi trung tâm nhận được tín hiệu báo cháy từ 1 vùng, đèn LED

Zone Fire : sáng lên khi có cháy , còi tủ trung tâm sẽ kêu lên báo động Mỗi vùng có 3 đèn chỉ thị trạng thái và 1 nút test: hở vùng, chập mạch, báo cháy.khi khóa control được để ở ON, và bấm nút TEST: trung tâm báo cháy sẽ hoạt động như khi có cháy ở vùng đang TEST.

– Nút BUZZER MUTE: Tắt âm báo lỗi. Khi có cháy hoặc có lỗi trên tù trung tâm,âm cảnh báo sẽ kêu. Để tắt âm cảnh báo, bấm nút BUZZER MUTE

– Nút BELL ISOLATE: Khi có báo cháy, chuông và đèn báo động sẽ sáng. Để tắt chuông, đèn, bấm nút BELL ISOLATE

– Nút AUX ISOLATE: Trên bo mạch chính có chân tiếp điểm NO/NC. Khi có cháy, các chân tiếp điểm này sẽ đổi trạng thái (NO-NC và NC-NO). Để khôi phục trạng thái tiếp điểm, bấm nút AUX ISOLATE

– Nút NON LATCHING: Dùng để reset trạng thái của tù trung tâm và khôi phục trạng thái của tiếp điểm.

– Nút SELF RESET: Sau khi nhận được tín hiệu báo chảy từ đầu báo,tủ sẽ tự động reset đầu báo. Nếu 1 tín hiệu báo cháy khác được gửi về trong 458,tù sẽ phải xác nhận xem có phải thực sự xảy ra cháy hay không. Để tắt chức năng này, bấm nút SELF RESET

– Nút RESET: Bấm nút RESET để reset tủ trung tâm.

– Sử dụng điện trở 10K khi kết nối với các đầu báo và chuông.

Các đèn chỉ thị

– ZONE FIRE: Đèn sáng khi có cháy xảy ra.

– ZONE O/C FAULT: Đèn sáng khi dây nối với đầu báo bị hở mạch.

– ZONE S/C FAULT: Đèn sáng khi dây nối với đầu báo bị chập mạch.

– Charger Fault: Đèn sáng khi có lỗi trong quá trình xạc pin (thường gặp khi chưa cắm acquy).

– Battery Fault: Nhảy sáng khi Ắc quy bị lỗi.

– Common O/C Fault: Nhảy sáng trong trường hợp dây dẫn 1 vùng nào đó bị hở mạch.

– Sounder O/C: Sáng khi có lỗi hở mạch trong quá trình hồi chuông, đèn báo động.

– Sounder S/C: Sáng khi đầu hồi chuông, đèn chưa đúng (thiếu điện trở 10K, thiếu diet).

Xử lý sự cố

  1. Đèn chỉ thị “MAINS HEALTHY” không sáng.
  2. Kiểm tra nguồn và Áo quy
  3. Kiểm tra cầu chỉ 1, 2, 3 ( Fuse 1, 2 ,3). Thay cầu chì nếu cần.
  4. Đèn “BATTERY FAULT” nháy sang: Kiểm tra Ắc quy và cầu chì 2 (Fuse 2).
  5. Đèn “ZONE O/C FAULT” sáng và chuông reo
  6. Kiểm tra điện trở cuối đường dây
  7. Kiểm tra xem đầu báo có được nối chính xác

32. Hướng dẫn sử dụng tủ trung tâm báo cháy hochiki địa chỉ

Khi có cháy xảy ra, đèn LED “Fire” tại tủ FireNet sẽ chớp, còi (buzzer) tại tủ sẽ kêu, và sẽ kích hoạt chuông/còi/đèn chớp báo cháy có nối kết với hệ thống. Đồng thời, trên màn hình LCD, vị trí nơi có cháy xảy ra sẽ hiện lên bằng văn bản (có nội dung) như đã lập trình.

Có thể xem những sự cố cháy tiếp theo bằng cách nhấn nút “More Fire Events” và dùng nút mũi tên lên/xuống để xem bảng kê sự cố.

Muốn tắt chuông/còi, thì vào cấp truy cập 2 (Access Level 2) bằng cách bât công tắc “Enable Controls”, hoặc nhập password Cấp 2 rối nhấn nút “Alarm Silence”. Đèn Fire vẫn tiếp tục sáng, và chuông/còi sẽ tắt. Muốn kích họat chuông/còi kêu trở lại thì nhấn phím “Resound Alarm”. Muốn tắt chuông/còi/đèn báo cháy và trả hệ thống về chế độ hoạt động bình thường thì nhấn nút “Reset”.

TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ CỐ KỸ THUẬT trên HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Khi có sự cố kỹ thuật, còi (buzzer) tại tủ sẽ kêu, đèn LED “General Trouble” sẽ chớp, đèn LED chỉ định sự cố kỹ thuật cụ thể sẽ sang, và một thong tin về sự cố sẽ hiển thị trên màn hình LCD. Nếu cùng lúc có nhiều hơn một sự cố trouble xuất hiện, thì đèn LED “More Events” sẽ sáng. Nhấn phím “More Events” và phím mũi tên lên/xuống để xem menu các sự cố, nhấn mũi tên phải để mở menu muốn xem, và dùng phím mũi tên lên/xuống để xem các sự cố kỹ thuật. Nhấn phím “?” để xem nhũng thong tin bổ sung. – Khi có sự cố kỹ thuật, hãy liên lạc ngay với người có trách nhiệm.

CHỨC NĂNG CÁC PHÍM TRÊN PANEL

Alarm Silence: Tắt chuông/Còi sau khi tủ báo cháy nhận tín hiệu báo động.

Re-sound Alarm: Kích hoạt chuông/còi kêu trở lại sau khi đã tắt.

Panel Sounder Silence: Tắt còi (buzzer) của tủ FireNet.

More Fire Events: Xem tuần tự những thiết bị kích hoạt báo động.

More Events: Xem tuần tự những sự cố xảy ra trong hệ thống.

Reset: Reset tủ báo cháy FireNet trở về tình trạng bình thường sau khi báo động hoặc lật mạch.

Fire Drill: Test tín hiệu báo cháy. Khi tủ báo cháy FireNet đã truy cập vào Cấp 2 (cần password hoặc chìa khóa), thì việc báo cháy thử (test) có thể thực hiện bằng cách nhấn nút Fire Drill. Nhấn nút này một lần nữa để chấm dứt việc test.

Lamp Test: Thử đèn. Tất cả đèn và LED đều bật sáng.

Programmable Function: Đặc tính nâng cao.

Phím Phải/Trái: Dùng để di chuyển qua bên phải/trái trong memu của màn hình LCD.

Phím Lên/Xuống: Dùng để di chuyển qua lên/xuống trong memu của màn hình LCD.

33. Hướng dẫn cài đặt đầu báo khói địa chỉ

Mỗi hãng có 1 cách cài địa chỉ riêng:

– Hệ thống báo cháy của Hochiki cần 1 bộ cài đặt địa chỉ bằng tay.

-Horing thì dùng các switch trên thiết bị để đặt địa chỉ

-unipos: dùng phần mềm đặt địa chỉ tại tủ.

B1 : vào setup

B2 : nhập mật khẩu 0000

B3 : vào phần check

B4 : check thấy biết bị mới them tủ báo ok loop.

B5 : ra menu ban đầu xuống phần intiliazation

B6 : bấm enter để cho tủ tự cài địa chỉ sau khi chạy xong thì đã xong

B7 : thêm vào zone báo cháy.

34. Hướng dẫn sử dụng trung tâm báo cháy horing ah 00212

Trong trạng thái hoạt động bình thường đèn Power sáng. Nếu xảy ra sự cố cháy chuông báo sẽ kêu vang và tại trung tâm sẽ hiển thị khu vực xảy ra sự cố cháy tương ứng dựa vào các Zone (Xem bảng phân bố khu vực).

Ý Nghĩa Của Dãy Đèn Báo và Nút Nhấn Thường Dùng Trung Tâm

Fire : Đèn đỏ sáng khi xảy ra sự cố cháy

AC Power : Đèn xanh sáng biểu thị nguồn cung cấp ổn định

Standby PW: Nguồn Acquy cung cấp

Accum.ind : Đang chống báo cháy giả

Attention SW: Có nút nhấn nào đó trên tủ đang bị nhấn

Disconnect ind: Bị đứt cầu chì hoặc đứt điện trở cuối tuyến

Caution snd: Tắt chuông báo disconnect

Main bell: Tắt chuông tại tủ

Area bell: Tắt chuông ngoài.

Accum.SW: Tắt chức năng chống báo cháy giả.

