Cảm giác lo lắng là điềm gì năm 2024

Chắc hẳn ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng về một vấn đề nào đó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ phản ứng làm tăng nhịp tim. Cụ thể dấu hiệu của tình trạng này như thế nào và hướng dẫn cách điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp.

Tim đập nhanh hồi hộp là bệnh gì?

Trong cuộc sống, chắc hẳn đôi lần bạn trải qua cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh. Tình trạng này thường không đáng ngại nếu là biểu hiện cảm xúc nhất thời và sức khỏe bạn vẫn bình thường.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng đó xảy ra thường xuyên kèm theo tình trạng chóng mặt, đau ngực, khó thở, căng thẳng, lo lắng… có thể tiềm ẩn dấu hiệu bệnh tim mạch, rối loạn lo âu… cần được chẩn đoán và can thiệp sớm. (1)

\>> Xem thêm: Hồi hộp khó thở là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng tim đập nhanh hồi hộp phổ biến như thế nào?

Cảm xúc lo lắng, hồi hộp trong cuộc sống có thể là điều rất bình thường, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng, như: phỏng vấn xin việc, nói chuyện trước công chúng hoặc đi máy bay,… Hầu hết, những trường hợp tim đập nhanh này đến và mất đi nhanh chóng.

Nếu một người có cảm giác lo lắng thường xuyên hoặc trong thời gian dài, hãy đến thăm khám bác sĩ vì có thể mắc chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ. Điều trị bằng thuốc, dùng liệu pháp hoặc kết hợp cả hai có thể giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh.

\>> Xem thêm: Hồi hộp đánh trống ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Triệu chứng khi tim đập nhanh, hồi hộp

Các triệu chứng của tim đập nhanh hồi hộp, bao gồm:

  • Cảm giác phập phồng: Một số người cảm thấy phập phồng, bồng bềnh trong lồng ngực.
  • Nhịp tim không đều: Cảm giác như tim bỏ qua một nhịp hoặc đập lạc nhịp; nhịp tim dường như tăng nhanh và chậm lại; đôi khi như thể tim ngừng đập trong 1 giây hoặc 2 giây.
  • Tim đập thình thịch: Tim đập mạnh hoặc rất mạnh. Một số người có thể cảm thấy tim đập trong tai. (2)
    Tim đập thình thịch trong lồng ngực là một trong những triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp

Nguyên nhân gây tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng

Lo lắng là một phản ứng căng thẳng đối với một mối đe dọa nào đó, có thể thực tế (ví dụ: một cơn bão đang ập đến,…) hoặc được hình thành trong tâm trí (ví dụ: một đứa trẻ lo lắng về một con quái vật dưới gầm giường,…).

Song tác động của sự lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí, mà còn kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ (ANS) của cơ thể. ANS điều chỉnh các chức năng của tim, phổi, hệ thống tiêu hóa và các cơ khác nhau trên khắp cơ thể. Khi gặp một tình huống gây lo lắng, hệ thần kinh tự chủ (ANS) được kích hoạt, một loạt các phản ứng trong cơ thể xảy ra, bao gồm cả giải phóng một số hormone nhất định (như adrenaline), hormone này sẽ làm tăng nhịp tim.

Phản ứng với căng thẳng và lo lắng sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều khiến người này lo lắng có thể có tác dụng ngược lại với người khác (ví dụ: một người sợ hãi khi nghĩ đến việc hát trước đám đông, nhưng với những người khác thì vui vẻ đứng dậy và hát một bài hát bất kỳ).

Nếu đang ở trong một tình huống lo lắng, tim đập nhanh chỉ là một dấu hiệu cho thấy ANS đã bắt đầu hoạt động. Ngoài tim đập nhanh, các triệu chứng thể chất khác có thể xuất hiện, bao gồm: thở nhanh, đổ mồ hôi, căng cơ, run sợ, các vấn đề về dạ dày – ruột, cảm thấy kiệt sức… ()

Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng kéo dài bao lâu?

Tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng thường biến mất trong vòng vài phút; có xu hướng bắt đầu đột ngột và kết thúc nhanh chóng. Trường hợp tim đập nhanh tái phát do lo lắng, bác sĩ có thể chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu (lo lắng quá mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi làm, đi học hoặc gặp gỡ bạn bè).

Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp có nguy hiểm không?

Nếu tim đập nhanh, biến mất trong vòng vài phút hoặc xảy ra không thường xuyên, thì những hiện tượng này có thể liên quan đến sự lo lắng và ít nguy hiểm. Gần như tất cả mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng một vài lần trong đời. Một trái tim khỏe mạnh có thể chế ngự được cảm xúc lo lắng và căng thẳng thường xuyên.

