Chỉ số đánh giá cân nặng chiều cao

Ngoại hình đúng chuẩn luôn là niềm mong ước của bất kỳ ai trong chúng ta. Để biết thân hình mình đúng chuẩn hay chưa, hãy đối chiếu thể trạng bản thân với bảng đo chuẩn chiều cao cân nặng gọi là chỉ số BMI dành cho nam và nữ mới nhất được đưa ra dưới đây nhé.

1. Chỉ số chiều cao cân nặng BMI

Cân nặng là một chỉ số BMI quan trọng

Cách đơn giản nhất để xác định thể trạng, vóc dáng của một người là cân đối hay không chính là xem xét sự tương quan giữa chiều cao và cân nặng. Và chỉ số BMI được coi là công cụ để mỗi người xem xét thể trạng mình là cân đối hay thừa cân, béo phì, từ đó có chế độ ăn uống, tập luyện để có được vóc dáng như ý.

1.1. Công thức tính BMI

BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, một công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sức khỏe của nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet công bố năm 1832. Chỉ số BMI cho bạn biết mức độ của cơ thể mình là béo, gầy hay bình thường so với chiều cao, cân nặng của bản thân.

BMI cũng chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ, chuyên gia y tế, chuyên gia sức khỏe hay huấn luyện viên thể dục thể thao sử dụng phổ biến để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó. Nhưng thông thường chỉ số này dùng để tính toán mức độ béo phì của một ai đó khi thấy họ có vóc dáng thiếu cân đối.

Công thức tính như sau: BMI = Cân nặng/ (Chiều cao x Chiều cao)

  • Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
  • Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình

Công thức tính chỉ số BMI

Công thức tính chỉ số BMI ở trên được áp dụng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên công thức này chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), nhưng không áp dụng cho những trường hợp sau sau: trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh em bé, vận động viên thể dục thể thao, người già, người có khuyết khuyết về tay/chân.

1.2. Cách tính cân nặng lý tưởng dựa trên chỉ số BMI

Bảng giúp nhận định mức độ gầy béo theo chỉ số BMI

Dựa vào chỉ số BMI, một người có thể xem mức độ gầy – béo của mình thông qua thang phân loại. Thang phân loại dành cho người châu Âu là do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), còn thang phân loại được áp dụng cho người châu Á là của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO).

Như vậy, dựa vào thang phân loại châu Á thì BMI lý tưởng dành cho người Việt Nam là từ 18.5 – 22.9. Cách sau đây sẽ giúp bạn tính nhẩm cân nặng lý tưởng của mình:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (cm) x 9 / 10
  • Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (cm)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (cm) x 8 / 10

Như vậy, nếu bạn cao 170cm (1m7) thì được hiểu là:

  • Cân cân nặng lý tưởng: 70 x 9: 10 = 63kg
  • Cân nặng tối đa là: 70kg
  • Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 :10 = 56kg

Do đó, có thể thấy dựa vào số lẻ của chiều cao là bạn có thể nhận định được mức cân nặng tối thiểu và tối đa cho phép. Trường hợp vượt quá các cột mốc này nghĩa là bạn đang quá gầy hoặc thừa cân.

1.3. Cách tính tỷ lệ vòng eo / mông

Chỉ số vòng eo là một chỉ số giúp đánh giá sự phân bố mỡ ở trên cơ thể

Các chỉ số eo / mông (Waist Hip Ratio WHR) sẽ giúp bạn đánh giá sự phân bố mỡ trên cơ thể, với công thức cụ thể như sau: WHR = Vòng eo (cm) / Vòng mông (cm)

Trong đó:

  • Vòng mông được đo ngang qua điểm phình to nhất của mông và vòng eo được đo ngang rốn.
  • Chỉ số WHR của nam giới là < 0.95, còn của nữ giới là < 0.85

Chỉ số WHR là công cụ hỗ trợ cho chỉ số BMI, vì thường chỉ số BMI chỉ phân loại mức độ gầy béo dựa theo tương quan cân nặng và chiều cao, không phản ánh sự phân bố mỡ trong cơ thể. Chỉ số WHR giúp cảnh báo các nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như mỡ máu, xơ vữa mạch máu, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,…

1.4. Phân loại các dạng béo phì trên cơ thể

Béo phì thường được chia thành 3 dạng khác nhau dựa trên chỉ số BMI

Dựa vào chỉ số BMI, ta có thể phân loại các dạng béo phì ở trên cơ thể gồm:

  • Lượng mỡ tập trung đều trên cơ thể là béo phì toàn thân.
  • Lượng mỡ chỉ tập trung nhiều ở vùng eo và vùng bụng thì gọi là béo phì phần trên hoặc trung tâm. Kiểu béo phì này thường mang lại nhiều bệnh tật nguy hiểm.
  • Lượng mỡ tập trung nhiều ở đùi hoặc vùng quanh mông thì gọi là béo phì phần thấp. So với béo phì trung tâm, béo phì phần thấp ít nguy cơ mắc bệnh tật hơn.

