Chó giao tiếp với nhau như thế nào năm 2024

Tất nhiên, trên đời này không ai hiểu được... tiếng chó, nhưng bằng các phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học đã giải mã được những dấu hiệu cho thấy chó cố gắng giao tiếp với con người.

1. Dụi đầu, tựa vào chủ - cử chỉ âu yếm

Chó thích âu yếm, và thích được âu yếm. Đó chính là lý do chúng luôn tìm cách dựa và dụi đầu và người bạn.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho biết chó có thể dụi đầu vào người bạn khi chúng sợ hoặc thấy căng thẳng, cần một bờ vai che chở.

2. Nhìn chằm chằm

Nếu chó cứ liên tục nhìn chằm chằm vào bạn, ngay cả khi bạn nhìn thẳng vào mắt chúng, đó là lúc chúng yêu quý bạn vô cùng đấy.

Chỉ cần không nhìn nhau đắm đuối kiểu này là được...

3. Liếm môi liên tục

Đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang cảm thấy không thoải mái, thậm chí là đang stress.

4. Cắn phá đồ đạc

Lý do đơn giản thôi: chán thì phá. Nếu chó nhà bạn đã được dạy không được cắn phá đồ đạc từ bé, thì lý do khiến chó đột nhiên trở nên phá phách là vì bạn đã bỏ rơi nó quá lâu.

Ngoài ra, lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó gặm hết đồ đạc của bạn. Quan tâm đến chúng hơn đi nhé.

5. Tư thế lạ

Nếu chó nhà bạn tự nhiên chuyển sang tư thế lạ như hình dưới đây thì tránh ra luôn đi nhé. Đó là tư thế vồ mồi, nhảy vào cản đường là không hay đâu.

6. Còn đây là tư thế khi chúng hoảng sợ

7. Tha lôi mọi thứ trước mặt chúng ta

Chắc hẳn đôi lúc bạn cảm thấy phát bực vì chó cứ liên tục tha lôi mọi thứ về trước mặt chúng ta. Những thứ chúng lôi về thì... vô vàn, đôi khi là cục xương của con chó nhà hàng xóm.

Nhưng cũng đừng vội trách chúng nó, khổ thân ra. Sở dĩ chó liên tục tha lôi đồ về là vì chúng muốn tặng quà cho bạn, nhằm thể hiện sự biết ơn.

8. Và nếu chó nhà bạn nhìn giống kiểu này khi bạn đi ra ngoài?

Có nghĩa rằng chúng cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi bạn đi vắng. Cũng tốt thôi vì điều này cũng cho thấy chú chó của bạn có thể tự lập.

Ngôn ngữ cơ thể của loài chó bao gồm rất nhiều những dấu hiệu đặc biệt để truyền tải cảm xúc và ý định.

Hình thức giao tiếp của loài chó rất phong phú bao gồm: sủa, rên rỉ và gầm gừ, … vì thế hiểu những âm thanh đó có nghĩa là gì rất quan trọng. Tuy nhiên, loài chó chủ yếu thể hiện cảm xúc và ý định thông qua ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn. Đôi khi những cử chỉ của chúng khiến chúng ta hiểu lầm. Để có thể giao tiếp tốt hơn với người bạn lắm lông này, chúng ta có thể tìm hiểu một số mẹo sau đây:

Vẫy đuôi

Vẫy đuôi là dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể mà bạn thường thấy ở loài chó. Nếu chú chó vẫy đuôi thì có nghĩa là nó đang hạnh phúc. Điều này có đúng không? Sai! Chúng ta hầu như hiểu lầm dấu hiệu này. Khi chú chó vẫy đuôi, đó chỉ đơn giản thể hiện chú ta đang dâng trào cảm xúc. Đó có thể là cảm giác vui mừng, cũng cũng có thể buồn bã hoặc tệ hơn. Để hiểu đúng tâm trạng và ý định của những chó chó này, chúng ta cần phải để ý tốc độ, hướng vẫy và vị trí của đuôi.

Cơ bản, chó vẫy đuôi càng nhanh thì cảm xúc của nó càng cao. Bạn có để ý không, môi khi chú chó mừng bạn, cái đuôi dài thường vẫy chậm từ bên này qua bên kia, cả cơ thể của chúng cũng chuyển động tương tự. Đó là khi chú chó cảm thấy thoải mái. Còn khi bạn thấy cái đuôi vẫy nhanh và mạnh thì có thể điều gì tiêu cực đang xảy ra. Hãy để ý khi chú chó trông nhà nghe thấy tiếng động.

