Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó

1. Nhân hóa là gì?

Nhân hóalà phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ví dụ 1:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa quyên gọi hè, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này. người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

Ví dụ 2: – Con gà trống biếttán tỉnhláo khoét, biếtmờigà mái đến đểđãigiun

–Bácxe biếtngửithấy mùi đất mới

2. Các kiểu nhân hóa

Có 3 kiểu nhân hóa chính thường được sử dụng gồm:

Gọi sự vật bằng những từ chỉ người

Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh biện pháp tu từ nhân hóa gọi tên sự vật bằng đại từ chỉ người thườngxuất hiện rất nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Ví dụ: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.

Ta thấy đoạn văn trên sử dụng các bộ phận trên cơ thể người như mắt, tay, chân, tai để nhân hóa sự vật.

Dùng vốn từ chỉ tính chất, hoạt động người để chỉ vật

Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

Ví dụ 1: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Ví dụ 2:

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Hành động “vươn mình”, “đu”,”hát ru” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng tạo nên một hình ảnh tre sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả cây tre, biện pháp nhân hóa còn giúp câu thơ mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác, thể hiện được tinh thần lạc quan, bất khuất, yêu cuộc sống của những người nông dân lao động.

Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên là: chống lại, xung phong, giữ.

Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ 1: “ Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”

Từ được nhân hóa là “ơi” .

Ví dụ 2:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người, thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn, nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ

Xuất bản ngày 02/08/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn, khái niệm, tác dụng và ví dụ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm. nói tránh... mà các em cần ghi nhớ

Mục lục nội dung

  • 1. Biện pháp tu từ là gì?
  • 2. Biện pháp tu từ so sánh
  • 3. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • 4. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • 5. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • 6. Biện pháp tu từ nói quá
  • 7. Biện pháp tu từnói giảm, nói tránh
  • 8. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ
  • 9. Biện pháp tu từchơi chữ
  • 10. Biện pháp tu từ liệt kê
  • 11. Biện pháp tu từ Tương phản

Mục lục bài viết

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu
  • Nói giảm, nói tránh
  • Điệp từ, điệp ngữ
  • Chơi chữ
  • Liệt kê
  • Tương phản

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta là hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản… trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.

Các biện pháp tu từ chúng ta thường sử dụng như biện pháp nhân hóa, biện pháp so sánh, hoán dụ, ẩn dụ…

Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó

So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có thể thấy so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

(Hồ Chí Minh)

Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

(Ca dao)

Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.

Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó