Chó con bao lâu thì biết sủa

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CHÓ CON

2: Đối với những chú chó con được sinh ra, chúng sẽ mở mắt sau 2 tuần.

5: Chó con sẽ không thể đi lại cho đến sớm nhất là 2 tuần đến 5 tuần tuổi. Chúng sẽ chập chững đi những bước đầu đời như trẻ con.

6: Vào khoảng 6 tuần tuổi, chó mẹ sẽ bắt đầu khuyến khích chó con làm quen với môi trường bên ngoài và học tính độc lập.

Giống như con người, Chihuahua được sinh ra mới một phần mềm nằm trên hộp sọ, đến khi chúng lớn lên, phần mềm này sẽ đóng lại.

Khi bạn bắt đầu nhận nuôi chó con từ một lứa, không nên chọn chó con mạnh nhất, cũng đừng chọn chú chó yên tĩnh nhất, hãy chọn chú chó con ở giữa.

Nếu bạn không biết lựa chọn chó con như thế nào, hãy nhìn vào bàn chân của chúng. Những chú chó có bàn chân lớn thường có xu hướng phát triển thành những chú chó to lớn và khỏe mạnh.

Cho chó con ăn gì?

Chó con cần được cho ăn 3 lần trong ngày cho đến khi chúng được 8 tháng đến 1 tuổi. Sau đó, khẩu phần ăn của chúng sẽ được giảm xuống thành 2 bữa và 1 bữa khi chúng đã trưởng thành.

Không nên cho chó con ăn thức ăn của mèo, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. 

Không nên cho chó con tiếp xúc với rác thải; sự thật có khá nhiều loại thực phẩm mà chúng ta vứt đi có thể gây hại cho chó con.

Cà rốt là món ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe của chó con.

Hệ tiêu hóa của chó con

Khoảng thời gian mà chó con cai sữa, hệ tiêu hóa của chúng chưa thể phát triển toàn diện. Nếu cún không thể tiêu hóa bình thường, chúng sẽ không thể hấp thu dưỡng chất cần thiết, do đó thường tỏ ra mệt mỏi và lớn chậm. Nguồn dinh dưỡng chất lượng sẽ giúp chó con phát triển hài hòa và tiêu hóa tốt nhất, nghĩa là cún sẽ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về thức ăn cho chó

Huấn luyện cún

Hãy bắt đầu huấn luyện chó con của bạn bằng lệnh “Lại đây”. Để đạt được hiệu quả cho việc huấn luyện này, hãy ngồi xuống để chó con hiểu rằng bạn đang “ngang hàng” với chúng. Khi chó con được 8 tuần tuổi, chúng đã có thể sẵn sàng cho những cuộc huấn luyện đơn giản.

Từ 2 tháng tuổi, hãy tập cho chó con đi vệ sinh trong phòng tắm bằng cách nhốt chúng trong 2-3 giờ mỗi ngày, lặp lại việc này cho đến khi chúng được 8 tháng tuổi.

Dùng một quả bóng bằng vải mềm sẽ giúp bạn dễ dàng huấn luyện chó con trong việc nhặt bóng.

Nếu chó con của bạn có những hành động hung dữ với người khác, đừng cố ẵm chúng lên, điều này sẽ khiến chúng nghĩ rằng đây chính là phần thưởng của bạn cho hành vi của chúng.

Chăm sóc chó con

Nếu bạn có việc phải ra ngoài và để chó con của bạn ở nhà một mình, hãy bật tivi hoặc đài phát thanh để chó con của bạn có thể nghe được âm thanh, tránh để chó con hoang mang, dẫn đến stress.

Chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết trước khi chào đón một chú chó con như: giường nệm, chén, thức ăn cho chó con… Và tuyệt đối không nên di chuyển những vật dụng này. Những chú chó con cần được tập quen vị trí và chúng sẽ không biết nên làm gì nếu những vật dụng này bị di chuyển sang nơi khác.

Chó con dành khoảng 90% thời gian trong ngày để ngủ trong vài tuần đầu tiên của vòng đời. Trung bình chó con sẽ được đón về nhà mới khi chúng được 8 tuần tuổi, và chúng sẽ ngủ tối đa 20 tiếng trong ngày.

