Chỉ số ket là gì

Ketone là gì? Chỉ số KET trong nước tiểu có ý nghĩa là gì? Và vì sao chúng ta cần xét nghiệm chỉ số trên trong cơ thể một cách thường xuyên? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên cùng một số thông tin hữu ích có thể bạn chưa biết về loại chất này. Cùng tìm hiểu nhé. 

Ketone là một lớp hợp chất hữu cơ được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để giúp tạo ra năng lượng gồm: carbohydrate, chất béo, protein. Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, thế nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo và lúc này ketone sẽ được tạo ra.

Hiện có ba loại ketone trong máu là: Acetoacetate (AcAc), 3-β-hydroxybutyrate (3HB) và Acetone. Với mỗi cơ thể sẽ có mức độ ketone khác nhau, nhưng thường được điều hòa trong máu một cách tự nhiên.

2. Ý nghĩa của chỉ số Ketone (KET) trong nước tiểu

3. Khi nào nên đi xét nghiệm ketone?  

Bạn nên đi thăm khám bác sỹ để được tư vấn một cách chính xác về thời gian và tần suất nên xét nghiệm ketone. Sau đây là một số dấu hiệu bạn nên chủ động đi thăm khám: 

  • Cơ thể bị mệt mỏi kéo dài.
  • Hơi thở của bạn có mùi trái cây. 
  • Lượng đường trong máu được xác định cao hơn 300 mg/dl. 
  • Cơ thể luôn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng. 
  • Trí nhớ thường xuyên bị nhầm lẫn, hoặc khó suy nghĩ nhanh như người bình thường. 
  • Thường xuyên cảm thấy bị khát nước hoặc khô miệng, khó chịu. 
  • Đặc biệt, với những người bị bệnh cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng: Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra mức độ ketone sau 4 - 6 giờ, bởi vì bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh DKA.
  • Còn riêng đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nên xét nghiệm chỉ số này khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo dùng liều lượng insulin chính xác trong cơ thể. 

Khi nào nên đi xét nghiệm ketone

4. Vì sao nên thường xuyên xét nghiệm ketone trong cơ thể 

Ketone có thể khiến cho máu ở trong cơ thể có tính axit gây ra DKA. Nếu như bị bệnh này sẽ xảy ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể như: 

  • Sưng mô não.
  • Mất ý thức.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Thậm chí dẫn tới tử vong.

Đó là lý do, bạn cần lưu ý để thăm khám bác sĩ sớm khi chỉ số ketone trong cơ thể bắt đầu ở mức độ vừa đến trung bình.

Nên thường xuyên xét nghiệm ketone trong cơ thể

5. Tiến hành xét nghiệm ketone như thế nào?

Hiện nay, việc xét nghiệm ketone có thể thực hiện bằng bệnh phẩm máu hoặc bệnh phẩm nước tiểu. Và cách chính xác nhất để đo nồng độ này là đo ketone ở trong máu.

Hoặc bạn cũng có thể xét nghiệm để kiểm tra nồng độ ketone trong nước tiểu. Tuy nhiên với cách xét nghiệm này chỉ phản ánh mức độ ketone trong vài giờ trước đó, còn xét nghiệm máu lại cho thấy nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.

Cách tiến hành xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu chi tiết như sau:

  • Mẫu nước tiểu được lấy vào cốc vô trùng, sau đó được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành thực hiện. 
  • Que thử được nhúng vào nước tiểu.
  • Sau khi que thử được phủ kín nước tiểu, ta nhấc ra luôn và đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ ketone.

6. Khi ketone tăng cao cần xử lý ra sao? 

Việc điều trị nồng độ ketone tăng cao vô cùng quan trọng để giúp bạn hạn chế các vấn đề do DKA gây ra. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền tĩnh mạch thay thế (IV): Khi bị DKA sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, có thể dẫn đến mất nước. Việc bù nước bằng chất lỏng đường tiêm sẽ giúp bạn làm loãng lượng glucose dư thừa ở trong máu. 
  • Bổ sung điện giải: Khi bị bệnh, nồng độ chất điện giải sẽ có xu hướng thấp hơn bình thường, bao gồm kali, natri và clorua. Vì thế, nếu như bạn bị mất quá nhiều chất điện giải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của tim và cơ bắp.
  • Tiêm insulin: Trong tình huống khẩn cấp, việc cung cấp insulin sẽ giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose bị dư thừa trong máu lấy năng lượng. Chính vì thế, bạn cần kiểm tra mức glucose hàng giờ. Đến khi nồng độ ketone và axit ở trong máu bắt đầu trở lại bình thường, bạn sẽ tiếp tục với chế độ điều trị bằng insulin ở liều lượng bình thường.
 Ketone tăng cao cần xử lý ra sao