2. Chỉ số BMI chuẩn cho nam và nữ

Bảng thông tin cho thấy chỉ số BMI chuẩn dành cho cả nam và nữ

Để biết mình có sở hữu vóc dáng thon thả và khỏe mạnh hay không, bạn có thể kiểm tra các chỉ số BMI chuẩn như sau:

2.1. Chỉ số BMI chuẩn cho nữ

Sau khi tính được chỉ số BMI dựa trên cân nặng, chiều cao của bản thân theo công thức trên, chị em nữ giới hãy so sánh với bảng sau để xem mình trong diện có thể trạng như thế nào nhé!

  • Cân nặng thấp gầy: chỉ số BMI dưới 18.5
  • Thể trạng bình thường: nếu có chỉ số BMI từ 18.5 – 22.9
  • Thừa cân, nên vận động: phù hợp để giảm cân nếu chỉ số BMI đạt 23
  • Tiền béo phì/ béo phì: mức độ thấp nếu có chỉ số BMI từ 23 – 24.9
  • Béo phì độ I: cần giảm cân nếu chỉ số BMI từ 25 – 29.9
  • Béo phì độ II: cần giảm cân ngay nếu chỉ số BMI 30– 39.9
  • Béo phì độ III: cần giảm cân khẩn cấp nếu chỉ số BMI đạt 40

2.2. Chỉ số BMI chuẩn cho nam

Tương tự chỉ số BMI của nữ giới, với nam giới, các mức chỉ số có chút thay đổi, cụ thể như sau:

  • Cân nặng thấp gầy: chỉ số BMI dưới 18.5
  • Thể trạng bình thường nếu có chỉ số BMI từ 18.5 – 24.9
  • Thừa cân, nên vận động phù hợp để giảm cân nếu chỉ số BMI đạt 25
  • Tiền béo phì/ béo phì mức độ thấp nếu có chỉ số BMI từ 25 – 29.9
  • Béo phì độ I, cần giảm cân nếu chỉ số BMI từ 30 – 34.9
  • Béo phì độ II, cần giảm cân ngay nếu chỉ số BMI từ 35 – 39.9
  • Béo phì độ III, cần giảm cân khẩn cấp nếu chỉ số BMI đạt 40.

3. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn (BMI)

Không kiểm soát được cân nặng, dẫn đến tình trạng quá mập hay quá gầy yếu không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, vẻ đẹp bên ngoài, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu thể trạng không cân đối đó diễn ra trong thời gian dài.

Giữ cân nặng của bạn ở mức hợp lý và ổn định, cân đối với chiều cao bản thân, không chỉ giúp bạn trở nên “dễ nhìn” hơn mà còn giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do vậy việc tìm ra cân nặng phù hợp với chiều cao của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng hợp lý với cả nam và nữ giới để các bạn tham khảo.

Bảng tỉ lệ chiều cao cân nặng chuẩn cho nam

Bảng tỉ lệ chiều cao cân nặng chuẩn cho nữ

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý, những số liệu trong 2 bảng trên chỉ dựa trên 2 thông số là chiều cao và cân nặng, mà không tính đến các dữ liệu khác như lượng mỡ, lượng cơ, trọng lượng xương…

Cho nên kết quả chỉ mang tính tham khảo, chứ không thể chính xác trong mọi trường hợp. Và để có sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp, cho dù bạn có cân nặng và chiều cao phù hợp như trong bảng thì cũng đừng quên có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên nhé!

4. Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng (BMI) theo độ tuổi

Giai đoạn từ 10 – 18 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển tối đa về thể chất, cả chiều cao và cân nặng bắt đầu tăng nhanh hơn và đều hơn.

Các cha mẹ có con trên 10 tuổi nên tìm hiểu bảng chiều cao cân nặng để làm cơ sở đánh giá tình hình triển của trẻ. Qua đó cha mẹ có thể biết được trẻ có nằm trong phạm vi chiều cao và cân nặng khỏe mạnh hay không để có chế độ chăm sóc trẻ tốt nhất.

4.1. Tiêu chuẩn cân nặng của WHO

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng của WHO dành cho trẻ em có độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em của WHO

4.2. Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng (BMI) của Việt Nam

Tiêu chuẩn BMI của trẻ em Việt Nam so với Thế Giới

Chiều cao và cân nặng của trẻ của Việt Nam nói chung và trẻ Châu Á nói riêng cũng phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, tuy nhiên vẫn có phần “kém” hơn so với nước Châu lục khác, vì yếu tố di truyền.

