Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Cẩn thận xử lý cây trước cửa

Cần “cây Thanh Long”, không cần “cây Bạch Hổ”.

Cửa chính đối diện một cây lớn, được gọi là “Đỉnh tâm sát”, không phải Phong Thủy tốt.

Nhìn từ cửa chính ra bên trái nhà có cây lớn gọi là “cây Thanh Long”, có tác dụng phù hộ cho ngôi nhà này, đại diện cho quý nhân của nam giới.

Nếu cây lớn nằm bên phải, bên trái lại không có cây phối hợp thì cây bên phải được gọi là “cây Bạch Hổ”. Về Phong Thủy cây này đại diện cho người âm vào nhà hoặc nữ giới nắm quyền hành, có đào hoa, nữ giới quấy rầy, cho dù bản thân có cần Mộc thì cũng phải chặt cây.

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

Nếu không thể chặt cây, dùng mực đỏ vẽ 9 vòng tròn lên cây là có thể hóa giải được hung sát của cây này. Có một mẹo khác, dùng dây xích quấn quanh cây cũng có thể giảm nhẹ được sức sát thương.

Bên cửa sổ có nhánh cây đâm vào, người trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về mắt. Nếu cây với nhà có khoảng cách nhất định thì không sao. (Phong thủy Khải Toàn)

Vị trí của cây rất quan trọng, ví dụ hai vợ chồng mong mỏi có con, vừa may ở phía Đông mọc lên một cây tươi tốt, là Phong Thủy tốt, đại diện trưởng nam trong nhà. Ngược lại, người cha kỵ Mộc, cây mọc lên ở hướng Tây Bắc, là cây hung, cây lớn ảnh hưởng đến bệnh tay chân và gan, nên cẩn thận.

 

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

 

Lệnh bài chiêu tài – khai vận – hộ thân

Khải Toàn Phong thuỷ

• Phong thuỷ học không phải là vạn năng, phong thủy có thể thay đổi đôi phần tài lộc công danh, tuyệt nhiên chính bản thân của người dụng phong thủy phải có cái nhân tài phú, nói cách khác, chính người đó phải đủ phước mới có thể bồi đắp. Mệnh gốc không có tài, vận hạn không gặp tài, tức không có cái nhân tài phú, làm sao có cái quả tài phú, chỉ có cách duy nhất là tu dưỡng tâm tánh và mở lòng bố thí giúp người mới có thể cải biến về sau. Cũng chính vì lý do này, khi các vị liên hệ Khải Toàn cần gửi trước sinh thần bát tự, để tra xem Khải Toàn đủ năng lực trợ duyên được hay không

Xem Phong Thủy shop – nhà | Xem Bát tự mệnh khuyết trọn đời

 

| Mời theo dõi kên “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |

 
Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

 

 

Bài viết hay liên quan

 
 

Thẻ:80 phương pháp khai vận, cây trước nhà, phong thuỷ nhà ở

 

 

  • Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

  • Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt

 

 

 

 

 

Như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ê-đê ở Đắk Lắk từ xưa đã dùng gỗ từ cây rừng để tạo ra nhiều vật dụng trong gia đình như ghế kpan, giường phản, cột nhà, cầu thang,… Trước khi chặt hạ một cây rừng về sử dụng, họ thường làm lễ cúng để xin phép thần rừng và các thần cai quản cây. Đây là một tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, biểu hiện sự tôn trọng rừng cây của người Êđê. 

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Lễ vật được bày cách cây khoảng 10 mét, thầy cúng sẽ thực hiện nghi thức cúng trước mâm lễ vật. 

Theo phong tục của người Ê-đê, trước khi chặt hạ một cây cổ thụ, gia chủ hoặc người trông coi rừng cây thường làm lễ cúng để xin thần linh phù hộ cho việc chặt hạ cây được an toàn, gỗ của cây thật đẹp để có thể làm được nhiều vật dụng trong nhà. Trong lễ cúng, thầy cúng thay mặt gia chủ thực hiện nghi thức cúng thần Rừng, thần Núi, thần Sông, xin các thần cho phép gia chủ được đốn, hạ cây gỗ.