7. Bà bầu bị ketone trong nước tiểu cần lưu ý điều gì? 

7.1 Điều này có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bà bầu chỉ xuất hiện với số lượng ketone nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ, vì thế mẹ bầu có thể an tâm. Thế nhưng, ở mức độ ketone cao có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ, thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, và thậm chí những đứa trẻ sinh ra từ mẹ có lượng ketone cao rất có thể bị kém phát triển về trí não.

7.2 Những lưu ý khi bà bầu bị ketone cao

  • Tránh nhịn ăn và hãy ăn đúng giờ.

  • Tránh dùng khoảng cách quá dài giữa các bữa ăn.

  • Bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ.

  • Nên bổ sung điện giải.

  • Thực hiện kế hoạch ăn lành mạnh mỗi ngày như: Ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại.

Bà bầu bị ketone trong nước tiểu nguy hiểm không

8. Một số cách phòng ngừa ketone tăng cao trong cơ thể  

Bạn hãy thực hiện những cách dưới đây để giữ cho lượng đường ở trong máu ổn định và sản xuất ketone ở mức tối thiểu nhất: 

  • Hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: Trong các trường hợp bị ốm, lượng đường trong máu đang tăng lên, hay cơ thể có triệu chứng đường huyết cao hoặc thấp.
  • Thực hiện kế hoạch ăn kiêng lành mạnh: Ưu tiên và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý như: ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại…
  • Quản lý lượng carbohydrate tiêu thụ và liều insulin sử dụng là điều cần thiết, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp quản lý bệnh tiểu đường. 

Những cách phòng ngừa ketone tăng cao trong cơ thể

Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn ketone là gì? Ý nghĩa của chỉ số này và vì sao nên kiểm tra, xét nghiệm thường xuyên định kỳ, nhất là với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ, hãy thực hiện các biện pháp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, kết hợp với việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bạn tránh được các mối nguy hiểm do lượng ketone tăng cao gây ra. Chúc bạn khỏe mạnh!

Tìm kiếm liên quan: 

  • tính chất cuả ketone
  • ứng dụng của ketone
  • lưu ý khi sử dụng ketone
  • mua ketone ở đâu tại hà nội
  • mua pentasodium dtpa ở đâu
  • pentasodium dtpa giá rẻ
  • cung cấp pentasodium dtpa giá rẻ
  • bán pentasodium dtpa giá tốt tại hà nội

Xét nghiệm Ketone là một xét nghiệm quan trọng trong quản lý điều trị bệnh tiểu đường type I vì nó giúp ngăn ngừa một biến chứng ngắn hạn nguy hiểm, đó là nhiễm toan ceton.

1. Thể ketone là gì?

Cơ thể con người chủ yếu được cung cấp năng lượng thông qua glucose. Khi thiếu glucose hoặc bị tiểu đường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu insulin để giúp các tế bào hấp thụ glucose, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.

Ở người bình thường, việc phân hủy chất béo làm nguyên liệu và tạo ra ketone là một quá trình bình thường của cơ thể nhưng với nồng độ không đáng kể do insulin, glucagon và các kích thích tố khác ngăn không cho nồng độ ketone trong máu tăng quá cao.

Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tích tụ ketone trong máu. Khi đường máu cao vượt ngưỡng, nó sẽ xuất hiện trong nước tiểu và gây ra tình trạng đa niệu thẩm thấu khiến cơ thể mất nước, điện giải, trong đó bao gồm cả thể Ketone.

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm toan ketone

Nếu không được điều trị, những người mắc bệnh tiểu đường type I có nguy cơ mắc phải một tình trạng gọi là nhiễm toan đái tháo đường (DKA - Diabetic ketoacidosis). Mặc dù hiếm gặp, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type II cũng có thể gặp DKA trong một số trường hợp nhất định.

2. Xét nghiệm ketone được thực hiện trong trường hợp nào?

Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin nên làm xét nghiệm ketone, đặc biệt cần lưu ý khi thấy cơ thể có các triệu chứng sau:

- Ăn nhiều, khát nhiều, đi tiểu thường xuyên.

- Gầy sút cân.

- Hơi thở nhanh.

- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.

