Canh cua nấu để được bao lâu

Bác sĩ điều trị cho một bé gái nghi bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới tại xã Quảng Hòa (Đắk Glong, Đắk Nông) - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết mọi món ăn sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh về số lượng cũng như sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc.

Do đó nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. 

Trong trường hợp bảo quản dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1-2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc.

Đối với cháo gà còn dư sau khi ăn, nếu để ngoài nhiệt độ thường trong thời gian lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh cũng có thể dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển và/hoặc sinh ra độc tố. Đến khi hâm nóng lại, nếu thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt vi khuẩn hoặc nếu độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt (độc tố của một số vi khuẩn không bị hủy bởi nhiệt) sẽ gây ngộ độc.

Do đó để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ và cần đun nóng lại ít nhất trong 5 phút trước khi dùng; không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. Cần vệ sinh tay, dụng cụ chế biến cẩn thận trước khi nấu. 

Nhóm thực phẩm nào dễ gây ngộ độc khi để qua đêm? Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng Khoa nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - cho biết chúng gồm:

Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.

Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.

Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.

Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.

Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…

Thông thường trong vòng 4 tiếng đồng hồ sau khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, choáng váng, nhìn mờ, thở không được, sốt cao, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu.

Bác sĩ Phương lưu ý người dân không dùng các loại thuốc cầm nôn, ói, đau bụng khi ngộ độc. Nên cho bệnh nhân uống nước và muối để giúp bệnh nhân bù được nước muối và nước đã mất.

THU HIẾN

Chỉ vì ăn canh cua trong tủ lạnh từ tối hôm trước mà bố con chị phải nhập viện. Theo các chuyên gia, trời nắng nóng thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, nếu không biết bảo quản còn có thể bị ngộ độc.

Dù đã ra viện được hơn 2 tuần nhưng nghĩ lại cảnh bố con tranh nhau chạy ra nhà vệ sinh rồi lả đi lúc nào không hay chị Hà lại rùng mình. 

Chị kể lại, nhà chỉ có 2 bố con. Tối hôm trước bố chị hì hục nấu canh cua nhưng tối đó chị lại đi ăn với bạn nên không ăn cơm nhà. Khi về thấy bát canh cua bố phần rất ngon nhưng không thể ăn thêm được nữa, chị liền cất vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp.

'Tối hôm sau tôi lấy bát canh cua ra ăn. Chỉ sau 30 phút bố tôi kêu đau bụng, đi ngoài liên tục rồi lả đi.

Dù cố gắng nhưng tôi cũng chả khác hơn bố là mấy. Tôi chỉ kịp gọi hàng xóm rồi gần như không biết gì. Mãi đến sáng hôm sau, tỉnh lại thì đã thấy nằm trong viện', chị Hà nói.

Theo chị Hà, các bác sĩ cho rằng bố con chị bị mất nước, trụy mạch do ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân có thể là do bát canh thừa từ tối hôm trước đã nhiễm khuẩn.

Ảnh minh họa

Thạc sĩ - Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trời nắng nóng thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu người dùng không biết bảo quản rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì về nguyên tắc thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản để bữa sau dùng lại. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn có hại và nấm mốc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi tái sử dụng, có thể gây ngộ độc. Cụ thể với thức ăn chín chỉ bảo quản 1 - 2 ngày, tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu.

Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản các bà nội trợ phải bọc thực phẩm lại bằng nylon kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau. Đối với thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Khi ăn, nên lưu ý, ăn đến đâu lấy ra đến đó, không lấy quá nhiều để đụng đũa vào rồi mới cất đi.

'Với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguộn rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh. Khi dùng lại nên nấu sôi lại lần nữa, không nên dùng lo vi sóng hâm lại. Chỉ nên dùng thức ăn thừa 1 lần sau đó', Thạc sĩ Đinh Thị Kim Liên nhấn mạnh.

Theo Ngô Châu Anh/Infonet.vn

Nấu canh từ cua chết

Canh cua đồng là món ăn ngon được nhiều gia đình lựa chọn trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn cua chết, bởi trong thành phần của cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine.

Thành phần này có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng cho con người. Cua càng lâu thì hàm lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn nên không nên ăn.

Ăn cua nấu chưa kỹ

Trong con cua sống có chứa chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi” vào cơ thể của bạn.

Khi chúng ta ăn cua sống những nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt cho con người.

Không ăn cua đã chết.

Nấu lại cua và ăn đi ăn lại

Trong gia đình nhiều người có thói quen ăn lại canh cua đã nấu từ hôm trước. Tuy nhiên món canh cua khi để qua đêm dễ bị vi khuẩn xâm nhập, khiến cho bạn bị lạnh bụng tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thức ăn.

Vì vậy, với món canh cua đồng bạn nên ăn nóng và ăn hết sau khi nấu đừng bỏ lại qua đêm khiến thức ăn không còn giữ nguyên dinh dưỡng.

Uống nước trà khi ăn canh cua

Người Việt chúng ta thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn cơm xong. Tuy nhiên nếu hôm đó bạn ăn món canh cua thì đừng nên uống nước chè bởi nó sẽ làm cho thành phần chất tanin và vitamin trong thịt cua hòa tan gây khó tiêu, đầy bụng, ì ạch cho dạ dày của bạn.

Không nên ăn cua kết hợp với nước chè

Ăn quả hồng khi ăn canh cua

Trong thành phần của quả hồng có chứa chất phân hủy làm cho chất dinh dưỡng của thịt cua trở nên khó tiêu, khiến cho người ăn bị khó tiêu đây bụng, thậm chí còn gây ra bệnh sỏi thận.

