Cho con bú khi mang thai có tốt không

Cho con bú khi mang thai không có nghĩa là mẹ sẽ tước đoạt mất chất dinh dưỡng của bào thai, miễn là mẹ vẫn ăn uống hợp lý. Ngoài ra, mẹ cũng được khuyến nghị nên uống bổ sung vitamin D và axit folic trong quá trình mang thai.

Canxi rất cần thiết trong suốt thai kỳ và trong sáu tháng đầu cho bú sữa, mẹ có thể bị loãng xương. Ngay cả khi tiếp tục cho con bú, việc khôi phục lại hàm lượng khoáng chất trong xương (BMC) cũng sẽ bắt đầu từ khoảng 3-6 tháng và thường hoàn tất khoảng 12 tháng sau khi sinh. Nếu mẹ mang thai lần hai trước 12 tháng, BMC vẫn tiếp tục được cải thiện và nguy cơ loãng xương không hề gia tăng. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ hấp thụ canxi chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy chế độ ăn uống của mình ít canxi, hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi như rau lá màu xanh đậm, các loại hạt và đậu.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Chăm sóc bản thân

 Cho con bú khi mang thai, mẹ có thể thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi. Điều quan trọng là mẹ hãy tự chăm sóc mình bằng cách nghỉ ngơi thật nhiều và ăn nhiều thức ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy nhờ người thân giúp đỡ các vấn đề về mua sắm, làm việc nhà, nấu ăn.... Dành thời gian chăm sóc bản thân có thể giúp mẹ tránh tình trạng căng thẳng hoặc kiệt sức vì cho con bú khi mang thai.

 Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề cho con bú khi mang thai rồi nhé! 

Tuy nhiên, nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® hay tham khảo thêm thông tin về cách Chăm sóc trong thai kì trên website Huggies.com.vn

Có rất nhiều bà mẹ có con đầu tiên chưa kịp cai sữa thì lại mang thai lần nữa. Vậy trong trường hợp này cho con bú khi mang thai có được không, có ảnh hưởng gì tới cả hai đứa bé không? 

Những trường hợp các bà mẹ nuôi con nhỏ chưa kịp cai sữa đã mang bầu lần nữa không hề hiếm. Khi đó có rất nhiều câu hỏi mà khiến các bà mẹ băn khoăn như liệu cho con bú khi mang thai có ảnh hưởng tới cả hai đứa bé không hay điều đó có gây ra hậu quả gì nghiêm trọng không?

Những trường hợp nào có thể cho con bú khi mang thai?

Nếu như đứa con đầu của bạn còn nhỏ dưới 1 tuổi rưỡi thì bạn nên tiếp tục cho bé bú để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Trong thời kì này cơ thể bà mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa nên việc cho bé tiếp tục bú là cần thiết. Đến khi đứa bé tiếp theo ra đời thì bạn không nên cắt sữa bé đầu quá sớm vì có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sức đề kháng của bé. Thay vào đó, bạn có thể cho cả hai bé cùng bú điều này không có lo ngại gì.

Cho con bú khi mang thai có tốt không

Nhiều mẹ lo lắng cho con bú khi mang có an toàn không

Cho con bú khi đang mang thai có an toàn không là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc khi vừa nuôi con vừa mang thai. Có nhiều chị em lo lắng những cơn co tử cung khi em bé bú sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Nguyên nhân là do hormone  oxytocin được sinh ra trong quá trình em bé bú, có khả năng kích thích co bóp tử cung. Tuy nhiên trên thực tế, lượng hormone này sinh ra với lượng cực thấp và những cơn co bóp là vô hại tới thai nhi và khó có khả năng gây sảy thai.

Ngược lại, khi mang thai, cơ thể mẹ cũng sản sinh một số hormone có thể chuyển trực tiếp vào sữa mẹ nhưng mức độ cũng rất ít. Cơ thể mẹ lúc này cũng bắt đầu sản xuất sữa non, chính vì thế bé lớn có thể phản ứng với sữa mẹ. Tuy nhiên thì sữa mẹ hoàn toàn không gây hại cho em bé đang bú.

