Chức năng nhiệm vụ của phòng bộ môn hóa năm 2024

Thực tế giảng dạy ở các trường cho thấy, không một môi trường dạy - học nào mà học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở phòng học bộ môn.

Đặc thù bộ môn Hóa - Sinh có rất nhiều tiết thực hành nên nhà trường cũng xây dựng các phòng bộ môn đầy đủ các trang thiết bị thực hành . Việc khai thác sử dụng phòng bộ môn trong các tiết thực hành góp phần tạo hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học ở học sinh.

Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể tổ chức lớp học theo phương pháp hoạt động nhóm.

Học sinh rất hào hứng với giờ học vì ngoài việc được quan sát kỹ các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, các em còn được trực tiếp làm các thí nghiệm thực hành, tự rút ra bài học thông qua kết quả thu được. Kiến thức mà các em tiếp nhận được vì thế cũng được khắc sâu hơn.

Phòng học bộ môn được trang bị đầy đủ phương tiện nghe nhìn, thiết bị… nên GV được hỗ trợ rất nhiều trong soạn - giảng. Ngoài các kiến thức, kỹ năng thực hành của bộ môn, HS còn có cơ hội hình thành và tích lũy các kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và cả thái độ nghiêm túc, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ, đo đạc và xử lý số liệu…

Phòng học bộ môn của nhà trường đã góp phần giúp học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo niềm hứng thú, nghiên cứu, ham mê khám phá, sáng tạo và ứng dụng kiến thức được học vào thực tế. Tuy nhiên, hiện nay để xây dựng phòng học bộ môn theo đúng quy định của Bộ GD và ĐT cần một khoản kinh phí không nhỏ. Vì vậy, cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt công tác xã hội hóa giáo dục, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhằm giúp nhà trường xây dựng các phòng bộ môn đạt chuẩn, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực./.

Phòng học bộ môn là phòng chức năng không thể thiếu trong trường học nhằm phục vụ tốt cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì đi đôi với việc học lý thuyết thì phần thực hành sẽ giúp các em khắc sâu được kiến thức hơn khi các em được học tại các phòng bộ môn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn các em sẽ tự tiến hành các hoạt động thí nghiệm, thực hành nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức sẽ tạo cho các em có hứng thú, say mê và phấn khởi trong các môn học, từ đó sẽ giúp ý thức học tập của các em tốt hơn.

Mỗi tiết học, thay vì ngồi học ở phòng lý thuyết đơn thuần thì học sinh sẽ được chuyển sang học ở phòng có thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù cho từng môn học như phòng học bộ môn Hóa – Sinh… Với phòng học này, thiết bị sẽ được bảo quản tốt hơn (do không phải di chuyển quá nhiều) và quan trọng hơn cả là sẽ tạo được bầu không khí khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành của cả giáo viên lẫn học sinh.

Phòng bộ môn Hóa – Sinh trường THCS Hoàng Diệu đã được Sở GD-ĐT Đà Nẵng kiểm tra và công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quyết định 37/2008/QĐ-BGD&ĐT trong năm học 2010-2011

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG HỌC BỘ MÔN

Lãnh đạo nhà trường trực tiếp quản lí, đồng thời giao trách nhiệm theo dõi việc hoạt động phòng học bộ môn cho các tổ chuyên môn liên quan. Các thầy cô tổ trưởng chuyên môn luôn vận động giáo viên trong tổ tổ chức các tiết dạy tại phòng bộ môn.

Giáo viên phụ trách phòng học bộ môn thường xuyên lên kế hoạch giúp giáo viên bộ môn triển khai dạy tại phòng này đạt hiệu quả, hỗ trợ cho giáo viên bộ môn trong việc thực hiện các thí nghiệm thực hành, tham mưu tốt cho lãnh đạo nhà trường trong việc quản lí, kiểm tra công tác này.

Duy trì công tác tổ chức học tập của học sinh ở các phòng học bộ môn, đến nay đã đi vào nề nếp và phát huy tốt tác dụng. Học sinh đã tự giác thực hiện theo đúng quy định.

Trong những năm học vừa qua, việc học bồi dưỡng phần thực hành tại phòng học bộ môn Hóa – Sinh luôn đạt kết quả khá tốt và học sinh dự thi thành phố nhiều lần đạt các giải cao thuộc bộ môn Hóa học, Sinh học. Đây là một trong những kết quả do học sinh được hướng dẫn phần thực hành nghiêm túc tại các phòng bộ môn

Ngoài ra các giáo viên trong tổ cũng tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học để phục vụ trong công tác giảng dạy và một số sản phẩm đã đăng ký dự thi “Đồ dùng dạy học tự làm và sáng tạo”

Năm học 2013-2014 nhà trường đã có các sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm, 3 sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực giải trí của học sinh đi dự thi cấp quận.

KẾ HOẠCH CỤ THỂ TẠI PHÒNG HỌC BỘ MÔN

- Đầu năm giáo viên phụ trách phòng học bộ môn lên kế hoạch phục vụ các tiết thí nghiệm thực hành và thí nghiệm chứng minh tại phòng học bộ môn trong năm học. Phục vụ 100% các tiết thí nghiệm

- Giáo viên phụ trách phong học bộ môn lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học trong năm, bổ sung các đồ dùng dạy học hư hỏng, mất mát (được yêu cầu từ các tổ trưởng chuyên môn lên hiệu trưởng)

- Lập các sổ sách phòng học bộ môn theo quy định: sổ đăng kí mượn đồ dùng dạy học, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học, lịch báo đồ dùng dạy học….

- Lập bảng dự trù kinh phí mua sắm thiết bị, hóa chất ngoài danh mục để phục vụ cho các tiết thực hành.

- Cập nhật các loại hồ sơ sổ sách.

- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, vào sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ giáo viên trong các tiết thí nghiệm thực hành tại phòng bộ môn, hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng dạy học.

- Giới thiệu đồ dùng dạy học mới cho giáo viên và hướng dẫn cho học sinh sử dụng.

- Hằng tháng kiểm tra các đồ dùng dạy học, thống kê, báo cáo tình hình mượn đồ dùng dạy học của giáo viên vào sổ những đồ dùng hư hỏng báo cáo lên cấp trên (cuối học kì) để mua sắm bổ sung thay thế.

- Lên kế hoạch kiểm kê vào cuối kì I và cuối năm học.

Trong năm học này phòng học bộ môn Hóa – Sinh trường THCS Hoàng Diệu sẽ cố gắng phát huy những mặt mạnh, những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn để từng bước thực hiện mang lại hiệu quả cao trong công việc đồng thời chấp hành tốt các chỉ thị của Bộ, Sở giáo dục về công tác thiết bị phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn sẽ luôn hoạt động hết công suất, ngoài việc giữ vững danh hiệu là phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia thì vào những năm tới sẽ cố gắng phấn đấu là phòng học bộ môn tiến tiến .

Chủ đề