Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Chuyện kể về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (NXB Kim Đồng) là câu chuyện có thực về mười cô gái thanh niên xung phong đã khắc ghi tên mình trên một chặng đường lịch sử của dân tộc.
 

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc
 Lần đầu tiên, câu chuyện về cuộc đời 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc được kể lại với hình thức truyện tranh.

Cuốn sách được chuyển tải bằng hình thức truyện tranh theo lời kể của Hoài Lộc cùng những hình ảnh gần gũi và giản dị của nhóm Cloud Pillow Studio.


Đó là mười cô gái tuổi đôi mươi, trong tay chỉ có cuốc xẻng nhằm bảo đảm mạch máu giao thông ra chiến trường không bao giờ tắc. Nơi các cô chiến đấu ngày đêm được mệnh danh là “Tọa độ chết” - Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), là huyết mạch trên đường Trường Sơn, điểm giao của mọi cung đường từ Bắc vào Nam. Giặc điên cuồng trút bom cày xới từng thước đất nơi đây. Vào ngày định mệnh, quả bom ác nghiệt đã cướp đi sinh mạng của mười cô gái thanh niên xung phong khi tuổi đời của họ còn rất trẻ. Họ vĩnh viễn nằm lại, cùng tuổi thanh xuân đi vào lòng đất mẹ.


Sự hy sinh anh dũng của mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của chiến tranh, thức tỉnh trái tim yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.


Lần đầu tiên, câu chuyện về cuộc đời 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc được kể lại với hình thức truyện tranh, góp phần quan trọng tái hiện cuộc đời và sự hy sinh anh dũng của các chị như một bộ phim hùng tráng giàu cảm xúc, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm một phần lịch sử dân tộc, ghi nhớ công ơn những thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu làm nên hòa bình cho hôm nay và mai sau. 


Theo TTXVN

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; về sự hy sinh cao cả của 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi.

Thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn lịch sử. Diện tích của Ngã ba là 50ha được nằm trong một thung lũng có hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, ở giữa là con đường độc đạo, mặt đường như một lòng máng khiến cho mỗi lần bom địch thả xuống đều khiến cho đất đá lăn xuống làm cản trở giao thông.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc
Tượng đài Ngã ba Đồng Lộc trong chuyến đi du lịch Thiên Cầm 4 ngày 3 đêm của tôi

10 cô gái ngã ba Đồng Lộc

Rời xa tiếng sóng biển Thiên Cầm tôi trở về ngã ba Đồng Lộc để nghe về câu chuyện huyền thoại nơi đây, về mười cô gái đồng Lộc và giờ mới biết. Mọi con đường từ Bắc chí Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Được ví như cổ họng, khi qua được đây sẽ phân tán tỏa ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam nên Ngã ba Đồng Lộc được coi là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược.

Vì vậy trong chiến tranh, kẻ địch luôn muốn ném bom hủy diệt nhằm cắt đứt con đường chi viện sức người, sức của , vũ khí của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Tính trong 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, quân địch đã trút xuống đây gần 48600 quả bom các loại.

Câu chuyện 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc của tác giả Nghiêm Văn Tân. Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái Đồng Lộc còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

12 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc (ảnh chụp trước khi các cô hy sinh 1 tuần)

❤️Giới thiệu tour du lịch 2022 hấp dẫn nhất hiện nay:❤️

Ngày 24/7/1968, hồi 17h, tiểu đội 4 thanh niên xung phong nhận được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lấp hố bom, sửa chữa đường và hầm trú ẩn trong sâu rãnh thoát nước để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Danh sách tiểu đội gồm 10 cô gái trẻ:

  1. Nguyễn Thị Nhỏ –  19 tuổi – chiến sĩ
  2. Trần Thị Rạng – 19 tuổi – chiến sĩ
  3. Võ Thị Hợi – 20 tuổi – chiến sĩ
  4. Hồ Thị Cúc – 21 tuổi – tiểu đội phó
  5. Dương Thị Xuân – 19 tuổi – chiến sĩ
  6. Võ thị Tần – 22 tuổi – tiểu đội trưởng
  7. Hà Thị Xanh – 18 tuổi – chiến sĩ
  8. Nguyễn Thị Xuân – 20 tuổi – chiến sĩ
  9. Võ Thị Hạ – 19 tuổi – chiến sĩ
  10. Trần Thị Hường – 17 tuổi – chiến sĩ

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Chân dung 10 cô gái thanh niên xung phong.

Sau khi nhận nhiệm vụ các cô gái đến hiện trường gấp rút triển khai công việc mà không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa í ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc hướng vào Nam vượt qua trọng điểm.

Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường rồi sau đó lại chồm dậy làm việc. 16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm – nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi phía sau gào thét lên, người dân xóm Bãi Dĩa cũng lao ra gọi tên từng người.

Nhưng chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài cái xẻng, cuốc văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người, 10 cô gái Đồng Lộc đã hy sinh ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Các chị đã vĩnh viễn nằm tại ngã ba huyết mạch Bắc – Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống. Tên tuổi 10 cô gái thanh niên xung phong đã trở thành bất tử.