Việc rụng lông ở chó là sự loại bỏ những sợi lông cũ, lớp lông chết và thay thể bằng lớp lông mới khỏe mạnh hơn. Chú ý việc thường xuyên chải lông cho chó bằng lược chải lông chó chuyên dụng Furminator để hỗ trợ nuôi dưỡng bộ lông tốt hơn cũng như không để lông chó con bị rối.

Hệ miễn dịch của chó con

Trước khi chào đời, chó con luôn được giữ an toàn và ấm áp trong bụng mẹ. Hệ tiêu hóa của cún rất non nớt và sống nhờ vào kháng thể của chó mẹ qua sữa non. Trong thời gian phát triển, chúng khám phá mọi thứ từ môi trường sống nên rất cần hệ miễn dịch khỏe mạnh tiêu diệt mầm bệnh

Giai đoạn mà cún vừa mới dứt sữa (mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ) và cơ thể vẫn chưa tự sản sinh ra cơ chế tự bảo vệ, cún rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Giai đoạn này được gọi là "immunity gap"

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn "immunity gap" này phải bao gồm chất chống oxi hóa và prebiotics để giúp cún tăng cường sức đề kháng.

Thực tế

Chó con cũng giống như trẻ con, chúng sẽ cảm thấy an toàn nếu bạn cho chúng một chiếc giường dành riêng cho chó AFP. Giường không chỉ là nơi để chúng ngủ mà còn là nơi để chúng lẩn trốn khi chúng căng thẳng hoặc môi trường xung quanh quá ồn ào…

Chó con có thể khóc trong tuần đầu tiên khi bước vào ngôi nhà mới do chúng sẽ nhớ mẹ và anh chị em của chúng.

Sự kết nối giữa chủ nhân và chó con rất quan trọng, đặc biệt từ 1 đến 3 tháng đầu đời, điều này giúp chó con có thể làm quen và thích nghi tốt hơn.

Tham khảo: Cẩm nang nuôi chó con từ A đến Z

Nhiều người vẫn mặc định đã là chó thì việc sủa là điều đương nhiên. Nhưng trên thực tế, có không ít chú chó không sủa hoặc ít sủa kể cả khi gặp người lạ. Điều này có thể gây ra những trường hợp dở khóc dở cười, thậm chí là nguy hiểm cho cả chó và nhà chủ.

Vậy tại sao những chú chó đó không sủa? Chúng đang gặp vấn đề gì và làm thế nào để chúng sủa như những chú chó bình thường khác. Câu trả lời sẽ có trong bài viết chia sẻ dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.

Nguyên nhân chó không chịu sủa

Việc chó không sủa có nhiều nguyên nhân, có thể do khách quan hoặc chủ quan.

Chó có tính cách ít “nói”.

Cũng tương tự như con người, mỗi chú chó đều có tính cách và cách thể hiện khác nhau. Một số chú sẽ rất năng nổ, sủa nhiều và thường vui chơi với thú nuôi khác. Tuy nhiên cũng có những chú sẽ thu mình một góc và chơi một mình.

Những chú chó “hướng nội” như vậy thường ít sủa hơn hẳn. Không phải chúng không thích bạn hay không thích những thú nuôi khác. Điều đó chỉ đơn giản là do chúng chỉ đang không muốn sủa mà thôi. Số lượng những chú chó như vậy không nhiều nhưng cũng không phải hiếm.

Chó có vấn đề về sức khỏe.

Nếu chú chó nhà bạn hàng ngày vẫn sủa bình thường nhưng hôm nay lại nằm im không sủa, kể cả có người lạ thì bạn cần kiểm tra tình hình sức khỏe của chúng. Nếu chó có vấn đề về tiêu hóa, đau đớn hay cổ họng có vấn đề thì chúng cũng sẽ không sủa nhiều như bình thường.

Chó đã quen với việc người lạ ra vào liên tục nên không còn sủa nữa.