Vì vậy, bạn đừng có dại mà kết hợp ăn canh cua với quả hồng để đảm bảo sức khỏe cho mình.

Webtretho

26/05/2020 16:26:43

Cua đồng là một món ăn dân dã nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Thế nhưng, món canh cua đồng thơm mát bổ dưỡng nếu không chế biến đúng cách sẽ gặp nhiều nguy hiểm thậm chí tử vong đó các chị ạ. Mới hôm qua ở khu em sinh sống có chị kia phải nhập viện cấp cứu chỉ vì bát canh cua rau đay. Sự tình là thế này các chị ạ, hôm trước đó nhà chị này có nấu canh cua nhưng vì nhiều qua ăn không hết nên có để lại khoảng 1 chén canh để mai ăn sáng. Sáng đó chị thức dậy chuẩn bị cơm mang theo đi làm, tiện thể hâm lại bát canh ăn với cơm thay cho bữa sáng, chồng thì chỉ uống cà phê và ăn nhẹ. Sau khi ăn xong, chị này cho cơm vào hộp rồi chạy ngược lên phòng thay đồ cho con đi học. Lúc đó chồng chị ngồi dưới nhà chờ 2 mẹ con xong để cả nhà cùng đi, nhưng lên đó hơn 20 phút rồi mà chưa thấy vợ xuống mà tự nhiên nghe trên phòng tiếng con khóc nên anh chạy lên phòng con thì thấy chị nằm trên ghế, mặt mũi tái mét, thở dốc. Khi anh đỡ chị lên và hỏi có làm sao không thì chị cũng không thể trả lời được mà nôn ra hết thức ăn vừa ăn trước đó. Sợ quá chồng chị gọi xe đưa chị đi cấp cứu và bác sĩ cho biết là chị này bị bị ngộ độc do ăn phải bát canh cua còn thừa hôm trước. Cua đồng vốn là món ăn có vị mặn tanh, tính hàn, hơi độc nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng nên thường được sử dụng chữa một số bệnh như còi xương ở trẻ em, khả năng làm lành vết thương đụng giập, chữa viêm thận, trị lở ngứa… Thế nhưng, sau khi nấu lên và để qua đêm thì món ăn sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời đang chuyển mùa, việc nấu lại, hâm lại món cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Ảnh minh họa

Thế nên bác sĩ đã đưa ra lời khuyến cao cho tất chúng ta khi ăn món ăn bổ dưỡng này phải hết sức lưu ý: Không nấu lại canh cua: Khi ăn các món ăn từ cua đồng chúng ta chỉ nên chế biến 1 lần, tức là nấu đến đâu ăn hết đến đó, tuyệt đối không nên nấu đi nấu lại nhiều lần. Bởi vì thịt cua có hàm lượng đạm cao và nhiều chất dinh dưỡng khác nên sau khi tiếp xúc với môi trường dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu, thịt cua bị biến chất và gây độc. Không chế biến cua chết: Thịt cua chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng là vậy, nhưng khi đã chết thì chứa thành phần hóa học histidine có thể gây độc. Khi chúng ta ăn phải sẽ dễ bị đau bụng, nôm mửa và những người có cơ địa yếu sẽ dễ dàng bị ngộ độc nghiêm trọng. Các mẹ cũng nên lưu ý một điều là cua càng chết lâu, lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Không ăn cua sống: Trong thịt cua sống có chứa rất nhiều nang trùng hút máu phổi tên khoa học là 'lungfluke' và loại sán lá gây bệnh. Việc ăn cua sống là hết sức nguy hiểm đấy các chị ạ, vì khi 2 loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong. Cho nên cách tốt nhất vẫn là chế biến thịt cua chín kỹ trước khi ăn nhé. Không ăn hồng, uống trà khi ăn cua: Không nên ăn hồng hay uống nước trà sau khi ăn cua nhé các chị. Vì chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là hình thành sỏi thận. Trong khi đó, nước trà xanh lại có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Các chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Những đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn cua đồng: - Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng vì hậu quả của nó mang lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây đau bụng cho mẹ bầu, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non. - Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch nên tránh ăn cua vì trong gạch cua cho chứa một hàm lượng cholesterol cao, do vậy, việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao và gây nguy hiểm cho người bệnh. - Người bị bệnh gout không nên ăn cua vì trong thịt cua hàm lượng protein rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Mặc dù món canh cua thơm ngon rất tốt cho sức khỏe và giúp giải nhiệt tốt thế nhưng cách chị phải lưu ý nhe, không nên ăn canh cua còn thừa từ đêm trước như chị hàng xóm nhà em đấy. Các mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhé vì nó không tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con đâu đấy. Xem thêm bài viết: Đây là lý do Đông y xem cua đồng nhà quê còn tốt hơn sụn cá mập, dù đắt tiền gấp trăm lần Nấu cua đồng với những thứ này mà ăn, vừa mát lại ngăn nhiều thứ bệnh Mỗi tối uống một ly sữa này trước khi đi ngủ ung thư, tiểu đường, tim mạch gì cũng không sợ lại còn ngủ ngon giấc hơn

Xem thêm video: Cua đồng- Lựa chọn và sử dụng đúng cách//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/06/oM7gO8Lkmz-480x360.jpg

Video liên quan

Chủ đề