Chụp x quang cách bao lâu

CLB chia sẻ lại bài viết của BS Võ Xuân Sơn về câu chuyện Che chắn khi chụp X-Quang tại giường. Chủ đề này nhận được nhiều ý kiến của các Anh Chị em trên diễn đàn của CLB nhằm tìm cách để người bệnh xung quanh đó an tâm hơn.

CHE CHẮN

Chắc không có nhiều người biết tấm hình dưới đây chụp cái gì. Đó là hình chụp một trường hợp chụp Xquang tại giường tại phòng cấp cứu bệnh viện Đại Học Y Dược, vào lúc 0h30 ngày 29/04/2017.

Một số bệnh nhân bị thương tổn nặng, không thể di chuyển được, hoặc quá nguy hiểm khi di chuyển, nhưng lại cần phải chụp Xquang. Như vậy, thay vì đưa bệnh nhân đến phòng chụp Xquang thì các thầy thuốc phải đưa máy chụp Xquang đến với người bệnh. Đó là việc bình thường ở nhiều bệnh viện.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, cái máy chụp Xquang cũng là cái máy phát ra tia bức xạ. Theo qui định về an toàn sinh học, cần phải ngăn các bức xạ đó cho những người không phải là đối tượng cần chụp Xquang. Tất cả, tường, cửa, kể cả những miếng kính của phòng chụp Xquang đều có bọc hoặc pha chì, ngăn không cho bức xạ đi qua.

Chụp x quang cách bao lâu

Nhưng khi mang cái máy chụp tại giường đi thì làm gì có tường chì. Một số bệnh nhân thể hiện sự bất mãn cao độ khi họ nằm trên giường bệnh, không di chuyển được, hoặc không được di chuyển, thì khi bệnh nhân giường bên cạnh được chụp Xquang tại giường, nhân viên y tế chạy tán loạn để không bị ăn tia, còn họ thì nằm đấy chịu trận. Và họ cho rằng, khi nhân viên y tế biết lo cho sự an toàn của bản thân, và bỏ mặc họ hứng chịu phóng xạ mà không có biện pháp bảo vệ là vô cảm.

Thực tình thì lượng phóng xạ mà người ta “ăn” vào tình cờ, khi bị phơi nhiễm với tia X trong trường hợp bệnh nhân kế bên được chụp Xquang tại giường không là bao nhiêu. Người bệnh thì cả đời mới gặp chuyện này 1, 2 lần, trong khi nhân viên y tế thì ngày nào cũng gặp nhiều lần. Mà phóng xạ tia X thì có tính tích tụ, nên công bằng mà nói, chuyện nhân viên y tế đi “trốn” tia X không phải là điều to tát để có những kết luận rất tiêu cực về y đức.

Thế nhưng, cảm giác bị bỏ rơi của người bệnh trong trường hợp này là rất đáng được lưu tâm, có thể tác động không nhỏ đến mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân. Do vậy mà việc các điều dưỡng của Phòng Cấp cứu bệnh viện Đại học Y Dược đẩy các tấm chì, che chắn cho người bệnh, là một hành vi đầy tính nhân văn.

Không biết những tấm chì kia giúp che chắn phóng xạ cho những bệnh nhân xung quanh được bao nhiêu, nhưng chắc chắn, nó giúp “che chắn” cho nhân viên y tế và bệnh viện những chỉ trích không đáng có từ phía người bệnh và gia đình họ."

BS Võ Xuân Sơn

Chia sẻ của các Anh Chị trên Diễn Đàn CLB QLCL-ATNB:

Lan Vien Phan Theo như mình biết, có ba kỹ thuật để kiểm soát mối nguy hiểm chiếu ngoài ( chụp Xquang tại giường nói riêng) là

- Kiểm soát thời gian chụp: giảm thời gian chụp có nghĩa là giảm lượng tia người tiếp xúc "bị ăn" (trực tiếp: bệnh nhân, NVYT; gián tiếp: người nhà, bệnh nhân lân cận).