Reset: Reset tủ

QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI CÓ BÁO ĐỘNG

-Báo động ki có sự cố cháy

Khi các đầu dò khói hoạt động hoặc ta nhấn nút nhấn khẩn. Ngay lập tức đèn “Fire” sẽ sáng và đèn hiện thị của Zone kết nối với đầu dò khói hoặc nút nhấn khẩn tương ứng sẽ sáng. Chuông trên tủ và các chuông kết nối bên ngoài sẽ hoạt động.

-Tác động chuông trên tủ

Muốn chuông trên tủ tắt ta nhấn “ Main Bell” .

-Tác động vào chuông ngoài

Muốn chuông ngoài ngừng hoạt động ta nhấn “Area Bell” .

-Reset hệ thống

Khi hệ thống báo cháy đang báo sự cố cháy, đèn “Fire” và đèn hiển thị Zone tương ứng sẽ sáng. Nếu muốn hệ thống trở về với thiết lập ban đầu (khi chưa xảy ra sự cố cháy) ta nhấn nút “Reset”. Chú ý khi đầu báo khói còn khói hay nút nhấn khẩn chưa được sửa chữa thì nút “Reset” sẽ không tác động. Trong trường hợp này ta phải tiến hành sửa chữa các thiết bị có liên quan rồi mới nhấn nút “Reset”.

Test Zone: Nhấn Alarm test + Accum.SW sau đó nhấn zone , muốn test.

35. Cách đấu tủ báo cháy Hochiki

36. Cách lắp đặt tổ hợp trung tâm báo cháy Việt Nam

44. Cách thử đầu báo khói Beam

56. Cách đấu đầu báo cháy địa chỉ

57. Hướng dẫn sử dụng thiết bị báo cháy

Tham khảo trên kênh Siêu thị phòng cháy www.youtube.com/@PCCC_Vietnam

58. Hướng dẫn đấu dây chuông báo cháy

Tham khảo trên kênh Siêu thị phòng cháy www.youtube.com/@PCCC_Vietnam

59. Hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cháy

Tham khảo trên kênh Siêu thị phòng cháy www.youtube.com/@PCCC_Vietnam

60. Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Hochiki FireNET

TRƯỜNG HỢP CÓ CHÁY

Khi có cháy xảy ra, đèn LED “Fire” tại tủ FireNet sẽ chớp, còi (buzzer) tại tủ sẽ kêu, và sẽ kích hoạt chuông/còi/đèn chớp báo cháy có nối kết với hệ thống. Đồng thời, trên màn hình LCD, vị trí nơi có cháy xảy ra sẽ hiện lên bằng văn bản (có nội dung) như đã lập trình.

Có thể xem những sự cố cháy tiếp theo bằng cách nhấn nút “More Fire Events” và dùng nút mũi tên lên/xuống để xem bảng kê sự cố.

Muốn tắt chuông/còi, thì vào cấp truy cập 2 (Access Level 2) bằng cách bât công tắc “Enable Controls”, hoặc nhập password Cấp 2 rối nhấn nút “Alarm Silence”. Đèn Fire vẫn tiếp tục sáng, và chuông/còi sẽ tắt. Muốn kích họat chuông/còi kêu trở lại thì nhấn phím “Resound Alarm”. Muốn tắt chuông/còi/đèn báo cháy và trả hệ thống về chế độ hoạt động bình thường thì nhấn nút “Reset”.

TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ CỐ KỸ THUẬT

Khi có sự cố kỹ thuật, còi (buzzer) tại tủ sẽ kêu, đèn LED “General Trouble” sẽ chớp, đèn LED chỉ định sự cố kỹ thuật cụ thể sẽ sang, và một thong tin về sự cố sẽ hiển thị trên màn hình LCD. Nếu cùng lúc có nhiều hơn một sự cố trouble xuất hiện, thì đèn LED “More Events” sẽ sáng. Nhấn phím “More Events” và phím mũi tên lên/xuống để xem menu các sự cố, nhấn mũi tên phải để mở menu muốn xem, và dùng phím mũi tên lên/xuống để xem các sự cố kỹ thuật. Nhấn phím “?” để xem nhũng thong tin bổ sung. – Khi có sự cố kỹ thuật, hãy liên lạc ngay với người có trách nhiệm.

CHỨC NĂNG CÁC PHÍM TRÊN PANEL

Alarm Silence: Tắt chuông/Còi sau khi tủ báo cháy nhận tín hiệu báo động.

Re-sound Alarm: Kích hoạt chuông/còi kêu trở lại sau khi đã tắt.

Panel Sounder Silence: Tắt còi (buzzer) của tủ FireNet.

More Fire Events: Xem tuần tự những thiết bị kích hoạt báo động.

More Events: Xem tuần tự những sự cố xảy ra trong hệ thống.

Reset: Reset tủ báo cháy FireNet trở về tình trạng bình thường sau khi báo động hoặc lật mạch.

Fire Drill: Test tín hiệu báo cháy. Khi tủ báo cháy FireNet đã truy cập vào Cấp 2 (cần password hoặc chìa khóa), thì việc báo cháy thử (test) có thể thực hiện bằng cách nhấn nút Fire Drill. Nhấn nút này một lần nữa để chấm dứt việc test.

Lamp Test: Thử đèn. Tất cả đèn và LED đều bật sáng.

Programmable Function: Đặc tính nâng cao.

Phím Phải/Trái: Dùng để di chuyển qua bên phải/trái trong memu của màn hình LCD.

Phím Lên/Xuống: Dùng để di chuyển qua lên/xuống trong memu của màn hình LCD.

?: Menu giúp đỡ về trạng thái hiện tại của hệ thống

61. Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy Hochiki hcv 4

69. Hệ thống báo cháy gồm những gì?

Hệ thống báo cháy thường gồm tủ trung tâm , đầu cảm biến khói , nhiệt, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy. Hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm : tủ trung tâm, đầu cảm biến khói nhiệt địa chỉ, nút ấn báo cháy địa chỉ, chuông báo cháy địa chỉ ( thường), module điều khiển đầu ra 24v, module điều khiển không có điện áp, mdouel giám sát , module cho đầu báo thường,…

70. Cách sử lý khi nút fire nhấp nháy trên trung tâm báo cháy

Khi nút này nhấp nháy sáng trên tủ trung tâm là cảnh báo đang có vùng xảy ra cháy nên kiểm tra trên tủ trung tâm xem vùng nào đang sáng đỏ hoặc nháy đỏ cùng tủ trung tâm , ta nên đi kiểm tra vùng đó xem có xảy ra cháy hay không sau khi kiểm tra thì quay lại tủ trung tâm bấm vào nút reset trên tủ để cho tủ không còn ở trạng thái báo cháy nữa thì đèn fire sẽ k nháy đỏ nữa.

71. Lỗi và cách khắc phục trong báo cháy thường

Lỗi hở mạch cách khắc phụ kiểm tra lại đường dây xem có bị đứt hay không , có thiết bị nào bị tuột dây, lắp lệch, kiểm tra trở cuối kênh có bị tuột ra không … lỗi nguồn cách khắc phục kiểm tra xem các nguồn cấp cho tủ có đảm bảo theo yêu cầu hay không (220v và 24v ).

72. Cách kiểm tra hệ thống báo cháy

Kiểm tra trên tủ trung tâm xem có lỗi gì đang có trên tủ hay không, kiểm tra tín hiệu từ tủ trung tâm đến thiết bị cuối cùng cảu zone xem có tín hiệu hay không sau khi kiểm tra tất cả các công đoạn trên thì ta tiến hành đi thử các thiết bị trên hệ thống xem có thiết bị nào bị hỏng cần thay thế hay không.

73. Cách hoạt động của báo cháy

Khi có 1 thiết bị báo cháy nào đó ( đầu báo , nút ấn ,moduel giám …) báo về tủ trung tâm thì tủ trung tâm sẽ kích hoạt chuông báo cháy của tòa nhà báo động cho khu dân cư biết tòa nhà đang xảy ra hỏa hoạn cần phải di tản gấp

74. Khoảng cách đầu báo khói

Theo tiêu chuẩn TCVN 5738: :

  • Độ cao từ sàn đến trần là 3,5m có diện tích nhỏ hơn 100m2 là 5m từ đầu báo đến tường và các đầu báo với nhau là 10m
  • Độ cao từ sàn đến trần là từ.3,5 đến 6m có diện tích nhỏ hơn 80m2 là 4m cách tường và 8,5m cách đầu báo khác
  • Độ cao từ sàn đến trần là từ. 6 đến 10m có diện tích nhỏ hơn 65m2 là 4m cách tường và 8m cách đầu báo khác .
  • Độ cao từ sàn đến trần là từ 10 đến 12m có diện tích nhỏ hơn 65m2 là 3,5m cách tường và 7,5m cách đầu báo khác.