Hướng vẫy đuôi cũng thể hiện điều gì đó. Một nghiên cứu mới đây chứng minh rằng loài chó thường vẫy đuôi sang bên phải nhiều hơn khi chúng cảm thấy tích cực, giống như khi chúng ở bên chủ của mình vậy. Ngược lại, vẫy đuôi sang trái tức là những chú chó đang cảm thấy tiêu cực. Còn khi chú chó vẫy đuôi quay tròn như cái đuôi máy trực thăng thì không nghi ngờ gì nữa, chú ta đang hạnh phúc đấy. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy kiểu vẫy đuôi trực thăng khi chú chó mừng chủ của nó.

Cuối cùng, vị trí của cái đuôi so với mặt đất cũng thể hiện những dấu hiệu về cảm xúc của loài chó. Căn bản, vị trí đuôi càng cao thì chứng tỏ chú chó đang rất năng động và “quyết đoán”. Còn nếu vị trí đuôi hạ thấp xuống mặt đất hoặc bị kẹp giữa hai chân sau thì khi đó chú chó đang trong tình trạng sợ hãi. Những chú chó có đuôi chổng lên như lá cờ thường rất tự tin, có khi rất dữ nữa. Còn những chú chó hiền lành thì đuôi thường ở vị trí trung bình, nhưng đặc tính của chúng cũng phụ thuộc nhiều vào giống loài. Một số giống chó như Chow Chow có đuôi cuộn tròn trên ở phần lưng cuối, còn giống chó Greyhound Ý thì có vị trí đuôi khá là thấp. Nếu bạn có thể đánh dấu vị trí đuôi bình thường của chú chó thì bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra những thay đổi cảm xúc của chú ta.

Dựng lông

Đây là khi phần lông ở lưng dựng đứng lên. Phần này gọi là lông gáy (ở người là tóc gáy, và có hiện tượng dựng tóc gáy), phần lông này có thể xõa xuống vai hoặc dài trên lưng xuống tận đuôi. Dấu hiệu dựng lông này cũng thể hiện rằng cảm xúc của chú chó đang dâng cao nhưng không hẳn là theo hướng tiêu cực. Chú chó có thể thấy buồn hoặc căng thẳng, cũng có thể đang rất vui vẻ và hứng thú với một thứ gì đó. Đây là kiểu phản ứng không tự chủ, tương tự như hiện tượng nổi da gà ở con người vậy.

Tư thế

Sự phân bố trọng lượng cơ thể cũng nói lên rất nhiều về cảm xúc và ý định của loài chó. Một chú chó nằm cuộn tròn, đầu hướng xuống đất, đó là dấu hiệu của nỗi sợ hãi hoặc căng thẳng. Chú chó có thể đang cố trốn tránh điều gì đó, và tư thế đó sẽ làm nó cảm thấy nhỏ bé đi. Nói cách khác, chú chó đang muốn nói “tôi vô hại”. Một tư thế đặc biệt là khi chú chó nằm ngửa bụng. Đây có thể là dấu hiệu của sự thoải mái, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của căng thẳng và lo lắng. Chú chó thậm chí có thể đi tiểu một ít để thấy “khuây khỏa” hơn.

Tư thế ngược lại là dồn trọng lượng lên phía trước. Chú chó đang cố gắng đến gần thứ gì đó. Đây có thể là dấu hiệu thể hiện sự hứng thú của chú chó. Song, đó cũng có thể là chú chó đang ra dấu hiệu tấn công nếu cái đuôi vẫy mạnh trên cao. Trong trường hợp này, chú chó giống như đang thể hiện sức mạnh.

Một dấu hiệu không dễ nhận ra đó là từ thế giơ chân trước. Với những giống chó Setter Anh, giơ tay là một hành vi chỉ trỏ, khi nó phát hiện ra con mồi gần đó. Tuy nhiên, thật ra khi chú chó giơ chân trước lên là khi nó cảm thấy không chắc chắn và một chút không an toàn.

Biểu cảm khuôn mặt.

