Can khương & sinh khương khác nhau như thế nào năm 2024

Can khương là vị thuốc nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng lại là loại thảo dược thường xuyên được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn. Để hiểu rõ hơn về công dụng của vị thuốc can khương, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

I. Can khương là gì?

Can khương chính là gừng khô và hay được gọi với tên khác là bạch khương, bào khương, đạm can khương… có tên khoa học là Zingiber Offcinale Roscoe, thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Hình ảnh dược liệu can khương hay còn gọi là gừng khô

Gừng là cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao từ 0,5 - 1m so với mặt đất. Phần thân rễ của cây phân thành từng nhánh, phát triển dưới mặt đất tạo thành củ, ở các rễ đã già thường thấy có xơ.

Lá gừng có hình mũi mác, không có cuống và mọc cách nhau. Chiều dài của lá có thể lên tới 20cm, bề rộng khoảng 2cm và có bẹ nhẵn.

Cán hoa mọc từ gốc có độ dài trung bình khoảng 20cm, được tạo thành bởi nhiều lớp vảy xếp tạo nên. Các cụm hoa hình trứng, kích thước 5 x 2cm (hoặc 5 x 3cm), lá bắc thường là màu xanh lá nhạt, hình trái xoan, mép hơi vàng. Đài hoa mang 3 răng ngắn, tràng có ống với chiều dài ống gấp 2 lần so với nhị hoa. Tuy nhiên, gừng trồng trong vườn sẽ ít khi ra hoa.

1.1 Khu vực phân bố

Gừng là loại cây ưa bóng, đất mùn, thoát nước tốt nên được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi. Ở đồng bằng sông Hồng, người ta trồng thành từng luống dưới lớp lưới đen để giảm nắng.

Cây gừng được trồng phổ biến ở nước ta

1.2 Thu hái và chế biến

Gừng thường được trồng bắt đầu vào mùa xuân từ tháng 1 - tháng 2 và thu hoạch bắt đầu từ cuối hạ đến hết mùa đông. Khi rễ củ đã đủ to, người dân sẽ đào lấy rễ củ của các cây đã già rồi đem cắt bỏ phần thân và rễ con, sau đó rửa sạch và mang phơi khô.

1.3 Thành phần hoá học

Trong can khương chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt cho sức khỏe con người, bao gồm:

  • Tinh dầu 2 - 3%
  • Zingelora
  • Shogaola
  • Chất béo 3,7%
  • Chất nhựa dầu 5%
  • Tinh bột

Đặc biệt, trong tinh dầu có camphen, phelandren, một cacbua, zingiberen, một rượu sesquitecpen, geraniola và một ít xitralabocleola. Nhựa bao gồm một nhựa trung tính và hai nhựa axit.

II. Công dụng của can khương

Can khương có tác dụng gì? Theo Y học cổ truyền, can khương có vị cay, tính ôn, vào các kinh tâm, tỳ, phế, được dùng để chữa các bệnh như:

  • Chữa chứng tỳ vị hàn thấp
  • Trị chứng nôn mửa do hàn ẩm
  • Hỗ trợ tình trạng ăn uống kém, suy nhược
  • Điều trị sốt rét có đờm, ho mãn tính hoặc ho do cảm lạnh
  • Chữa thổ tả, tay chân lạnh
  • Chữa trị cho phụ nữ băng huyết
  • Hỗ trợ điều trị chứng ăn không tiêu, đau bụng, đi ỉa lỏng

Can khương được nghiền nát thành bột hỗ trợ điều trị bệnh

Theo Y học hiện đại, một số nghiên cứu trên người và động vật thử nghiệm đã chứng minh rằng, các hoạt chất có trong can khương có tác dụng:

  • Ức chế nhu động ruột ở liều cao, làm tê liệt thần kinh
  • Tăng nhịp thở, nhịp mạch tăng nhưng biên độ lại giảm xuống. Do đó, có tác dụng làm tăng huyết áp.

III. Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu can khương

3.1 Bài thuốc chữa nôn ói do nhiễm lạnh

- Nguyên liệu:

  • 6g can khương
  • 9g bán hạ

- Cách dùng:

  • Lấy nguyên liệu trên tán thành bột mịn.
  • Trộn đều bột với nhau và bảo quản khô.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 3 - 6g bột, hoà chung với nước ấm.
  • Mỗi ngày uống 1 lần.

3.2 Bài thuốc chữa băng huyết ở phụ nữ sau sinh

- Nguyên liệu:

  • 6g can khương
  • 6g cam thảo

- Cách dùng:

  • Lấy dược liệu can khương đem đốt cháy.
  • Dùng can khương cùng cam thảo sắc chung với nước tiểu trẻ em.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần.

3.3 Bài thuốc chữa hen suyễn và ho do cảm lạnh

- Nguyên liệu:

  • 3g can khương
  • 3g ngũ vị tử
  • 3g cam thảo
  • 9g phục linh
  • 1,5g tế tân

- Cách dùng:

  • Lấy nguyên liệu đem sắc cùng với 600ml nước.
  • Đun đến khi cạn còn ½ nước.
  • Chia nước thành 3 lần uống trong ngày.
  • Dùng mỗi ngày 1 thang.

3.4 Bài thuốc chữa tỳ vị dương hư

- Nguyên liệu:

  • 12g can khương
  • 9g thực phụ tử
  • 6g chích cao thảo

- Cách dùng:

  • Đem các dược liệu sắc cùng 1 thăng nước.
  • Đun trong khoảng 30 phút trên bếp để lửa nhỏ.
  • Có thể chia làm nhiều lần và dùng trong ngày.
  • Mỗi ngày 1 thang.