75. Cách đấu Diot cho chuông báo cháy

Diot có 2 chân 1 chân đấu vào tủ trung tâm 1 chân đấu ra dây cấp nguồn cho chuông , trên diot có đánh dấu chiều đi cho điện áp chân dương đầu trắng quay vào tủ trung tâm chân âm thì đầu trắng quay ra dây tín hiệu

78. Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động trong chung cư

Khi có 1 thiết bị báo cháy nào đó ( đầu báo , nút ấn moduel.) báo về tủ trung tâm thì tủ trung tâm sẽ kích hoạt chuông báo cháy của tòa nhà báo động cho khu dân cư biết tòa nhà đang xảy ra hỏa hoạn cần phải di tản gấp

79. Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy

Khi có 1 thiết bị báo cháy nào đó ( đầu báo , nút ấn moduel.) báo về tủ trung tâm thì tủ trung tâm sẽ kích hoạt chuông báo cháy của tòa nhà báo động cho khu dân cư biết tòa nhà đang xảy ra hỏa hoạn cần phải di tản gấp

81. Các lỗi thường gặp trong hệ thống báo cháy Hochiki

Trong chế độ giám sát cháy bình thường:- Đèn xanh Power sáng cho ta biết đang có điện lưới AC- Tất cả các đèn khác trên trung tâm đều tắt.

Trong chế độ trung tâm bị sự cố : Hệ thống khi bị lỗi sẽ được hiển thị bằng mã số báo lỗi và thông tin báo lỗi bằng lời nói.

Khi có sự cố lỗi:- Đèn “Fautl Indication” sẽ sáng lên.- Mã số báo lỗi được hiển thị bằng đèn LED.- Âm báo lỗi được chỉ thị bằng lời nói.

Khi có nhiều lỗi thì màn hình sẽ thay đổi liên tục từ lỗi này sang lỗi khác.Có tất cả 9 sự cố khác nhau được hiển thị từ E1 đến E9.

đèn LED hiển thị E1 : Mất nguồn chính AC hay cầu chì bị đứt.

E2 : Chưa gắn ắc quy dự phòng

E3 : Kiểm tra lại các cầu chì.

E4 : Đầu báo chưa đóng hoặc hở mạch zone đó.

E5 : Lỗi đường dây micro.

E6 : Lỗi kiểm tra sự cố cháy.

E7 : Lỗi nguồn dự phòng DC.

E8 : Mạch nhớ có sự cố

E9 : Hộp báo cháy bằng tay bị ngắn mạch

-Khi có sự cố cháy: Khi có cháy ở zone nào thì đèn LED của zone đó sẽ sáng đỏ lên, đèn “FIRE” sáng lên,đèn LED hiển thị sẽ hiện lên số zone bị cháy đồng thời chuông kêu. Để tắt chuông nhấn nút “RESET”. Lúc đó đèn “SILENCE LOCAL SOUNDER” và “MANUAL CALL POINT” vẫn sáng. Ta ấn nút “TEMPORARYSILENCE LOCAL SOUNDER” thì hai đèn đó sẽ tắt. Nếu có sự cố cháy mà trung tâm không báo động, ta ấn nút “LOCAL SOUNDERS SOUND ALLTOGETHER”, chuông sẽ kêu nhưng se không hiển thị vùng báo cháy.

Để tắt nó ta ấn nút “RESET”.

82. Đầu báo khói bị lỗi

kiểm tra xem đầu báo bị lỗi( test đầu báo khói xem có báo về tủ trung tâm hay không , thử bằng khói) xem còn sử dụng được nữa hay phải thay thế

83. Tủ báo cháy trung tâm lỗi nguồn

kiểm tra nguồn điện chính 220v cấp cho tủ trung tâm có hay không nếu có kiểm tra nguồn dự phòng 24v( ắc quy) xem còn đủ 24v hay không nếu không thì thay ắc quy mới, kiểm tra bằng đồng hồ đo áp.

84. Các lỗi thường gặp của hệ thống PCCC

lỗi hở mạch cách khắc phụ kiểm tra lại đường dây xem có bị đứt hay không , có thiết bị nào bị tuột dây, lắp lệch … lỗi nguồn cách khắc phục kiểm tra xem các nguồn cấp cho tủ có đảm bảo theo yêu cầu hay không (220v và 24v )

85. Lỗi báo cháy giả

Kiểm tra khu vực tại đó có đảm bảo yêu của nhà sản xuất về nhiệt độ , độ ẩm,lưu lượng bụi có đảm bảo hay không.

