Chân bị teo là bệnh gì năm 2024

Teo cơ bắp chân là sự mất cơ ở bắp chân khi không được sử dụng. Nguyên nhân chính của sự teo cơ là thiếu sự hoạt động làm cho cơ bị tiêu biến. Teo cơ xảy ra khi bạn mắc một căn bệnh hoặc chấn thương khiến cho bạn khó khăn trong việc di chuyển. Triệu chứng của teo cơ là một chân nhỏ hơn chân còn lại, nhưng chiều dài chân không thay đổi.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

\===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân

\===

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ bắp chân

Bạn có thể bị teo cơ bắp chân nếu bạn có

  • Một trong hai bắp chân của bạn nhỏ hơn đáng kể so với bên đối diện
  • Suy yếu một bên chi

Liên hệ đến bác sĩ để kiểm tra nếu bạn bị teo cơ hoặc nếu bạn không thể di chuyển bình thường được. Để chuẩn đoán teo cơ bắp chân, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử của bạn, hoặc các hoạt động bạn thường làm trong ngày, các chế độ dinh dưỡng, thuốc bổ sung. Những điều này có thể tìm được nguyên nhân của teo cơ và đưa ra điều trị đúng phương pháp.

Một số xét nghiệm để chuẩn đoán teo cơ bắp chân và loại trừ các nguyên nhân khác:

  • Xét nghiệm máu
  • X-quang
  • MRI
  • Chụp CT
  • Điện cơ
  • Sinh thiết thần kinh
  • Điện cơ đồ

\>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng teo cơ nói chung, bạn có thể xem tại HIỆN TƯỢNG TEO CƠ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ bắp chân

Nguyên nhân phổ biến nhất của teo cơ bắp chân là không hoạt động cơ bắp chân. Thiếu hoạt động có rất nhiều nguyên nhân: bệnh tật, chấn thương, ngồi làm việc thời gian lâu, lối sống không hoạt động nhiều có thể dẫn đến mất các cơ bắp chân.

Chứng nghiện rượu và suy dinh dưỡng cũng có thể làm ức chế sự phát triển của cơ, khiến cơ thể sử dụng nguồn protein trong cơ làm nguồn năng lượng.

Mất cơ cũng có thể xảy ra do quá trình lão hóa.

Nguyên nhân khác của teo cơ bắp chân là chấn thường hoặc bệnh tật ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối với cơ. Xơ cứng teo cơ một bên, hội chứng Guillain-Barre, tổn thương thần kinh và bại liệt là các ví dụ về bệnh thần kinh.

3. Tác hại của bệnh teo cơ bắp chân

Khi cơ bắp chân của bạn bị mất đi, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển hoặc không thể đứng vững trong một thời gian dài. Đầu gối, hông và mắt cá có nguy cơ bị thương tích vì các vị trí này cần thiết cho các cơ chân bám vào, và cơ giữ cố định các vị trí này.

Về mặt thẩm mĩ, bạn sẽ thấy da ở chân bắt đầu bị lõm xuống khi da căng ra để hỗ trợ các cơ.

4. Phương pháp điều trị bệnh teo cơ bắp chân

Nếu teo cơ nguyên nhân do bệnh tật hoặc chấn thương thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Phương pháp vật lí trị liệu được thiết kế sao cho phù hợp với thể trạng của bạn sẽ giúp tái tạo lại các cơ bắp chân bị mất mà không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn. Trong trường hợp tổn thương thần kinh hoặc bệnh tật, các bác sĩ điều trị bằng cách kết nối các dây thần kinh và cơ lại với nhau để cơ có thể thực hiện trở lại chức năng của cơ một cách bình thường.

Trong một số trường hợp phẫu thuật nhằm giải phóng các xơ co kéo trong trường hợp chấn thương, xơ hóa cơ, có thể được thực hiện trước khi bạn bắt đầu các bài tập vật lí trị liệu khác

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng thích hợp để có thể tái tạo các cơ bắp chân.

5. Phòng chống bệnh teo cơ bắp chân

Tăng cường hoạt động thể chất là chìa khóa giữa việc bảo vệ và ngăn ngừa việc teo cơ. Trường Đại học Y khoa Thể thao ở Mỹ đã khuyến nghị dành 150 phút cho các hoạt động thể chất mỗi tuần, cộng thêm ít nhất thêm hai lần tập thể lực mỗi tuần.

