Chuyển đất khai hoang phục hóa thành đất vườn năm 2024

Nếu không thể bồi thường về đất cho người dân đối với các diện tích đất khai hoang bị thu hồi thì theo quy định nhà nước buộc phải đưa ra các phương án về hỗ trợ tài chính cho người dân có thể tiến hành việc tái định cư. Tuy nhiên đối với đất không có sổ đỏ như đất khai hoang phục hóa việc bồi thường này cần phải có sự quy định kỹ càng và cụ thể để tránh các tranh chấp khi thu hồi đất có thể xảy ra. Vậy câu hỏi lúc bấy giờ là bồi thường đất khai hoang phục hóa như thế nào?

Nhằm có thể giải đáp cho câu hỏi đó, Luật đất đai xin phép giải đáp thông qua bài viết tham khảo dưới đây.

Đất khai hoang phục hóa là gì?

Đất khai hoang phục hóa chính là những khu đất bỏ hoang không có người sử dụng, được người dân Việt Nam khai hoang sau đó đem vào sử dụng trong nông nghiệp. Loại đất này xuất hiện rất nhiều tại Tây Nguyên và các tỉnh Đông – Tây Bắc bộ. Và hiện nay loại đất này không còn nhiều tại Việt Nam do phần lớn loại đất khai hoang phục hóa này đã được cấp sổ đỏ thành đất nông nghiệp hoặc chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khai như đất phi nông nghiệp.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2013 quy định về việc khuyến khích đầu tư vào đất đai như sau:

“Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất”.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về đất khai hoang như sau:

“4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.”

Đất khai hoang phục hóa có bị thu hồi đất hay không?

Đất khai hoang phục hóa có bị thu hồi đất hay không? Câu trả lời là có. Nếu đất của bạn bị dính vào quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xã hội hoặc sử dụng trong mục đích an ninh quốc phòng thì cho dù đất nhà bạn là đất khai hoang phục hóa chưa có sổ đỏ cũng sẽ bị nhà nước thu hồi. Chính vì thế trên thực tế ta thấy được có rất nhiều diện tích đất khai hoang mặc dù chưa có sổ đỏ vẫn bị thu hồi sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định thu hồi đất trong trường hợp sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
    Bồi thường đất khai hoang phục hóa như thế nào?

Đất khai hoang phục hóa khi bị thu hồi có được bồi thường?

Đất khai hoang phục hóa khi bị thu hồi có được bồi thường? Câu trả lời là tùy trường hợp. Bởi theo quy định mới nhất của Luật đất đai 2013 thì chỉ có những diện tích đất khai hoang là đất nông nghiệp được sử dụng trước ngày 01/07/2004 không có sổ đỏ mới được bồi thường về đất, còn tất cả các trường hợp sử dụng đất khai hoang còn lại điều không được nhà nước bồi thường về đất. Chính vì thế khi sử dụng đất khai hoang phục hóa bạn cần nắm được thông tin này.

Theo quy định tại Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:

“2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

Bồi thường đất khai hoang phục hóa như thế nào?

Hiện nay nhà nước sẽ tiến hành bồi thường đất dựa theo diện tích đất được thu hồi tiên thực tế nhân cho số tiền giá đất được áp dụng tại địa phương. Chính vì thế, trên thực tế việc bồi thường đất tại các địa phương trên cả nước sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì việc bồi thường đất khai hoang phục hóa chưa có sổ đỏ và đất có sổ đỏ là như nhau không có sự phân biệt đối xử.

Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bồi thường đất khai hoang phục hóa như thế nào?″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm có thể giúp cho quý đọc giải trong các vấn đề như cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai chi tiết năm 2023
  • Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất
  • Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2023

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt?

– Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. – Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó. – Đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 65 của Luật này thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chính phủ.

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở?

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau: + Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền; + Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân?

Chủ đề