Loài chó cũng có những biểu cảm giống như con người vậy, nhưng ý nghĩa đằng sau đó thì lại rất khác. Ngáp? Chúng ta thường hay ngáp khi thấy mệt mỏi hoặc chán nản, nhưng loài chó ngáp khi chúng căng thẳng. Theo Turid Rugaas, những chú chó ngáp để bình tĩnh hơn; thú vị hơn, ngáp cũng là cách chúng an ủi chủ. Rugaas khuyên rằng, bạn nên ngáp với chú chó để khiến chúng thoải mái hơn trong những hoàn cảnh căng thẳng, chẳng hạn như đi khám bác sĩ thú y. Đừng ngạc nhiên nếu chú chó ngáp lại trước mặt bạn. Giống như ngáp có thể lây lan của con người thì loài chó cũng như vậy.

Liếm mép? Đây cũng là một loại ngôn ngữ cơ thể mà chúng ta hay hiểu sai. Giống như con người, những chú chó cũng liếm mép sau khi được ăn ngon, nhưng đôi khi chúng liếm méo khi chúng lo lắng điều gì đó. Thỉnh thoảng, cái lưỡi “lia” rất nhanh nên cũng rất khó để chúng ta nhận ra được. Giờ thì, bạn biết rồi đấy, chú chó của bạn liếm vào mặt bạn không phải vì đam mê đâu mà thực sự chúng đang có vấn đề gì không thoải mái đó.

Biểu cảm khuôn mặt khó hiểu nhất ở loài chó là “cười”. Vâng, đúng vậy đấy, chó cũng có thể cười. Nếu bạn không quen với “nụ cười” đó thì nó có thể là trải nghiệm đang sợ :3 Thường thì khi chó nhe răng ra thì có nghĩa là nó đang cảnh báo “hãy nhìn bộ vũ khí của ta đây!”; đặc biệt là khi chú chó đang gầm gừ nữa. Nhưng, dấu hiệu của nụ cười đó là, các khóe môi tạo thành hình chữ C với hàm răng trước nhìn thấy toàn bộ.

Mắt

Bạn cũng có thể dự đoán cảm xúc của loài chó thông qua đôi mắt. Mắt của chú chó có thể “cứng” hoặc “mềm”. Mắt “mềm” có mi mắt giãn ra, giống như đang nheo mắt. Kiểu mắt này cho thấy tình trạng thoải mái và hạnh phúc ở chú chó. Ngược lại mắt “cứng” có ánh mắt lạnh lùng. Tức là chú chó có thể đang trong tình trạng tiêu cực. Có thể nó đang canh giữ đồ chơi hoặc đang lên cơn hung hăng. Một cái nhìn chằm chằm và lâu vào cái gì đó thường là dấu hiệu của sự đe dọa.

Giao tiếp bằng mắt cũng là một dấu hiệu giao tiếp quan trọng. Giống như cái nhìn chằm chằm của sự hung hăng, chú chó cũng hay nhìn ra chỗ khác để bình tĩnh hơn. Khi chú chó thấy căng thẳng, chúng thường nhìn đi chỗ khác và tránh giao tiếp bằng mắt. Chúng ta thường cho rằng đó là sự phớt lờ hoặc ngang bướng, nhưng đó là biểu hiện của sự khó chịu.

Tròng trắng cũng là dấu hiệu giao tiếp bạn có thể dựa vào. Khi mắt chú chó có tròng trắng, đó là dấu hiệu của sự lo lắng và căng thẳng. Bạn hãy nhìn vào mắt chúng mỗi khi bạn làm chúng khó chịu, chẳng hạn như bạn đánh vào đầu chúng, hoặc khi chúng tỏ ra sợ hãi ai đó cướp mất đồ chơi hoặc khúc xương của mình.

Giải mã ngôn ngữ cơ thể của loài chó

Những kiểu ngôn ngữ cơ thể của loài chó thường kết hợp với nhau. Vì thế nếu bạn muốn hiểu được cảm xúc và ý định của chúng, bạn phải để ý tất cả các dấu hiệu, từ đuôi đến mắt. Chú chó lúc nào cũng nói chuyện với chúng ta đấy. Nếu bạn học được cách giao tiếp của chúng, tình cảm giữa bạn và chú chó của mình sẽ càng ngày càng thắm thiết hơn.

---

Dịch giả: Bùi Hà

Biên tập: Kate

Nguồn ảnh: Unsplash

Link bài gốc: How to read dog body languages

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Với mục tiêu chia sẻ và góp phần nâng cao kiến thức tâm lý cho những người trẻ, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Trở thành Cộng tác viên hoặc thực tập sinh để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây //bom.to/AxK6nj

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

Chủ đề