Bạn cũng có thể như tôi, đặt một chuyến đi tour du lịch Thiên Cầm để hiểu hơn về câu truyện cảm động về những cô gái Ngã Ba Đồng Lộc này. Cũng không xa biển Thiên Cầm lắm đâu.

Bạn đọc cũng quan tâm:

10 cô gái ở ngã ba đồng lộc
mười cô gái ngã ba đồng lộc
hình ảnh 10 cô gái ở ngã ba đồng lộc
10 cô gái ngã ba đồng lộc
10 cô gái hy sinh ở ngã ba đồng lộc
ngã ba độc lập
ngã ba đồng lộc 10 cô gái
kể chuyện 10 cô gái đồng lộc
mười cô gái
những cô gái đồng lộc
nhung co gai nga ba dong loc
tên 10 cô gái ở ngã ba đồng lộc

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

Gần 50 năm trước, ngã ba Đồng Lộc là toạ độ chết, nơi 10 cô gái thanh niên xung phong đã ngã xuống khi

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm trên đường Hồ Chí Minh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 đoạn qua Hà Tĩnh.

Trong những năm chiến tranh, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam.

Những năm 1964-1972, nơi đây bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, ngã ba Đồng Lộc phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất nơi đây gánh trên 3 quả bom. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.

Ngã ba Đồng Lộc tưởng như không có một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi. Vậy nhưng, ngày đêm trên đoạn đường này vẫn có hàng nghìn người làm nhiệm vụ thông suốt giao thông, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Tại chiến trường ngã ba Đồng Lộc lúc bấy giờ có nhiều lực lượng như: Bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích…, thời điểm đông nhất lên tới 16.000.

Tham gia lực lượng pháo binh 50 năm trước, ông Nguyễn Trinh (84 tuổi, trú xã Đồng Lộc) nhớ lại: “Những năm tháng đó máy bay thả bom như mưa. Chiều 27/4/1967, bom rơi vào trường Tiểu học khiến 15 em tử vong. Nhiều em khác bị thương, trong đó có con trai út của tôi”. Mẹ ông cũng mất trong một lần chạy bom.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Ông Nguyễn Trinh.

Trưa 24/7/1968, giống như mọi ngày, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ.

Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom. Hầm sập, tất cả 10 chị hy sinh. Người trẻ nhất mới 17, ba chị lớn nhất cùng 24 tuổi.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Nhà bia tưởng niệm những người dân đã hy sinh tại Đồng Lộc.

Ngày nay, Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã ba Đồng Lộc được xây khang trang để tưởng niệm hàng nghìn chiến sĩ và người dân đã ngã xuống để giữ vững mạch máu giao thông Bắc - Nam.

Nhiều công trình kiến trúc đặc biệt được xây dựng, như: Khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong, sa bàn chiến đấu, nhà bảo tàng, tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng đài...

Chiến tranh lùi xa, cuộc sống mới với cung đường giao thông hiện đại, cây xanh mọc lên đã hồi sinh tọa độ chết năm xưa. “Thời gian có thể khiến người ta quên đi bao nhiêu ngã ba trong cuộc đời, nhưng tôi nghĩ khó có ai một lần đi qua mà có thể quên được Ngã ba Đồng Lộc với những câu chuyện cảm động”, ông Nguyễn Trinh chia sẻ.

Phim tư liệu Đồng Lộc

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Tại phần mộ của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, có hai cây bồ kết mọc lên xanh tốt, cao hơn nhiều so với những cây thông, cây vú sữa bên cạnh. Trời nắng, bồ kết xòe tán tỏa bóng mát cho cả khu mộ.

Mỗi lần tới thắp hương, du khách thắc mắc tại sao lại có hai cây bồ kết mọc ở đây?

Ông Nguyễn Thế Linh (hiện 77 tuổi, nguyên Đại đội trưởng 552) kể chiều 24/7/1968, dưới trời nắng như đổ lửa, ông nhận lệnh sẽ có đoàn xe quân sự đi qua Đồng Lộc, nhiệm vụ của các tiểu đội là đào hầm địa đạo trú ẩn và san đường.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Các nữ thanh niên xung phong thuộc tiểu đội 4 - Đại đội 552 đang lấp hố bom. Ảnh: Tư liệu

Khi nhận nhiệm vụ, Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, 24 tuổi, có người yêu sắp cưới. Cô Hồ Thị Cúc, tiểu đội phó 24 tuổi, đã qua một đời chồng. Những người còn lại đều chưa lập gia đình.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc
Ông Nguyễn Thế Linh - nguyên Đại đội trưởng 552. Ảnh: Đức Hùng

Tiểu đội 4 do chị Võ Thị Tần chỉ huy, hôm ấy chỉ còn lại 10 người, bốn người khác bận việc không tham gia.

Cuối giờ chiều, hai máy bay lướt qua dội bom xuống chỗ gần nơi các chị đang làm nhiệm vụ. 10 người bị đất đá vùi lấp, tử vong do bị sức ép từ quả bom, riêng tiểu đội phó Cúc chưa tìm thấy thi thể.