3.5 Bài thuốc chữa đau dạ dày tá tràng

- Nguyên liệu:

  • 30g can khương
  • 12g thục tiêu
  • 15g nhân sâm
  • 100g di đường

- Cách dùng:

  • Đem tất cả dược liệu sắc cùng với 1 thăng nước.
  • Đun đến khi nước cạn còn 150ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, bỏ bã rồi chia thành 4 lần uống.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

3.6 Bài thuốc chữa tiêu chảy do hàn thấp, có nôn

- Nguyên liệu:

  • 12g can khương
  • 12g vỏ quýt
  • 20g hoắc hương sao
  • 20g sa nhân sao
  • 40g đậu ván

- Cách dùng:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng lấy 2 - 6g bột.
  • Sắc cùng với nước và uống mỗi ngày 1 lần.

3.7 Bài thuốc giải biểu, tán hàn

- Nguyên liệu:

  • 12g can khương
  • 12g quế chi
  • 12g ma hoàng
  • 6g ngũ vị tử
  • 6g tế tân
  • 12g chích thảo
  • 12g bạch thược

- Cách dùng:

  • Đem nguyên liệu sắc cùng với 800ml nước.
  • Đun đến khi cạn còn 300ml nước thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc đáp ứng tốt cho các triệu chứng sợ lạnh, ho suyễn, phát sốt không ra mồ hôi…

3.8 Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

- Nguyên liệu:

  • 30g can khương
  • 300g sơn dược
  • 50g cát cánh
  • 20g bạch liễm
  • 100 quả đại táo
  • 120g can địa hoàng
  • 280g cam thảo
  • A giao, nhân sâm mỗi vị 70g
  • Sài hồ, phục linh mỗi vị 50g
  • Hoàng quyên, thần khúc, đại đậu, quế chi, đương quy mỗi vị 100g
  • Xuyên khung. bạch truật, bạch thược, phòng phong, mạch môn, hạnh nhân mỗi vị 60g

- Cách dùng:

  • Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn.
  • Thêm mật ong vào rồi vo thành từng viên.
  • Mỗi lần dùng 9g và uống chung với rượu, nước ấm.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần.

3.9 Bài thuốc giảm đau, trừ giun

- Nguyên liệu:

  • 6g can khương
  • 12g ô mai
  • 6g hoàng bá
  • 6g hoàng liên
  • 12g phụ tử chế
  • 6g quế chi
  • 6g xuyên tiêu
  • 4g tế tân
  • 12g đẳng sâm
  • 12g đương quy

- Cách dùng:

  • Đem tất cả nguyên liệu trên tán thành bột mịn.
  • Thêm mật ong, trộn đều rồi vo thành từng viên.
  • Mỗi lần dùng lấy 8g với nước sôi ấm.
  • Ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc đáp ứng với các trường hợp giun chui ống mật, giun đũa…

3.10 Bài thuốc chữa khí suyễn và ho do hàn ẩm

- Nguyên liệu:

  • 3g can khương
  • 3g ngũ vị tử
  • 9g phục linh
  • 3g cam thảo
  • 1,5g tế tân

- Cách dùng:

  • Lấy các vị thuốc sắc chung với 600ml nước.
  • Đun đến khi thuốc cạn còn ½ thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 lần uống/ ngày.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang.

3.11 Bài thuốc chữa tâm thầm thể khí trệ huyết ứ có hàn

- Nguyên liệu:

  • 3g can khương
  • 6g phụ tử
  • 30g uất kim
  • 15g đan sâm
  • 15g bồ hoàng
  • 20g đào nhân
  • Tang bạch bì, đương quy, tử tô mỗi vị 12g
  • 10g xích thược, sài hồ, hồng hoa, hương phụ, trần bì, xuyên khung mỗi vị 10g

- Cách dùng:

  • Lấy tất cả dược liệu trên cho vào ấm.
  • Sắc với nước uống trong ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

IV. Những lưu ý khi sử dụng can khương chữa bệnh

Can khương là vị thuốc quý trong dân gian với nhiều công dụng điều trị bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  • Can khương có vị cay, tính nóng ấm nên có thể gây tổn hại đến khí huyết. Do vậy, không dùng can khương trong thời gian dài.
  • Không nên dùng can khương cho người đang mang thai, người có âm hư nội nhiệt, người bị nôn mửa ra huyết kèm theo sốt, người bị ho do âm hư, hay ra mồ hôi trộm, đau bụng do hỏa nhiệt.
  • Can khương rất kỵ với các vị thuốc hoàng cầm, hoàng liên, dạ minh sa, tần tiêu. Vì vậy, không nên kết hợp chung với nhau.

Những thông tin về vị thuốc can khương mà chúng tôi cung cấp chỉ mang giá trị tham khảo. Bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ can khương. Việc tự ý sử dụng can khương có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, do đó bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sinh khương và can khương khác nhau như thế nào?

Theo y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương; gừng khô gọi là can khương; gừng nướng gọi là ổi khương; vỏ gừng gọi là bào khương.

Can khương chữa bệnh gì?

Can khương chính là tên gọi khác của gừng khô, nhờ chứa thành phần đa dạng với dược tính cao nên được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Có tác dụng chữa các chứng đau bụng do lạnh, nôn mửa, ăn không tiêu, cảm lạnh, mạch yếu, hen suyễn…

Bảo Khương là gì?

Bào khương- Vị thuốc từ gừng khô đã chế biến Củ gừng đồ cho chín rồi để trong mát cho đến khô, sao lửa to cho xém đen gọi là can bào khương. Bào khương có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, quy vào 6 kinh tâm, phế, vị, đại tràng, thận.

Sinh khương có tác dụng gì?

- Sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị; có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc; dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy trướng, nôn mửa, giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.

Chủ đề