Chaánh văn phòng ngân hàng chính sách xã hội năm 2024

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành tại Hội sở chính gồm:

+ Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc;

+ Ban Kiểm soát;

+ Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc;

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin và các Chi nhánh bao gồm:

+ Giám đốc, các Phó giám đốc;

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch có con dấu. Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc.

Hội đồng quản trị có tối thiểu 15 thành viên

Hội đồng quản trị có tối thiểu 15 thành viên, gồm 12 thành viên kiêm nhiệm và 3 thành viên chuyên trách.

12 thành viên kiêm nhiệm gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên còn lại là lãnh đạo của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

03 thành viên chuyên trách gồm: 01 thành viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 thành viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 thành viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát. (*)

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị được bổ sung trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ làm việc 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban.

Thành phần và số lượng Ban đại diện Hội đồng quản trị như (*) nêu trên nhưng không có cơ cấu Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách.

Tuỳ tình hình thực tế ở từng địa phương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thành viên Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy thuộc Bộ, ngành, cơ quan theo thẩm quyền để phục vụ công tác tham mưu cho Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trong xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hai ủy viên kiêm nhiệm hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội vừa được bổ nhiệm bổ sung là thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Chaánh văn phòng ngân hàng chính sách xã hội năm 2024

Ông Ngô Văn Cương (phải) và ông Trần Quốc Phương được bổ nhiệm ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội - Ảnh: N.KHÁNH

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc bổ nhiệm một số vị trí ủy viên kiêm nhiệm hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các quyết định do Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành ngày 23-3. Theo đó, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương kiêm giữ chức ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ông Phương sẽ đảm nhiệm vai trò kiêm nhiệm ở ngân hàng này để thay cho ông Võ Thành Thống, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã nghỉ hưu.

Quyết định của Thủ tướng cũng bổ nhiệm ông Ngô Văn Cương, bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kiêm nhiệm chức ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông Cương được bổ nhiệm thay cho ông Nguyễn Anh Tuấn, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã chuyển công tác.

Như vậy, với việc bổ nhiệm thêm 2 ủy viên kiêm nhiệm còn khuyết, đã hoàn thiện 13 thành viên là ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội theo đúng cơ cấu, tổ chức của đơn vị này. Chủ tịch hội đồng quản trị là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Tại quyết định số 289, Thủ tướng đã điều động, bổ nhiệm ông Lê Văn Hoan giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Trước đó, ông Lê Văn Hoan đảm nhiệm vị trí chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam. Với quyết định này, ông được bầu giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 kể từ ngày 23-3.

Ông Lê Văn Hoan là tiến sĩ kinh tế, được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam từ tháng 8-2012. Công tác trong ngành tài chính từ năm 1995, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quản lý khác nhau tại cơ quan nghiên cứu, đào tạo và quản lý thuộc Bộ Tài chính: Viện nghiên cứu Tài chính, Học viện Tài chính, Văn phòng Bộ Tài chính (phó chánh Văn phòng).