Có bầu uống thuốc say xe được không

Mẹ cần phải chú ý rất nhiều điều khi mang thai, từ chế độ ăn uống đến thuốc men khi mắc bệnh. Nếu mẹ lỡ uống thuốc say xe khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ hóa giải nỗi băn khoăn này.

Say xe là tình trạng không hề hiếm gặp ở cả người khỏe mạnh lẫn phụ nữ mang thai. Nếu ở trạng thái bình thường, bạn có thể uống thuốc thoải mái mà không cần đắn đo gì cả nhưng với thai phụ thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nhiều mẹ luôn băn khoăn không biết có nên uống thuốc say xe được hay không, hoặc nếu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thì có ảnh hưởng gì đến em bé không. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp mẹ câu hỏi đó.

1. Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe

Có bầu uống thuốc say xe được không

Vì sao mẹ bầu bị say xe?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn khiến mẹ dễ cảm thấy khó chịu hoặc bị say xe khi đi trên ô tô dù trước đây chưa hề gặp phải tình trạng này. Phụ nữ mang thai bị say xe và các triệu chứng có thể càng nghiêm trọng hơn nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Mẹ ăn quá no trước khi lên xe di chuyển.
  • Mẹ bầu ăn những thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Trên xe có mùi thơm quá nồng hoặc mùi gây khó chịu.
  • Não bộ của mẹ bầu có sự nhầm lẫn giữa việc đứng yên và chuyển động.
  • Mẹ có sử dụng điện thoại hoặc đọc sách nhiều trong khi di chuyển.
  • Trong xe thiếu không khí hoặc không thông thoáng khiến mẹ bị ngột ngạt.
  • Xe đi ngang qua khu vực có nhiều khói bụi.

2. Mẹ bầu có thể uống thuốc say xe không?

Có bầu uống thuốc say xe được không

Mẹ bầu có thể uống thuốc say xe không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu uống bất kỳ loại thuốc nào cũng phải cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và phải được sự cho phép, chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, mẹ bầu vẫn có thể dùng thuốc say xe để ngăn ngừa hoặc chấm dứt cảm giác khó chịu. Các loại thuốc say xe được bào chế giúp tác động lên não bộ, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn say tàu xe. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ bầu nên tham khảo để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn khi uống thuốc say xe:

  • Những loại thuốc không kê toa có chứa chất Dimenhydrinate như Dramamine hoặc thuốc có bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl.
  • Các bác sĩ sản khoa nghiêm cấm không cho mẹ bầu được uống thuốc say xe có chứa chất Scopolamine. Tuy rằng loại thuốc này không đặc biệt gây hại cho thai nhi nhưng nó vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ cho mẹ như run rẩy, chóng mặt, mệt mỏi hoặc gặp phải những nguy cơ khác.
  • Trong một số nghiên cứu, việc mẹ bầu sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc chống ói) để ngăn chặn say xe vào 2 tuần cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bị co thắt cơ trơn tử cung hoặc xơ hóa võng mạc ở thai nhi.
  • Chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo mẹ bầu nên uống thuốc Dramamine trong trường hợp bị say xe nặng. Đây là loại thuốc đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai qua suốt một thời gian dài và đến nay vẫn chưa xảy ra bất kỳ vấn đề nào.
  • Mẹ bầu cần phải luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nói chung và thuốc chống say tàu xe nói riêng.

3. Nếu mẹ bầu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thì có sao không?

Có bầu uống thuốc say xe được không

Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thì có sao không?

Trong quá trình mang thai, mẹ cần phải hết sức cẩn thận trong việc dùng thuốc, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ nhất, tức 3 tháng đầu thai kỳ. Giai đoạn này là lúc các cơ quan của thai nhi hình thành và hoàn thiện nên các yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hoàn chính các cơ quan đó, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Có nhiều loại thuốc chống say tàu xe nên sẽ có loại dùng được cho phụ nữ mang thai và loại chống chỉ định cho thai kỳ. Trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, một nguyên tắc chung mà mẹ bầu nào cũng nên nhớ chính là hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu chẳng may mẹ lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, nhất là nếu thuốc đó có thể gây ảnh hưởng đến em bé thì bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra hướng giải quyết tùy vào mức độ tổn thương. Mẹ bầu tuyệt đối không vội vã mà tự ý bỏ thai, vì trên thực tế có nhiều trường hợp mẹ tiếp tục theo dõi thai kỳ và bé sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