- Kiểm soát khoảng cách: khoảng cách càng xa đầu đèn phát tia của máy Xquang thì lượng tia tổng cộng mình bị nhiễm càng ít

- Che chắn: giảm lượng tia không cần thiết người tiếp xúc bị nhiễm.

Trong ba kỹ thuật trên, việc KIỂM SOÁT THỜI GIAN PHÁT TIA là quan trọng nhất.

Trong trường hợp Xquang tại giường, để kiểm soát lượng tia bệnh nhân và người xung quanh bị nhiễm, đặc biệt là những bệnh nhân không thể di chuyển được cần phải có cái tâm lẫn trách nhiệm của nhân viên y tế:

- Chỉ định Xquang tại giường hợp lý

- Thông báo với bệnh nhân và người nhà để họ sơ tán, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ hấp thụ tia cao ( phụ nữ có thai, em bé, bệnh nhân nằm cách máy Xquang <2m, người nhà hỗ trợ kỹ thuật ....). Nhân viên y tế cần giải thích, hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết

- Đối với những bệnh nhân không thể sơ tán: bệnh nặng, bệnh quá đông. 

+ Nhân viên y tế cũng nên giải thích kỹ càng về việc chụp Xquang tại giường. 

+ Tốt nhất là được trang bị tấm chắn chì cao tối thiểu 2m, di động, có ô kính chì để nhân viên Xquang có thể quan sát được diễn tiến bệnh nhân bên trong

+ Trong trường hợp không có tấm chắn chì, ta cần trang bị đồ bảo hộ cho cả nhân viên xquang lẫn người có nguy cơ nhiễm tia như đã đề cập ở trên (tạp dề chì)

Mình nghĩ việc giải thích kỹ càng và che chắn cho những người có nguy cơ trong khu vực chụp Xquang tại giường là hành động thể hiện trách nhiệm và tính nhân văn của nhân viên y tế vì mình đã cố gắng hết sức để đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Cứ thử tưởng tượng, nếu một ngày, chúng ta là những người buộc phải nằm cạnh một ai đó bị chụp Xquang tại giúp giường, không một dụng cụ che chắn, không một lời giải thích còn nhân viên y tế chạy "lánh đạn" rần rần, cảm giác chắc sẽ khó chịu lắm.

Thieu Tran Minh Có 3 vấn đề:

-Chỉ định đúng 

-Thái độ nvyt đúng. 

-Máy xq tốt 

Mọi sự ok.

Lan Vien Phan Mà anh ơi, anh chị em đang mắc mớ ở cái chỗ làm sao để giải thích cho bệnh nhân, người nhà hiểu ý anh. Anh giúp giùm em nói rõ hơn về "thái độ đúng". Và làm sao để nhân viên y tế có thái độ đúng í

Thieu Tran Minh Mấy tấm che chắn chỉ có ý nghĩa tâm lý chiến thôi. Nvyt thấy cái máy xq tới, chạy rầm rộ thì sao người bệnh yên tâm được?

Lan Vien Phan Dạ, mặc dù tấm che chắn hiệu quả nó không cao nhưng tâm lý những bên liên quan ổn hơn nhiều anh hen. Trong trường hợp này em thấy nó cũng quan trọng.

Thieu Tran Minh Máy xq tại gường giờ là cao tầng, tg phát tia x rất rất ngắn và tán xạ ít.

Thieu Tran Minh Lan Vien Phan đẩy gường bệnh ra 1 góc rộng chụp có dễ hơn làm đẩy 4 tấm chì ra rồi cất đi..

Lan Vien Phan Vậy trước khi giúp bệnh nhân yên tâm, mình nên tập huấn để đả thông tư tưởng phe mình anh hen. Nhiều lúc cười ra nước mắt khi thấy mấy anh KTV tâm sự" thấy tụi tui đẩy máy ra như thấy sinh vật lạ, bỏ chạy tán loạn...tủi thân hết sức"

CLB QLCL-ATNB