86. Tủ báo cháy báo lỗi không báo cháy

kiểm tra xem thiết bị báo cháy lắp trên hệ thống có cùng 1 hãng sản xuất hay không , kiểm tra cách đấu nối có đúng theo catalog của nhà sản xuất hay không. Nếu khác hãng thì phải hỏi nhà cung cấp cần thêm linh kiện gì để tủ nhận báo cháy từ thiết bị , nếu đấu sai thì đấu lại theo catalog

87. Lỗi Ground fault

lỗi này là khi dây tín hiệu của tủ trung tâm báo cháy bị chạm vào tường gây ra lỗi này , lỗi này phải kiểm tra từng kênh xem bị ở kênh nào rồi chia khoảng ra để kiểm tra xem bị ở khoảng nào.

88. Lỗi trouble tủ báo cháy

Kiểm tra xem tủ ttrung tâm báo lỗi gì kèm theo lỗi trouble vì lỗi trouble thường xuất hiện khi tủ trung tâm xuất hiện 1 lỗi gì đó

89. Lỗi không xuất nguồn chuông báo cháy

Kiểm tra xem khi thử báo cháy về tủ trung tâm nhận tín hiệu báo cháy hay là báo lỗi nếu là báo cháy thì kiểm tra xem đầu ra của tủ trung tâm đã xuất nguồn 24v hay chưa , kiểm tra lại xem đã đấu nối đúng âm dương hay chưa, kiểm tra xem chuông có cùng hang với tủ trung tâm hay không nếu không thì phải thêm 1 diod nữa để cho chuông có thể kêu được.

91. Trong đầu báo khói L và C ký hiệu là gì?

C và L là ký hiệu phân cực của tín hiệu báo cháy đấu cho đầu báo C là cực âm L là cực dương .

94. Đầu báo nhiệt là gì?

Đầu báo nhiệt là đầu báo cảm biến nhiệt độ tại khu vực mà đầu báo đang bảo vệ, đầu báo nhiệt cố định là đầu báo sẽ báo cháy về tủ trung tâm khi đến 1 nhiệt độ đã được nhà sản xuất cài đặt tại đầu báo đầu báo nhiệt gia tăng là đầu báo sẽ báo cháy về tủ trung tâm khi ở tron khu vực bảo vệ có sự gia tăng nhiệt độ đột ngột trong khoảng 1 tg nhất định do nhà sản xuất đã cài đặt.

95. Đầu báo Beam là gì?

Đầu Beam là đâu báo dạng tia chiếu thường được lắp tại các nhà xưởng , kho bãi có chiều cao lớn ,có phạm vi bảo vệ từ tường tới đầu báo beam là 7m từ các đầu báo với nhau là 14m

96. Loop trong báo cháy là gì?

Loop báo cháy là 1 vòng dây tín hiệu địa chỉ được đi thành 1 vòng tròn cung cấp tín hiệu cho các thiết bị địa chỉ để cho thiết bị địa chỉ có thể hoạt động.

97. Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt gia tăng là gì?

Tùy thuộc vào hãng sẩn xuất đề ra mà các đầu báo nhiệt sẽ có 1 điều kiện để báo cháy về tủ trung tâm ( Unipos : chênh 10˚c trong 1 phút thì đầu báo tác động hoặc tại vùng bảo vệ của đầu báo nhiệt độ đạt tới 55˚C thì đầu báo sẽ tác động, hochiki thì đạt tới 57˚C,..)

98. Tủ trung tâm báo cháy loop là gì?

Tủ trung tâm báo cháy loop là tủ trung tâm báo cháy địa chỉ , khi báo cháy tủ trung tâm được cài đặt để khi có 1 thiết bị nào đó trên tủ báo cháy nó sẽ hiển thị vị trí chính xác là đang ở đâu.

99. Thiết bị báo cháy không dây nào có kiểm định PCCC?

Bạn nên lựa chọn thiết bị báo cháy không dây do FireSmart sản xuất. Đây là thương hiệu báo cháy đã có uy tín lâu năm trên thị trường Việt Nam, chất lượng ổn định và có bảo hành 02 năm trên toàn quốc.

Công ty TNHH dịch vụ và công nghệ Hoàng Việt là công ty thuộc sở hữu của Bộ công an – hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ, và cung cấp – lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.