Nếu lỡ uống thuốc say xe và phát hiện có thai ngay sau đó, mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra xem thai đã vào tử cung chưa, tuổi thai có phù hợp với chu kỳ kinh không, sự phát triển của thai nhi như thế nào. Nếu đã lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, mẹ hãy thực hiện những xét nghiệm tầm soát bất thường trên thai nhi, siêu âm khảo sát hình thái thai để bác sĩ phán đoán phương hướng giải quyết. Hiện nay, nền y học phát triển hiện đại nên mẹ bầu có thể đăng ký chẩn đoán trước sinh để phát hiện sớm các dị tật của bé. Mẹ có thể đăng ký thực hiện chẩn đoán trước sinh khi đã mang thai được 11 tuần. Tùy thuộc vào tuổi thai, bác sĩ sản khoa sẽ phát hiện sớm được các vấn đề bất thường nếu có. Do đó, mẹ hãy thông báo ngay đến bác sĩ đang thực hiện theo dõi thai cho mẹ và tuân thủ theo các chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

4. Biện pháp tự nhiên giúp mẹ bầu giảm say xe không cần uống thuốc

Có bầu uống thuốc say xe được không

Mặc quần áo thoải mái sẽ giúp mẹ bớt say xe

Tuy rằng có thuốc say xe sử dụng cho bà bầu nhưng nếu mẹ vẫn lo ngại không dám uống thì hãy áp dụng thử một số mẹo nhỏ được chia sẻ dưới đây để chuyến đi được thoải mái hơn:

  • Mẹ hãy cố gắng chợp mắt.
  • Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi di chuyển.
  • Ngồi ở ghế bên cạnh tài xế.
  • Mẹ bầu ưu tiên uống nước lọc, nước suối trong suốt cả chuyến đi.
  • Mẹ bầu có thể giảm say xe bằng cách uống bổ sung vitamin B6.
  • Mẹ để sẵn trong túi các món ăn vặt có vị hơi chua như kẹo me hoặc kẹo gừng.
  • Khi cảm thấy buồn nôn muốn ói, mẹ hãy bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay.
  • Mẹ nên đem theo một trái cam hoặc chanh để ngửi bất cứ khi nào mẹ cảm thấy khó chịu.
  • Nếu di chuyển bằng xe riêng, phụ nữ mang thai có thể hạ cửa kính xuống để hít thở không khí ngoài trời.
  • Trước khi khởi hành, mẹ bầu không nên ăn uống quá no hoặc ăn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Mẹ đừng nên dùng điện thoại, đọc sách hay chăm chú quan sát một vật gì đó ở cự ly gần. Thay vào đó, mẹ nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

Tóm lại, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng thuốc say xe nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ sản khoa. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp thông tin có ích cho mẹ nếu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai cùng biện pháp giải quyết. Mang thai là một hành trình vất vả, mong rằng mẹ có sự chuẩn bị chu đáo và chú ý cẩn thận trong suốt thời gian này. Chúc mẹ có một thai kỳ nhàn hạ, con sinh ra khỏe mạnh thông minh.

Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.

Có bầu uống thuốc say xe được không

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn khiến mẹ dễ cảm thấy khó chịu hoặc bị say xe khi đi trên ô tô dù trước đây chưa hề gặp phải tình trạng này. Phụ nữ mang thai bị say xe và các triệu chứng có thể càng nghiêm trọng hơn nếu rơi vào các trường hợp sau: ăn quá no trươc skhi đi, ăn đồ khó tiêu hóa, xe có mùi thơm quá nồng hoặc mùi gây khó chịu, mẹ sử dụng điện thoại hoặc đọc sách nhiều trong khi di chuyển.

Có thể nhưng mẹ bầu cần phải luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nói chung và thuốc chống say tàu xe nói riêng.

Mẹ bầu không được uống thuốc say xe có chứa chất Scopolamine hoặc thuốc kháng histamin.

Chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo mẹ bầu nên uống thuốc Dramamine trong trường hợp bị say xe nặng. Đây là loại thuốc đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai qua suốt một thời gian dài và đến nay vẫn chưa xảy ra bất kỳ vấn đề nào.

Vẫn chưa thể kết luận được. Nếu chẳng may mẹ lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, nhất là nếu thuốc đó có thể gây ảnh hưởng đến em bé thì bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra hướng giải quyết tùy vào mức độ tổn thương. Mẹ bầu tuyệt đối không vội vã mà tự ý bỏ thai, vì trên thực tế có nhiều trường hợp mẹ tiếp tục theo dõi thai kỳ và bé sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.