Nhưng với người bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành hoặc suy tim, khi có triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, cần thăm khám với bác sĩ bởi trong những trường hợp này, lo lắng làm nhịp tim nhanh sẽ gây đau ngực, khó thở.

Những người mắc một số bệnh tim có thể dùng thuốc theo toa để giữ cho nhịp tim ở mức ổn định. Các loại thuốc này giúp phòng ngừa nhịp tim nhanh bất thường nếu chẳng may người bệnh gặp một tình huống gây sợ hãi.

Xem thêm: Tình trạng nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Căng thẳng và lo lắng mạn tính không tốt cho tim và sức khỏe nói chung. Vì vậy, chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài. Nếu không điều trị có thể làm tăng huyết áp, giảm chất lượng giấc ngủ.

Hồi hộp, lo lắng thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Phương pháp chẩn đoán tim đập nhanh hồi hộp

Bác sĩ tiến hành khai thác bệnh sử và chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra để loại trừ các tình trạng khác trước khi chẩn đoán tim đập nhanh do lo lắng, như nghe tiếng thổi hoặc các âm thanh khác trong tim. Ngoài ra, bác sĩ còn khai thác các tiền sử bệnh, triệu chứng, lối sống (uống rượu và cafein…), các loại thuốc hiện tại đang uống,…

Bên cạnh đó, một số chẩn đoán khác cũng có thể được sử dụng để xác định tình trạng tim đập nhanh có liên quan đến lo lắng hay không.

  • X-quang ngực để xem xét tình trạng tim và phổi;
  • Siêu âm tim để kiểm tra chức năng, cấu trúc tổng thể của tim;
  • Kiểm tra nhịp tim bằng điện tâm đồ;
  • Điện tâm đồ gắng sức để đánh giá hoạt động của tim khi gắng sức;
  • Theo dõi Holter để ghi lại hoạt động của tim trong thời gian dài (một hoặc nhiều ngày);
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng rối loạn điện giải, rối loạn chức năng tuyến giáp…

Cách điều trị tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng

Sau khi xác nhận tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng, tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Các tùy chọn bao gồm: liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc vật lý trị liệu. (4)

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý giúp xác định và điều trị các kiểu suy nghĩ của bản thân nhằm mục đích tạo ra phản ứng tích cực đối với nỗi sợ hãi, từ đó giải tỏa lo lắng cho người bệnh.

2. Thuốc

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị giảm bớt căng thẳng tùy vào bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân.

3. Vật lý trị liệu

Người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, tự tập luyện để kiểm soát bản thân, tránh rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.

Tuy nhiên, những kỹ thuật này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị.

Cách phòng tránh và kiểm soát tim đập nhanh, hồi hộp

Không thể ngăn chặn hoàn toàn chứng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng nhưng có thể giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh bằng đúng cách:

  • Hít thở sâu: Kiểm soát hơi thở bằng cách hít thở sâu, chậm rãi; hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng ít nhất 10 lần liên tiếp. Điều này giúp thư giãn và giảm nhịp tim.
  • Rèn luyện sự tập trung: Khi tim đập nhanh, tâm trí có thể thay đổi theo. Để tránh điều này, hãy thử tập trung và hình dung một cụm từ, hình ảnh hoặc âm thanh giúp thư giãn. Tập trung vào cảm giác hơi thở và thực hiện co thắt bụng.
  • Đi bộ chậm: Điều này giúp giảm nhịp tim tốt nhất. Việc đi bộ dưới hàng cây cho cảm giác khoan khoái, an lành và giải tỏa sự lo lắng.
  • Uống nước đầy đủ: Mất nước có thể làm tim đập nhanh hơn. Do đó, bạn cần đảm bảo uống đủ nước và bổ sung chất điện giải nếu đang tập thể dục. Tránh thức ăn, thức uống có cafein có thể khiến tim đập nhanh.
  • Tập yoga, ngồi thiền, tập thái cực quyền: giúp giải tỏa lo lắng thông qua xoa dịu tâm trí.
  • Ngủ ít nhất 7-8 tiếng/ngày.
  • Tránh trò chuyện với những người có xu hướng tranh luận.
  • Kết nối tích cực với người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh.
    Uống đủ nước giúp có được một trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa tim đập nhanh

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị tim đập nhanh, hồi hộp tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ:

Nếu thường xuyên căng thẳng, khiến tim đập nhanh, hồi hộp, bạn hãy cố gắng giải tỏa bằng việc tập yoga vào sáng sớm, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc sách, trò chuyện với bạn bè hay người thân… Đồng thời, bạn hãy tiết chế những lo lắng để có một cuộc sống thư giãn và chất lượng.

Chủ đề