Chính vì vậy khi mẹ bầu đang có một thai kỳ khỏe mạnh, và cũng không có bất cứ khuyến cáo nào của bác sĩ sản khoa thì việc cho con bú khi mang thai hoàn toàn an toàn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi vừa mang bầu, vừa cho con bú

Khi vừa mang thai vừa cho con bú, cơ thể mẹ sẽ rất mệt mỏi và cần rất nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cho cả 3 phát triển. Khi chăm sóc mẹ bầu đang cho con bú, cần đặc biệt quan tâm khẩu phần ăn hàng ngày và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, nếu 3 tháng đầu mang thai nếu em bé lớn có bổ sung ăn dặm hoặc uống sữa công thức thì mẹ cần bổ sung 500 calo/ngày. Nếu bé lớn dưới 6 tháng tuổi và hoàn toàn bú mẹ thì lượng calo cần cung cấp mỗi ngày là 650 calo.  Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần bổ sung ít nhất 850 calo mỗi ngày và vào 3 tháng cuối lượng calo cần bổ sung là 1000 calorie mỗi ngày.

Cho con bú khi mang thai có tốt không

Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi và cho con bú Cho con bú khi đang mang thai có nguy hiểm không

Tùy theo cơ địa và nhu cầu của từng chị em khi vừa nuôi con vừa mang thai, lượng calo một ngày có thể thay đổi lên xuống. Để tốt nhất cho mẹ, bé lớn và thai nhi, chị em nên gặp bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về khẩu phần ăn hàng ngày.

Một số dinh dưỡng thiết yếu mẹ cần bổ sung đó là: 

Acid folic

Tham khảo liều lượng phù hợp từ bác sĩ để bổ sung axit folic mỗi ngày nhằm phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Mẹ có thể uống viên uống bổ sung, ngoài ra có thể sử dụng các thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,quả bơ,….

Sắt

Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng viên sắt hoặc bổ sung từ nguồn tự nhiên bằng ăn nhiều thịt đỏ, một số loại rau, củ như rau muống, củ dền… Mẹ cũng cần uống nhiều trái cây chứa vitamin C như cam giúp tăng cường hấp thu sắt, tăng đề kháng cho thai nhi và em bé lớn.

Cho con bú khi mang thai có tốt không

Một số thực phẩm giúp mẹ bổ sung sắt tự nhiên

Iod

Khi mang thai và cho con bú, cần bổ sung iod để em bé lớn và thai nhi phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ. Hàm lượng iot cần mỗi ngày trong giai đoạn mang thai và cho con bú là 100-150μg mỗi ngày. Iot có nhiều trong các loại cá biển, muối bổ sung iod. Nếu có bệnh lý chức năng tuyến giáp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Vitamin D

Vitamin D được hấp thụ tự nhiên từ ánh sáng mặt trời qua da nên mẹ bầu và bé lớn nên phơi nắng ít nhất 10 phút mỗi ngày, tốt cho cả hai mẹ con. Nếu mẹ ít được tiếp xúc với nắng cần uống bổ sung vitamin D khoảng 800 đơn vị mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng sau

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học và đa dạng chứ không phải ăn nhiều là tốt. Cần bổ sung đủ lượng nước để thai nhi phát triển tốt, bé lớn khỏe mạnh.
  • Không có chế độ ăn riêng biệt nào cho mẹ vừa mang thai vừa nuôi con bú, thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều rau, củ, ngũ cốc, sữa tách béo và các chế phẩm từ sữa, cá, thịt. Mẹ cũng cần bổ sung DHA, omega-3 tự nhiên qua thực phẩm như cá thu, cá hồi.. hoặc viên uống để giúp trẻ phát triển đầy đủ não bộ.