- Chất nôn có màu nâu, nội soi dạ dày thấy có viêm xuất huyết.

Buồn nôn, nôn có thể gặp trong nhiễm toan ketone

Khi mắc đái tháo đường type I, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi xét nghiệm ketone nếu lượng ketone trong cơ thể ở mức cao.

Ngoài ra cần làm xét nghiệm nếu có kết quả đường huyết như sau:

- Nồng độ glucose máu lúc đói từ 7.0 mmol/L trở lên.

- Nồng độ glucose máu bất kỳ (xét nghiệm bất kỳ thời điểm nào trong ngày): từ 11.1 mmol/L trở lên.

Ketone xuất hiện trong máu nhiều có thể làm cho máu có tính axit, nồng độ axit cao có thể dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường (DKA). Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể dẫn đến phù não, hôn mê, mất ý thức và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, hiểu được mức độ nguy hiểm của DKA thì xét nghiệm thường xuyên trên nền bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trước khi chỉ số ketone tăng quá cao.

Nồng độ ketone tăng quá cao có thể dẫn đến hôn mê, tử vong

3. Tiến hành xét nghiệm ketone như thế nào?

Xét nghiệm có thể thực hiện bằng bệnh phẩm máu hoặc bệnh phẩm nước tiểu.

Cách chính xác nhất để đo nồng độ ketone là đo ketone trong máu.

Bạn cũng có thể xét nghiệm kiểm tra nồng độ ketone trong nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm ketone trong nước tiểu thường chỉ phản ánh mức độ ketone trong vài giờ trước đó nhưng xét nghiệm máu cho thấy nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.

Xét nghiệm bằng nước tiểu vẫn được sử dụng phổ biến hơn do tính tiện lợi của nó.

Xét nghiệm Ketone thường sử dụng bệnh phẩm nước tiểu để xét nghiệm

Cách tiến hành xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu được trình bày tóm tắt dưới đây:

- Mẫu nước tiểu được lấy vào cốc vô trùng và gửi về phòng xét nghiệm tiến hành xét nghiệm.

- Que thử được nhúng vào nước tiểu.

- Sau khi que thử được phủ kín nước tiểu, nhấc ra luôn và đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ ketone.

Các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân vừa được chẩn đoán bệnh tiểu đường nên kiểm tra thể ketone 1 - 2 lần một ngày.

4. Xét nghiệm ketone có ý nghĩa như thế nào?

- Bình thường mức độ ketone trong nước tiểu là âm tính.

- Khi test thử màu ketone trong nước tiểu dương tính thì được gọi là ketone niệu.

- Mức độ ketone trong máu như sau:

Dưới 0,6 mmol / L: giá trị ketone máu bình thường

+ Từ 0,6 đến 1,5 mmol / L: Nồng độ ketone đang tăng cao hơn bình thường, cần kiểm tra lại lần sau.

+ Từ 1,6 đến 3,0 mmol / L: Nồng độ ketone cao và có thể có nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường.

+ Trên 3.0 mmol / L: Mức độ ketone cao cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần cấp cứu ngay.

Nồng độ ketone ngoài tăng trong nhiễm toan đái tháo đường thì còn tăng trong nôn mửa, tiêu chảy mất nước.

Xét nghiệm ketone có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiễm toan đái tháo đường. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu có những dấu hiệu cảnh báo như bài viết vừa nêu.

Nếu có những bất thường về sức khỏe bạn nên đến khám ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay là một trong những địa chỉ tin cậy với dịch vụ tốt, công nghệ cao, ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẵn sàng có các cán bộ y tế giàu kinh nghiệm tới địa chỉ của quý khách hàng tư vấn và lấy mẫu, đưa về các phòng xét nghiệm sau đó mang trả kết quả đến tay khách hàng.

Bệnh viện đã và đang triển khai khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm y tế, đáp ứng nhu cầu thăm khám sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, tại MEDLATEC cũng đang liên kết với nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ giúp bảo lãnh viện phí với những gói ưu đãi hấp dẫn. Các công ty bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Manulife, bảo hiểm BIC,… cùng nhiều công ty khác.

Trung tâm Xét nghiệm hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bạn hãy truy cập website: medlatec.vn hoặc gọi đến tổng đài của bệnh viện 1900565656 để tìm hiểu thêm về những gói dịch vụ, thông tin chính sách của bảo lãnh viện phí, cùng các thông tin về bệnh lý mà bạn quan tâm.

Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Video liên quan

Chủ đề