Chữ đ trong tiếng trung viết như thế nào

Mục lụcBảng chữ cái tiếng Trung là một bảng hệ thống ngữ âm tiếng Trung, chúng giúp cho người học tiếp cận ngôn ngữ tiếng Trung Hoa một cách dễ dàng, không cảm thấy ngợp trước hệ thống chữ viết của loại ngôn ngữ mới này. 

Bảng chữ cái tiếng Trung không giống như những thứ tiếng khác. Tiếng Trung vốn có nguồn gốc là chữ tượng hình, được viết bằng một chuỗi gồm các hình ảnh gồm biểu âm và biểu nghĩa. Theo thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung đã có nhiều sự thay đổi và xuất hiện nhiều biến thể khác nhau. Hiện nay, chúng ta có thể thấy những phiên bản: tiếng Quảng Đông, Hán nôm, Hán tự…đây là những biến thể có nguồn gốc từ tiếng Hán.

Đến giữa thế kỷ XX, Chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi chữ Hán giản thể ra đời. Chữ giản thể ra đời với mục đích giảm tỷ lệ người dân mù chữ. Tính đến thời điểm hiện tại, chữ Trung giản thể được sử dụng hầu hết ở Trung Quốc. Còn chữ Trung phồn thể thường được sử dụng phổ biến tại Đài Loan và Hồng Kông.

Làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?

Chữ đ trong tiếng trung viết như thế nào

Mách cho bạn một bí kíp đơn giản chính là: bạn hãy học cách phát âm, thông qua bảng chữ bính âm Latinh và nắm vững cách phát âm của chúng. 

Chú âm (âm phù hiệu) là nguồn gốc để tạo ra bảng bính âm, chúng khá quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong bộ gõ bàn phím. Tuy nhiên có rất nhiều người học bỏ qua phần chú âm. Nếu các bạn muốn soạn thảo văn bản tiếng Trung thật tốt thì bạn phải chú trọng học tập phần chú âm. 

Xem thêm:   Học tiếng Trung có dễ xin việc không? Làm nghề gì?

Tiếp theo, bạn cần phải học cách viết nét, học từ nét cơ bản ngay khi bắt đầu học ngôn ngữ này. Chúng mình sẽ chia sẻ một số quy tắc viết nét tiếng Trung chính xác ở phần bên dưới.

Khi mới bắt đầu nên học bảng chữ cái gì?

Các bạn nên học bảng chữ cái bính âm, phiên âm (pinyin) ngay từ khi bắt đầu. 

Bính âm, Ngữ âm là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống phiên âm tiếng Trung và các quy luật phát triển của chúng. Ngữ âm có cấu tạo âm tiết đơn giản, âm tiết rõ ràng và thanh điệu giúp truyền tải cảm xúc của người nói. Cấu trúc âm tiết của tiếng Trung mang tính quy luật mạnh và mỗi âm tiết đều có cấu tạo gồm ba thành phần chính.

Phụ âm (Thanh mẫu) trong tiếng Trung

Chữ đ trong tiếng trung viết như thế nào

Thanh mẫu là phần quan trong mà người học cần phải nắm vững khi học bảng chữ. Chúng cũng tương tự như nguyên âm. 

  • Âm môi: f,b,m, p.
  • Âm đầu lưỡi: d,l,n, t.
  • Âm gốc lưỡi: g,h, k.
  • Âm mặt lưỡi: j, x, q.
  • Âm đầu lưỡi trước và sau: c, s, r, x.
  • Phụ âm kép: zh, ch, sh.

Nguyên âm (vận mẫu) trong tiếng Trung

Vận mẫu tiếng Trung là phần quan trọng của bảng chữ cái tiếng Trung, chính vì thế mà người học cần phải chú trọng.

  • Nguyên âm đơn: a, e, o, i, u, ü.
  • Nguyên âm kéo: ai, ao, ei, ie, ou,uo, ia, iao, iou, üe, uai, uei.
  • Nguyên âm mũi: an, ang, en, eng, in, ing, ün, uan, üan, uen, ong, iong, uang, ueng.
  • Nguyên âm er đọc cong lưỡi.

Dấu thanh (thanh điệu) trong tiếng Trung

Thanh điệu là một trong những thành phần quan trọng cuối cùng không thể thiếu trong bảng chữ cái tiếng Trung.

Thanh điệu tiếng Trung là dấu thanh trong hệ thống ngữ âm. Nếu tiếng Việt có 6 dấu thì trong tiếng Trung Quốc chỉ có duy nhất 4 dấu và 1 khuynh thanh, thanh nhẹ mà thôi. 

Xem thêm:   Cách viết chữ Hán | Quy tắc viết cơ bản

Hệ thống thanh điệu

Hệ thống dấu thanh

Kí hiệu

Ví dụ

Cách đọc

Thanh 1 一声

ā

Đọc 2 nhịp, dài giọng ra, đọc giống như không có dấu trong tiếng Việt.