Những trường hợp mẹ không nên cho con bú khi mang thai

Mặc dù mẹ bầu cho con bú là an toàn.  Song, với mẹ bầu thuộc các trường hợp được nêu dưới đây thì cần thay thế việc cho bé bú mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc chế độ ăn dặm phù hợp.

  • Mẹ bầu mang đa thai
  • Mẹ bầu có tình trạng xuất huyết âm đạo
  • Mẹ bầu có nguy cơ gặp tai biến sản khoa

Cho con bú khi mang thai có tốt không

Mẹ bầu mang đa thai, xuất huyết âm đạo hoặc có nguy cơ tai biến sản khoa không nên cho con bú khi mang thai

Các câu hỏi thường gặp về cho con bú khi mang thai

Mẹ vừa bầu vừa nuôi con bú có rất nhiều những thắc mắc cần giải đáp. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp ở nhiều chị em.

Nếu không thể cho con bú khi mang thai, chị em nên làm gì?

Trong trường hợp sức khỏe không đảm bảo để cho con bú khi mang thai, mẹ cần bổ sung cho bé lớn những dinh dưỡng thông qua thực phẩm thay thế như sữa công thức. Khi bé từ 6 tháng tuổi có thể dần bổ sung ăn dặm, mẹ nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp nhất cho con. Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không

Khi mang thai, liệu sữa có đủ cho con không?

Thực tế khi mang thai, lượng sữa và thành phần sữa sẽ giảm vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ. Lo lắng không đủ lượng sữa cho con, mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn và có thể bổ sung nguồn sữa ngoài cho con.

Khi nào không nên cho con bú khi mang thai?

Như đã đề cập bên trên, một số trường hợp như mẹ mang đa thai, có nguy cơ tai biến đều không nên cho con bú khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Cho con bú khi mang thai có tốt không

Khi không thể cho con bú khi mang thai mẹ cần bổ sung cho con sữa công thức hoặc ăn dặm

Trên đây là những thắc mắc và câu hỏi thường gặp khi Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không. Tuy nhiên, để chăm sóc tốt nhất sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo đúng lịch để theo dõi xuyên suốt và giúp phát hiện sớm những nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, mẹ cũng sẽ được tư vấn từ bác sĩ về chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhất để vừa tốt cho thai nhi, vừa tốt cho em bé lớn.

Tại sao thời kỳ cho con bú khó mang thai?

Bên cạnh oxytocin, việc sản xuất hormone prolactin trong cơ thể bạn tăng lên do núm vú bị kích thích khi cho con bú. Mức prolactin cao hơn có nghĩa là giảm khả năng sinh sản của bạn. Hormone này cũng ngăn cản quá trình rụng trứng và ngăn không cho kinh nguyệt diễn ra.

Tại sao phải cai sữa khi có bầu?

Việc mang thai khiến người mẹ mệt mỏi, nhất là giai đoạn nghén, thay đổi hormon, ăn uống kém có thể dẫn đến mất sữa mà nếu chưa mất thì đôi khi cũng phải cai sữa (cần tư vấn của bác sĩ sản khoa khi khám thai) vì động tác cho con bú sẽ tạo ra các kích thích, làm co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai.

Có thai bao lâu thì mất sữa?

Thông thường, nguồn sữa của người mẹ sẽ giảm đi trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này thể gây ra những thay đổi đối với sữa thể làm cho sữa của bạn không ngon miệng đối với con bạn. Vì lý do này, trẻ sơ sinh của bạn thể sẵn sàng cai sữa sớm hơn bạn dự đoán.

Dấu hiệu nhận biết có thai?

Cập nhật 21 dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu dễ nhận biết nhất.
Thay đổi ở vùng ngực. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những phụ nữ mới “cấn bầu” là vùng ngực sưng, đau; núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn. ... .
Đi tiểu nhiều lần. ... .
Buồn nôn. ... .
Mệt mỏi. ... .
Đầy hơi. ... .
Nướu sưng và đau. ... .
Cổ tử cung ẩm ướt. ... .
Chóng mặt, ngất xỉu..