Trường hợp này thường bắt gặp ở những gia đình kinh doanh, có lượng người ra vào đông. Thường thì những ngày đầu, chó sẽ vẫn sủa khi có người lạ. Nhưng khi quen dần, chúng sẽ không sủa nữa. Hơn nữa, nếu chúng có sủa thì chủ nhân cũng sẽ ra hiệu không sủa tiếp. Lâu dần hình thành thói quen không sủa khi gặp người lạ của chó.

Giải pháp

Chó không sủa hay chó sủa không theo quy tắc đều cần phải huấn luyện lại. Việc này sẽ khiến cho việc giao tiếp giữa bạn với chúng cũng như việc chúng bảo vệ nhà tốt hơn. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như sau:

  • Nếu vấn đề là sức khỏe, bạn cần can thiệp y tế để đảm bảo sức khỏe cho chó. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ đến tư vấn của bác sĩ thú y.
  • Trong những trường hợp còn lại, bạn nên huấn luyện chú chó của mình để chúng nhận biết được người lạ và nguy hiểm khi cần thiết.

Với phương pháp huấn luyện chó sủa, bạn cần có thời gian luyện tập nhắc lại và sự kiên nhẫn vì thói quen cần được hình thành dần dần.

Bước 1: Xác định từ khóa trong quá trình huấn luyện

Bạn cần tự thống nhất những từ khóa dùng để làm khẩu lệnh trong quá trình huấn luyện chó. Những từ này sẽ được dùng xuyên suốt và không thay đổi để tránh mất hiệu quả rèn luyện, ví dụ “Sủa” hay “Nói”.

Bước 2: Tạo tình huống thực tế 

Bạn cần hiểu rõ được chú chó nhà mình thường sủa nhất khi nào để tạo tình huống kích thích chúng sủa. Ví dụ, khi có người lạ gõ cửa hay ấn chuông chúng sẽ sủa rất lớn. Bạn có thể nhờ người thân ra gõ cửa hoặc ấn chuông nhằm tạo hứng thú sủa cho chúng.

Bước 3: Tán thưởng khi chó sủa đúng

Bạn nên khen ngợi chúng bằng cách thừa nhận sự báo động của chúng. Bạn hãy đến gần nơi phát ra tiếng động sau đó quay lại chỗ cún và đợi chúng ngừng sủa. Hãy thưởng cho bé món đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích.

Bạn có thể lặp lại bước 3 này để hình thành thói quen và sự hưng phấn của chó. Hãy kéo dài khoảng thời gian im lặng của chúng trước khi thưởng đồ ăn hay đồ chơi nhé. Chúng sẽ ý thức được mình cần sủa và im lặng đúng lúc. Khi chó đã quen với việc được thưởng, bạn có thể sử dụng các mệnh lệnh đã chọn ở trên.

Một lưu ý nhỏ khi dùng phương pháp này là nó có thể áp dụng được cả với những chú chó sủa lung tung và chó không chịu sủa. Với những bé không chịu sủa, bạn có thể dùng phần thưởng để tạo sự hưng phấn cho chúng, làm chúng sủa rồi huấn luyện.

Có một số chú ý bạn cần biết trong quá trình huấn luyện chó như sau:

  • Việc huấn luyện chỉ áp dụng đối với những chú chó đã biết sủa. Chó con chưa biết sủa không thể áp dụng được.
  • Bạn nên thực hành nhiều lần cho chúng. Với một số chú chó, việc học có thể rất nhanh nhưng với một số chú chó khác, việc này mất nhiều thời gian hơn. Bạn cần kiên nhẫn với chúng.
  • Bạn có thể cho các bé luyện tập ở nơi công cộng để có thể làm quen với việc sủa khi có người lạ hoặc tín hiệu lạ.

Kết luận

Việc dạy chó sủa đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của người chủ với chú chó của mình. Bạn phải bỏ ra nhiều công sức để chú chó của mình sủa được và sủa đúng. Không có một bí quyết nào có thể thay đổi một chú chó nhiều bằng tình cảm và sự quan tâm của chủ nhân. Hãy yêu thương và cảm thông hơn với chúng, bạn sẽ huấn luyện thành công.

Đọc thêm: Cách nuôi chó cho người bận rộn

Video liên quan

Chủ đề