Chim yến làm tổ bao lâu

Yến không còn là cái tên xa lạ với chúng ta nữa. Nhiều món ăn được chế biến  từ yến vừa ngon, vừa lạ miệng. Quan trọng hơn là nó còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết đến chim yến làm tổ như thế nào. Thay vì lấy các chế phẩm khác thì lại lấy chiếc tổ, ngôi nhà của chim để làm thực phẩm dinh dưỡng. Vì sao lại có điều đặc biệt như vậy sẽ được phân tích cụ thể trong nội dung dưới đây.

Chim yến làm tổ bao lâu

Thành phần tạo nên tổ yến

Đầu tiên chúng ta cần phải biết sơ qua vài đặc điểm về loại chim này. Đây là loại chim thường sống ở hang động vách đá. Chúng thường chọn nơi có thoáng gió, độ ẩm cao. Và khi chim yến nhà nuôi thì cũng vậy. Yến sinh sản thường vào mùa xuân trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.

Nhiều người lầm tưởng rằng tổ yến được tạo nên từ cây cỏ, lông, rêu, lá giống như nhiều loài chim khác. Nếu là thật như vậy thì sao chúng ta có thể sử dụng được. Nói ra có thể bất ngờ nhưng nó hoàn toàn là sự thật. Tổ yến có nguyên liệu chính là dịch tiết ra từ nước bọt của loài chim này. Sau khi đông lại, chúng sẽ rất cứng và chắc chắn. Đây là nơi để cho chim yến có thể nằm ấp trứng của mình. Như vậy thành phần chính tạo nên tổ yến là nước bọt của yến.

Vị trí chọn xây tổ chim yến

Vị trí mà yến chọn để làm tổ thường là những vị trí đặc biệt. Nếu là ở hang đá thường là ở trong những khe, những nơi có chỗ bám. Còn ở nhà nuôi yến thì chúng ta cũng có thể nhận thấy là ở những nơi chắc chắn giúp cho tổ yến được cố định lâu dài. Các vị trí không bị lung lay hay dễ bị xâm nhập bởi những kẻ thù, những yếu tố xung quanh khác.

Cũng giống như nhiều loại chim khác, yến thường xuyên làm tổ nhiều lần ở cùng 1 vị trí đó. Hoặc tổ đó sẽ được định vị ở vị trí trí trong nhiều năm. Vì thế mà chiếc tổ này sẽ ngày càng to dần ra do sự bồi đắp của chim. Tuy nhiên, chúng ta nên thu hoạch tổ yến ở một thời gian nhất định. Không quá sớm cũng không để quá lâu.

Quá trình làm tổ của chim yến

Chim yến làm tổ bao lâu

Khi đã chọn được một vị trí thích hợp thì cũng là lúc tuyến nước bọt của yến phát triển để chuẩn bị cho quá trình xây tổ. Thời gian để nước bọt của chim yến khô lại thường sau 2-3 tiếng. Nước bọt được đẩy ra miệng yến bằng lưỡi và quẹt lên thành vách tạo hình. Cứ mỗi đêm, chim yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ cho đến khi nào định hình thành chiếc tổ cứng cáp.

Theo thống kê, trong 1 đêm chim yến chỉ xây được 1mm tổ yến. Điều đáng nói ở đây là công việc này chắc hẳn là đau đớn. Bởi trong quá trình xây tổ, chúng phải nhắm mắt, xù lông, rất vất vả mới có thể tiết được nước bọt lên thành vách. Và kết hợp với hành động đập cánh liên tục. Vậy nên khi thu hoạch, chúng ta luôn thấy tổ yến có lẫn cả lông yến và bụi cát. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ tổ yến lại vô cùng cao. Và điều hiển nhiên là giá thành cũng không hề rẻ.

Đến khi tổ yến đã thành hình với đủ độ lớn và vững chắc là lúc đẻ trứng. Chúng sẽ nhảy lên mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ để tạo nơi đẻ trứng. Dấu hiệu cơ bản mà chúng ta có thể biết được rằng khi nào yến sắp đẻ trứng, đó là trong tổ có lớp xơ mướp, báo hiệu mùa sinh sản của yến đã bắt đầu.

Hình dạng của tổ yến sào

Theo như quan sát bằng mắt, chúng ta cũng có thể thấy được rằng tổ yến có hình dáng như nửa chén trà. Chiếc chén này được úp vào dính trên thành vách đá hoặc thành nhà nuôi yến. Tổ yến gồm nhiều phiến lớp xếp chồng lên nhau. Bởi mỗi đêm yến lại quẹt một lớp đợi cho đến khi khô lại mới tiếp tục xây tổ.

Xét về kích thước thì tổ chim yến khá đa dạng. Chúng có nhiều kích cỡ lớn nhỏ với cùng một hình dáng tương đồng. Giá thành khác nhau ở tổ yến chính là cỡ tổ to cùng với độ sạch càng cao sẽ có giá cao hơn các loại tổ yến khác.

Chỉ có chim yến trống mới làm tổ

Điều này khá là đặc biệt ở loài chim này. Thường thì việc xây tổ chỉ dành cho chim mái. Như có lẽ việc xây tổ quá đau đớn nên chim yến làm tổ là giống đực. Thời gian để hoàn thành tổ thường là 35 ngày. Còn thời gian thu hoạch tổ từ 3- 4 tháng để đảm bảo tốt nhất điều kiện phát triển sau này của chim yến.

So với các sản phẩm bổ dưỡng khác thì tổ yến là một loại thực phẩm khác đặc biệt. Với nguồn gốc hình thành hoàn toàn từ tự nhiên nên tổ yến nguyên chất rất tốt và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

Chim yến làm tổ bao lâu

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được chim yến làm tổ như thế nào. Nếu có nhu cầu tìm mua sản phẩm yến chất lượng đảm bảo thì hãy đến với Yensaoyenloan.com. Đây là địa chỉ được mọi khách hàng gần xa tin cậy trong suốt thời gian qua. Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH LOAN PHAT HUY

Địa chỉ:  116B Nguyễn Chí Thanh . Phường 3 . TP Tây Ninh . tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: 0919 39 29 59 – 0933 48 12 48 – 0276 3873939.

Email:

Website: https://yensaoyenloan.com

Fanpage: Yến sào cao cấp Yến Loan

  • Chim yến là loài rất trung thành: Một khi đã vào nhà ở và làm tổ yến thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim bất an như bị phá hoại, hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi chúng đang bay. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung, vả, … hoặc có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng.
  • Giác quan của chim yến rất tốt: Chúng thích làm tổ yến ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi rất tốt. Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim yến mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà yến cần phải chống ồn tốt. Chim yến thường làm tổ ở những nơi đã từng được những đàn trước làm tổ. Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã có bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.
  • Chim yến không bao giờ đậu: Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. Chim yến có thể bay rất nhanh, vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồn thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1,5- 2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có phòng lượn tối thiểu là 16m2 mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến từ 27-30 độ C. Độ ẩm thích hợp: 70-90%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến ở và làm tổ. Chu trình sinh sản của chim yến từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ yến cho đến lúc chim con có thể bay là 115-132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2-3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta cần lưu ý áp dụng những điều đặc biệt này để có một nhà yến thành công.

Chim yến làm tổ bao lâu

  • Chỉ có chim yến trống mới làm tổ yến: Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Thời gian thu hoạch tổ từ 3-4 tháng để đảm bảo tốt điều kiện phát triển đàn chim yến sau này. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà yến. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Ban đầu chim trống treo mình ngược, tiếp tục chấm 2 chân tổ tại vị trí A, B như hình. Sau đó lần lượt kéo sợi yến từ điểm A sang B và ngược lại. Dần dần sợi yến trũng xuống tạo thành hình vòng cung như ta thấy trong hình. Do đó, khi ngâm tổ yến vào nước, ta sẽ thấy các sợi yến dài lần lượt được tách ra từ 2 vị trí A, B. Sau khi tạo lớp vỏ ngoài tổ yến, chú chim trống lần lượt nhả lông mình vào những vị trí còn yếu trong tổ. Sau đó là lớp sợi yến Xơ Mướp (phần ruột tổ yến) được kéo đan chéo nhau trong tổ.

Tổ Yến Sào ĐẠI LÂM MỘC

Tag: Quy Trình Và Cách Làm Tổ Yến Sào Của Chim Yến Như Thế Nào, to yen, tổ yến

Xem thêm Khuyến Mãi & Sự Kiện


Tổ Yến Rút Lông

Số lượng: 12-14 tổ. Khối lượng: 100gr