Câu 1. Hợp tác xã là gì?

Trong bài này, Luật sư X xin được chia sẻ một số thông tin liên quan đến hợp tác xã và liên hợp tác xã. Mong bài viết hữu ích cho những người đang có mong muốn, nhu cầu đăng kí thành lập hợp tác xã hay liên hợp tác xã. Chúc bạn thành công.

Căn cứ pháp luật.

  • Luật hợp tác xã 2012
  • Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT

Nội dung tư vấn.

+ Hợp tác xã có thể hiểu là sự hợp tác xã hội để mang lại lợi ích cho nhau, là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến trong việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản, ngoài ra, đây là một mô hình rất được khuyến khích vì tạo được nhiều việc làm cho người nông dân, góp phần vào việc ổn định xã hội. Được đánh giá là một mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo đó liên hiệp hợp tác xã có thể hiểu là sự liên kết của các hợp tác xã nhằm một mục đích hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong kinh doanh.

+ Theo phương diện pháp luật, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là một cụm từ pháp lí được định nghĩa cụ thể bao gồm các điều kiện kèm theo tại Điều 3 của Luật hợp tác xã 2012, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, thuộc quyền sở hữu của những người tham gia, có tư cách pháp nhân với ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác với nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh.

+ Với ít nhất 4 hợp tác xã với mong muốn thành lập 1 tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, đồng sở hữu trên cơ sở tự nguyện, tương tác hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung thì tổ chức đó sẽ được gọi là Liên hợp tác xã.

Căn cứ điều 3 luật hợp tác xã 2012.

Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý.

3. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Đối với hợp tác xã:

  • Là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Do ít nhất 7 cá nhân thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
  • Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Đối với hợp tác xã liên hiệp:

  • Là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Do ít nhất 4 hợp tác xã thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
  • Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các hợp tác xã thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Xem thêm:

  • Thủ tục thành lập hợp tác xã.
  • Thủ tục giải thể hợp tác xã.

Theo Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định:

  • Hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Liên hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Điều 3. Cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Một cá nhân có thể sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã?

Căn cứ điều 17 luật hợp tác xã 2012; Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

Đăng ký hợp tác xã có mất nhiều thời gian không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, sau 5 ngày làm việc từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhân được hồ sơ sẽ tiến hành trả kết quả. Theo đó, sau 5 ngày có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Người thừa kế thành viên hợp tác xã không muốn trở thành, thành viên hợp tác xã được không?

Căn cứ điều 18 luật hợp tác xã 2012; trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Mô hình hợp tác xã hiện nay ngày càng được đẩy mạnh ưu tiên phát triển. Vậy hợp tác xã là gì, mô hình này có những ưu và nhược điểm như thế nào? Bài viết sau của Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất là 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng được nhu cầu chung của các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong việc quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã có các quyền như sau:

– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình;

– Quyết định việc tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, thuê và sử dụng lao động;

– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo các ngành, nghề đã được đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong hợp tác xã;

– Thực hiện kết nạp mới hoặc chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã;

– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện việc liên doanh, liên kết hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã;

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã;

– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã;

– Thực hiện phân phối các khoản thu nhập, xử lý các khoản lỗ, các khoản nợ của hợp tác xã.

Trong nội dung trên đã giải đáp khái niệm hợp tác xã là gì và quyền của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Câu 1. Hợp tác xã là gì?

Đặc điểm hợp tác xã?

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm hợp tác xã là gì ở mục trên, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu về các đặc điểm của hợp tác xã. Hợp tác xã có các đặc điểm dưới đây:

– Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, thành viên của hợp tác xã là cá nhân hoặc tổ chức.

Hợp tác xã được tổ chức, hoạt động trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Các tư liệu sản xuất, tài sản, vốn góp của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên khi tham gia vào hợp tác xã.

– Hợp tác xã là một tổ chức có tính xã hội sâu sắc.

Tính chất xã hội trong hoạt động của hợp tác xã thể hiện ở sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi giữa các thành viên trong hợp tác xã cũng như việc thực hiện một số chức năng của hợp tác xã.

– Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.

Hợp tác xã được thành lập hợp pháp khi đăng ký kinh doanh ở Ủy ban nhân dân cấp huyện và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã bao gồm: đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Số lượng thành viên của hợp tác xã không được thấp hơn số lượng thành viên tối thiểu quy định trong Luật hợp tác xã;

– Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Quyền tự chủ của hợp tác xã thông qua các quyền cơ bản như: tự thực hiện các mục tiêu, hoạt động của hợp tác xã; tự quyết định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã; kết nạp mới hoặc chấm dứt tư cách thành viên của hợp tác xã;…

Người lao động khi tham gia vào hợp tác xã vừa góp vốn, vừa góp sức. Góp vốn là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi thành viên khi tham gia vào hợp tác xã. Làm việc trong hợp tác xã là quyền của các thành viên khi tham gia vào hợp tác xã.

– Hợp tác xã được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Các chính sách cụ thể như: đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, xã hội;…

Ưu điểm và nhược điểm hợp tác xã?

Cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, mô hình hợp tác xã cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của hợp tác xã:

– Hợp tác xã thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các cá thể riêng lẻ;

– Hợp tác xã được quản lý trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; các thành viên trong hợp tác xã đều bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã;

– Các thành viên trong hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho cho các thành viên hợp tác xã yên tâm lao động sản xuất, hạn chế được vấn đề lo lắng khi xảy ra rủi ro.

Nhược điểm của hợp tác xã:

– Do mô hình này phát triển trên cơ chế bình đẳng nên khó thu hút được người có nhiều vốn tham gia;

– Số lượng thành viên tham gia vào hợp tác xã quá đông nên sẽ gây khó khăn trong việc quản lý;

– Nguồn vốn của hợp tác xã được huy động chủ yếu từ các thành viên đóng góp và tiếp nhận thêm các khoản hỗ trợ từ nhà nước. Do đó khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao.

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề hợp tác xã là gì, đặc điểm của hợp tác xã, ưu và nhược điểm của mô hình này. Khi cần hỗ trợ quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại 0981.378.999.