Với ý nghĩa này, để tái hiện nghi lễ của người Ê-đê, mới đây, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã mời thầy cúng và các nghệ nhân làm lễ cúng trước khi chặt hạ cây long não cổ thụ bị chết trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại thành phố Buôn Ma Thuột. Thầy cúng Aê Lê, ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đối với người Êđê, đây là việc làm thể hiện sự tôn trọng các loài cây, bởi mỗi cây đều có thần linh cai quản, nên phải được sự cho phép của các thần thì cây được chặt hạ mới có giá trị lâu bền.

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Mâm lễ vật trong lễ cúng chặt hạ cây. 

Để thực hiện lễ cúng, gia chủ chuẩn bị một sạp nhỏ bằng tre để đựng lễ vật, một cột rượu; một con heo đực, rượu cần, trầu cau, thuốc lá, cơm, gạo, đèn cầy, … Cạnh mâm lễ, người ta cắm một cành xoan, rồi treo lên đó chiếc vòng đồng và một miếng bông biểu thị sự linh thiêng nơi thần linh trú ngụ. 

Khi tiếng chiêng vang lên, thầy cúng bắt đầu làm lễ, khấn gọi các vị thần về chứng giám cho việc xin đốn, chặt cây của gia chủ. Lời khấn có đoạn: "Hỡi các thần linh cai quản rẫy nương, thần linh ở gần buôn làng, cây cổ thụ này gốc nó bên bờ sông, thân nó nơi thung lũng. Sau này khi chặt hạ cho nó mang điều an lành cho con người, không gây sự chết chóc, tang thương. Nên hôm nay gia chủ làm lễ cúng bằng con heo để các thần cùng chứng giám, cùng phù hộ cho gia chủ ngủ gặp nhiều may mắn, không mang điều xấu, phù hộ cho điều tốt điều lành. Để sau này cây này muốn làm giường gia chủ, ghế kpan. Đến khi thành giường ghế rồi mong thần cây vẫn phù hộ cho gia chủ được bình an”.

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Thầy cúng khấn mời các thần về dự lễ. 

Tiếp đó, thầy cúng đi vòng quanh gốc cây, bôi huyết heo và rải chén gạo với ý nghĩa cầu mong sự bình an, thân cây đổ đúng hướng. Đồng thời khấn và đeo vòng đồng cho gia chủ, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia chủ. 

Tham gia nghi lễ cúng hạ cây long não hơn 100 tuổi tại Biệt điện Bảo Đại ở thành phố Buôn Ma Thuột, ông Y Thái Êban cảm thấy rất vui mừng. Vì lâu lắm rồi, ông mới chứng kiến nghi lễ này. Việc tái hiện nguyên bản nghi lễ  rất có ý nghĩa, nhằm lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Thầy cúng rót rượu và rải chén gạo quanh gốc cây. 

Ông Y Chen Niê, cán bộ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong lễ cúng chặt hạ cây, người Ê-đê còn phân biệt nghi thức chặt hạ đối với cây sống và cây chết. Theo quan niệm của bà con, một cây cổ thụ không may chết đi sẽ mang những điềm không may mắn, do đó cần phải cúng trước khi chặt hạ để ngăn chặn không lây lan sang những cây khác, nhằm bảo vệ rừng cây được phát triển bền vững.

Theo phong tục của người Ê-đê thì đối với những cây mang điềm xấu thì sẽ có những nghi lễ khác nhau và đối với những cây có điềm tốt thì cũng có nghi lễ khác. Ví dụ như đối với cây bị chết thì người dân làm lễ để xua đuổi tà ma, điềm xấu và chặt hạ cây, đồng thời cầu mong cho gia chủ hay người chăm sóc cây đó được khỏe mạnh, may mắn.

Cây to trước của nhà, Bài cúng khi chặt
Thầy cúng khấn và đeo vòng đồng vào tay gia chủ (người trông coi rừng cây) để cầu mong sức khỏe và may mắn. 

Trong ngày diễn ra lễ cúng, mọi người trong buôn sẽ không vào rừng. Gia chủ dành nguyên ngày để vui với cây, trước khi cây bị chặt hạ. Việc chặt hạ cây sẽ được tiến hành sau lễ cúng một ngày. Khi nhát rìu đầu tiên được bổ vào gốc cây không bị rớt xuống, có nghĩa là thần linh đã đồng ý. 

Lễ cúng chặt hạ cây là phong tục tốt đẹp của người Ê-đê, có ý nghĩa giáo dục mọi người gìn giữ, bảo vệ môi trường thiên nhiên, sống hòa hợp với rừng và có ý thức bảo vệ rừng./.