Tập trung các hoạt động sử dụng các cơ về chân như là đi bộ, chạy, đạp xe đạp, leo cầu thang. Các bài tập thể lực tập trung vào các cơ bắp chân để tạo hình cho các cơ bắp chân.

\>>>Xem thêm các tình trạng teo cơ khác:

  • Bệnh teo cơ mông
  • Bệnh teo cơ Delta
  • Bệnh teo cơ bàn tay

Để điều trị bệnh teo cơ bắp chân, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Lão hóa sẽ đi kèm với những thay đổi lớn trong cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể. Người lớn tuổi thường bị giảm dần sức mạnh, khối lượng cơ thậm chí phải đối mặt với bệnh teo cơ hay còn gọi thiều cơ.

Bệnh teo cơ ở người lớn tuổi có tên khoa học là sarcopenia là sự giảm mô cơ vân theo tuổi tác, gây suy giảm chức năng cơ, mất sức mạnh và khối lượng cơ bắp. Bệnh thường khởi phát ở tuổi 75 nhưng có thể sớm từ 65 hoặc muộn ở tuổi 80.

Tình trạng này tiến triển nhanh hơn ở những người cao tuổi ít vận động thể chất, nằm liệt giường hoặc có chế độ dinh dưỡng kém. Teo cơ ở người già là một trong những yếu tố nguy cơ cao dễ gây té ngã và gãy xương, gây tàn tật, thậm chí là giảm tuổi thọ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Lão hóa là nguyên nhân thường gặp của bệnh teo cơ. Bên cạnh đó, chứng teo cơ ở người già còn đến từ các nguyên nhân sau: Ít vận động là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Việc nghỉ ngơi hoặc nằm bất động trên giường sau một chấn thương hoặc bệnh tật

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: không cung cấp đủ calo và protein sẽ dẫn đến tình trạng giảm cân và giảm khối lượng cơ.

Béo phì: một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm thể chất và giảm sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường loại 2 và kháng insulin. Trong đó, kháng insulin có liên quan đến mất cơ do tuổi tác.

Bệnh teo cơ thường có những biểu hiện dễ nhận biết sau:

Suy giảm thể chất, gặp khó khăn khi cầm nắm, nâng đỡ đồ vật

Thao tác chậm chạp bất thường, dễ kiệt sức và ít hứng thú với các hoạt động thể chất

Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể xảy ra ở các bệnh lý khác. Do đó, nếu người lớn tuổi xuất hiện một hoặc nhiều trong số các biểu hiện này và không có lý do rõ ràng, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh teo cơ ở người già. Mặc dù vậy, các hoạt động thể chất và dinh dưỡng hợp lý có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và cải thiện chứng teo cơ.

Tập luyện, vận động cơ thể: đi bộ và tập luyện cường độ thấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lớn tuổi ,giúp giảm nguy cơ hạn chế vận động.

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng chất đạm: nên được bổ sung trong chế độ ăn của người già bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…, và cung cấp đầy đủ Omega dồi dào nhất có trong các loại hải sản như: tôm, cua, cá, nghêu, sò…

Tại sao chân bị teo nhỏ lại?

Có rất nhiều nguyên nhân gây teo cơ chân, đối với các trường hợp teo cơ chân từ nhỏ có thể do bại liệt, tổn thương khớp háng bẩm sinh, bệnh khớp ở trẻ nhỏ hay các bệnh bẩm sinh khác, dẫn đến một bên chân cơ yếu hơn bên kia.

Bệnh teo cơ chân là gì?

Teo cơ là hiện tượng suy giảm khối lượng và sức mạnh của cơ. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt cùng với tập thể dục có thể giúp chúng phát triển, tăng khối lượng và trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, teo cơ có thể là kết quả của sự yếu kém và không hoạt động thể chất của cơ bắp.

Thế nào là hiện tượng teo cơ nó cơ?

Teo cơ là hiện tượng cơ bắp bị thiếu hụt do các hoạt động thể chất hoặc do các vấn đề bất thường về sức khỏe.

Bị teo cơ nên uống thuốc gì?

Thuốc Risdiplam có thành phần được chỉ định trong điều trị bệnh teo cơ cột sống ở người bệnh có độ tuổi từ 2 tháng tuổi trở lên. Thuốc Risdiplam tác dụng thông qua việc điều chỉnh nối mARN của nơron thần kinh vận động thứ 2.

Chủ đề