Vì thế, so với bảng “Chuẩn chiều cao – cân nặng của trẻ theo số liệu của WHO”, trẻ em Việt Nam sẽ có những trẻ đạt mức chuẩn trong bảng, nhưng nhìn chung là sẽ có phần “thấp bé” hơn chút ít.

Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng, đừng lo lắng thái quá nếu trẻ thấp còi hơn tiêu chuẩn của WHO, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy trẻ có dấu hiệu về thể chất bất thường để kịp thời can thiệp.

5. Làm sao để trẻ đạt được chiều cao cân nặng chuẩn?

Chiều cao của mọi đứa trẻ đều có sự tăng trưởng nhiều nhất vào những năm đầu đời và trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì nếu trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, trẻ có thể tăng vọt thêm từ 10-12cm, 5- 10 kg, có thể hơn. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng rất chậm, chiều cao sẽ dừng tăng trưởng ở độ tuổi 22-25 tuổi.

Do đó, giai đoạn dậy thì có thể coi là “giai đoạn vàng” để các mẹ giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây để giúp trẻ đạt chiều cao chuẩn trong “giai đoạn vàng” này nhé!

Trẻ cần được tăng cường rèn luyện thể lực

Cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm đảm bảo chỉ số BMI lý tưởng ở trẻ

Để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, có chiều dài “lý tưởng”, việc tập thể dục, thể thao thường xuyên là điều rất cần thiết.

Vận động, tập thể dục, thể thao ngoài trời, đồng thời tắm nắng mỗi ngày 20-40 phút sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu canxi.

Bé có thể tập các bài tập hay chơi các bộ môn thể thao ưa thích để rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe như: chạy bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng, cầu lông, bơi lội,…

Tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ

Giấc ngủ là cách giúp tăng chiều cao cho trẻ

Giấc ngủ là thời điểm nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ nghỉ ngơi, để hoạt động tốt hơn, đồng thời đây là thời điểm hormone tăng trưởng của cơ thể tiết ra nhiều nhất, có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé.

Mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, lên giường đi ngủ trước 22 giờ đêm, và nên dành ít phút nghỉ trưa.

Cải thiện môi trường sống

Một môi trường sống hòa hợp với thiên nhiên rời xa các thiết bị điện tử sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

Yếu tố môi trường sống và xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của các trẻ.

Trẻ có nguy cơ cao hơn bị suy dinh dưỡng, thấp còi nếu sống trong môi trường sống có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

Nên hãy tìm một môi trường sống tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện.

Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chất độ ăn uống quyết định đến chiều cao và cân nặng của trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì

Ngoài yếu tố di truyền, thì dinh dưỡng là yếu tố tác động nhiều nhất đến vóc dáng của trẻ.

Khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Các nhóm thực phẩm cần giữ cân bằng, tránh ăn quá nhiều hay quá ít một nhóm thực phẩm nào đấy.

Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, có thêm các bữa ăn phụ, và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, để giúp cơ thể hấp thu tốt các nhóm chất dinh dưỡng, tác động lớn đến khả năng tăng trưởng cho trẻ.

Và để nâng cao hiệu quả tăng chiều cao, các mẹ cần bổ sung nhiều canxi hơn cho bé qua các thực phẩm giàu Canxi như: sữa, các sản phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì,…

Ngoài ra, uống đủ nước - nước ion kiềm với mức kiềm phù hợp sẽ giúp trẻ duy trì cân nặng và vóc dáng của mình. Đặc biệt nước ion kiềm góp phần cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ toàn diện nhất với các tác động tích cực như giảm căng thẳng, stress, tăng cường tập trung, tăng sức đề kháng và miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh.

Xem thêm:

  • Giảm cân bằng nước lọc! Sự thật ra sao?
  • Nước iON kiềm trong quá trình giảm cân, chữa béo phì?
  • Thông tin về máy lọc nước Kangen Nhật Bản giúp mang đến nguồn nước iON kiềm

Trên đây là những chia sẻ về Chỉ số BMI mà Thế Giới Điện Giải vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể phần nào giúp bạn hiểu được cách tính cũng như những thông tin hữu ích liên quan đến chỉ số này. Chúc bạn và người thân của mình có một vóc dáng đẹp cùng một sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống!

Chỉ số cân nặng và chiều cao là gì?

BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét), để đánh giá được tình trạng cơ thể: gầy, cân đối, thừa cân, béo phì của một người trưởng thành.

Cao 1m65 thì cân nặng bao nhiêu?

4. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam giới.

Cao 1m50 cân nặng bao nhiêu là vừa?

Bảng chiều cao, cân nặng của nam giới trưởng thành..

Cao 1m62 cân nặng bao nhiêu?

1m62: 49 - 60 kg. 1m65: 51 - 62 kg. 1m68: 53 - 65 kg. 1m70: 55 - 67 kg.

Chủ đề