Thanh 2 二声

/

Đọc 2 nhịp, giống dấu sắc trong tiếng Việt.

Thanh 3 三声

v

ǎ

Đọc 2 nhịp, giống dấu hỏi trong tiếng Việt.

Thanh 4 四声

\

Đọc 1 nhịp, giống như quát lên

Thanh 5 (Thanh không, khinh thanh, thanh không)

.

a

Đọc 1 nhịp, không quát, đọc bằng một nửa thanh 1.

Quy tắc biến điệu dấu thanh

  • Biến điệu yī và bù

Nếu bạn ghép yī và bù với thanh 4. Chúng ta sẽ được yī → yí và bù → bú.

Ví dụ: 

Không lớn: ghép yī + gè → yí gè 不大  / bú dà /.

Nếu đi với thanh 1, 2 và thanh 3 thì chúng ta sẽ đọc thành yì và bù.

Ví dụ: Yī tiān đổi thành yì tiān.

  • Biến điệu thanh ba

Trong trường hợp hai thanh ba đi liền cùng nhau thì thanh ba đầu tiên sẽ đọc thành thanh 2.

Ví dụ: wǒ hǎo sau biến âm sẽ thành wó hǎo.

Nếu ba thanh 3 đi liền cùng nhau nhau thì thanh 3 thứ hai sẽ đọc thành thanh 2 hoặc hai thanh 3 đầu đọc thành thanh 2.

Ví dụ: wǒ hěn hǎo thành wǒ hén hǎo zhǎnlǎn guǎn 

Nếu bốn thanh 3 đi liền cùng nhau thì thanh 3 thứ nhất và thứ ba sẽ đọc thành thanh 2.

Ví dụ: wǒ yě hěn hǎo → wó yě hén hǎo.

Cách viết bảng chữ cái trong tiếng Trung

Chúng ta cần phải nắm vững các nét viết cơ bản trong tiếng Trung gồm: nét ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập, móc. và chúng được viết tuân theo từng quy tắc nhất định.

Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung

Chữ đ trong tiếng trung viết như thế nào

Bộ thủ tiếng Trung

Bộ thủ là một trong những thành phần quan trọng giúp hiểu nghĩa của từ ngữ dù chưa đưa học.

Bộ thủ (部首 ) là thành tố đồ họa của chữ Trung dùng để sắp xếp các chữ trong từ điển tiếng Trung. Trong một số trường hợp, mối liên kết với nghĩa gốc của chữ cũng mất dần khi nghĩa của chúng được thay đổi theo thời gian.

Ví dụ:

Chất lỏng 液 / yè /.

Xem thêm:   Trung Tâm Tiếng Trung Gò Vấp Khóa Học tiếng Trung Cấp tốc

Sông 河 / hé/.

Bong bóng, Bọt nước 泡 / pào /.

Cả 3 ví dụ trên đều có bộ Thủy ở phía đằng trước và chúng đều có nghĩa liên quan tới nước.

Trong Bộ thủ Khang Hy 康熙 có 214 bộ thủ khác nhau. Tuy nhiên, có một số bộ thủ được đặt bên trái từ, một số bộ khác nằm bên trên hoặc bên dưới, bên phải của chữ. Và có một số bộ thủ xuất hiện với tần suất cao hơn so với bộ thủ khác.

Bính âm (pinyin)

Bảng chữ cái bính âm (Pinyin) trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người học tiếng Trung. Bính âm (Pinyin) là một hệ thống ký âm đượv viết bằng chữ Latinh chính thức của tiếng Quan Thoại tại Trung Quốc đại lục và một phần Đài Loan. Chúng thường được sử dụng để học và dạy tiếng Trung và viết bằng chữ Hán.

Nếu bạn học tiếng Trung, chúng ta quan sát sẽ thấy có những mô tả phát âm được đặt cạnh chữ Hán nguyên bản. Đó là bính âm (Pinyin).

Ví dụ:

Môn 门 / mén /.

Ảnh 影 / yǐng /.

Thị 视 / shì /.

Bính âm (Pinyin) được đặt bên phải chữ Hán. Chúng có các thanh điệu giúp phát âm chữ Hán mà bính âm biểu thị. 

Chữ Hán cũng giống như tiếng Việt, tiếng Anh, chúng được chia thành hai phần: nguyên âm và phụ âm. Và thanh điệu sẽ được đặt phía trên phần cuối.

Tổng cộng gồm có 21 phụ âm, 37 nguyên âm và 5 thanh điệu dùng để tạo thành bính âm (Pinyin).

Đây là những thông tin cần biết về bảng chữ cái tiếng Trung mà chúng mình tổng hợp để các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được tài liệu hữu ích cho việc học tập. Nếu các bạn đang tìm kiếm một trung tâm tiếng Trung TPHCM uy tín thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với tiếng Trung Hanzi chúng mình nhé! Chúc bạn thành công!