“Tôi đứng chỉ huy trên tháp chuông, cách vị trí thả bom vài trăm mét, vội vàng chạy xuống, gọi thất thanh nhưng chị em ai nấy đều đã nằm im”, ông Linh nhớ lại.

Đêm hôm đó, cả đại đội khóc. Trong không gian mịt mờ, xung quanh tiếng côn trùng kêu, ông Linh ngồi một mình trực bên thi thể 9 cô gái, việc tìm kiếm người còn lại vẫn tiếp diễn.

Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn quây quần đủ mặt

Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh

A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh

Chỉ thiếu mình em

Chín bỏ làm mười răng được.

Sang ngày thứ ba, đồng đội tìm thấy chị Cúc trên đồi Trọ Voi, cách hố bom cũ 20 m trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc. Thương xót người em, nhà thơ Yến Thanh - cán bộ kỹ thuật đội N55 cùng có mặt lúc đó đã viết những dòng thơ trên.

Bà Nguyễn Thị Hường (68 tuổi, từng là thanh niên xung phong Tiểu đội 4) kể, ngày hy sinh, đầu tóc của những nữ đồng đội dính đất cát, quần áo vấy bẩn.

Ngày hè nắng bỏng rát, nước sinh hoạt thiếu thốn, trên trời bom vẫn không ngừng rơi. Khi khâm liệm, nhiều nữ thanh niên xung phong đầu chưa gội sạch, quần áo vẫn lấm bùn.

“Nhiều đồng đội ước có quả bồ kết để gội đầu cho các cô thì tốt biết bao”, bà Hường nói.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Hòa bình lập lại, khi đến thăm Đồng Lộc, đại tá Nguyễn Tiến Tuẩn, nguyên Giám đốc Công an Hà Tĩnh, đã về Hương Sơn tìm 2 cây bồ kết mang đến trồng bên cạnh mộ phần các nữ thanh niên xung phong.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Ông Nguyễn Viết Hồng (74 tuổi, trú xã Thiên Lộc, Can Lộc) kể, giữa năm 1968, tranh thủ thời gian được cử ra miền Bắc học tập, ông xin phép thủ trưởng về quê kết hôn. Vừa đặt chân đến nhà, ông nhận tin dữ: Vợ sắp cưới đã hy sinh.

Ông Hồng là người yêu của chị Võ Thị Tần - “Chị cả” của 10 nữ thanh niên xung phong ở Đồng Lộc.

Nhà cách nhau một dậu mùng tơi, chàng trai Hồng mến cô hàng xóm bởi nụ cười hiền, đức tính giản dị. Cuối năm 1964, anh ngỏ lời và được gia đình bạn gái đồng ý. Họ tổ chức lễ dạm ngõ, chờ ngày làm đám cưới.

“Sau đó tôi lên đường nhập ngũ”, ông Hồng nói.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc
Ông Hồng và người vợ hiện tại. Ảnh: Phượng Vũ

Tối hôm đi nhận quân, trời mưa tầm tã. Chị Tần tới cầm tay anh Hồng, lấy từ trong túi áo trao cho anh một bức ảnh và lọn tóc thề. Anh Hồng tặng lại cho chị chiếc lược trắng. Trao kỷ vật xong, cả hai nhìn nhau không nói nên lời. Anh Hồng vào Quảng Trị, chị Tần ở lại Đồng Lộc.

Những năm tháng xa cách, anh chị liên lạc bằng thư. Năm 1968, khi anh Hồng ra đảo Cồn Cỏ thì mất liên lạc với người yêu. Anh bị thương, được cử ra Bắc học tập. Sau đó anh tranh thủ về quê cưới vợ, nào ngờ ngày về là ngày chia ly.

Hết chiến tranh, anh Hồng trở lại quê, hàng ngày vẫn qua lại chăm sóc bố đẻ của chị Tần. Thấy chàng trai vẫn nặng tình với con gái, bố chị Tần khuyên nên cưới vợ, song anh lần lữa. Thuyết phục không được, ông làm mối một cô gái trong huyện với anh và họ nên duyên.

Vợ chồng ông Hồng xem chị Tần là thành viên của gia đình, rước ảnh chị Tần về lập bàn thờ.

Chiến tranh buộc những chàng trai hay cô gái phải đi thêm bước nữa, dù không như ý nguyên ban đầu. Song cũng có nhiều người không thể bước tiếp.

Ông Nguyễn Thế Linh cho hay, đại đội do ông quản lý có nữ thanh niên xung phong tên Cát, yêu chàng trai trú cùng xã song anh này đóng quân xa. Buổi chiều năm 1968, người yêu hành quân ghé qua nhà ở Đồng Lộc, cô Cát nghe tin mừng rỡ, xin thủ trưởng về gặp anh.

“Về đến cổng nhà, cả hai chạy ra gặp nhau. Đúng lúc ấy, máy bay thả ngay một quả bom trước cửa. Họ chưa kịp nói một lời tâm tình...”, ông Linh kể.

Chuyện của anh Hồng - chị Tần, của nữ thanh niên xung phong Cát là câu chuyện chung của cặp nam nữ đã trao kỷ vật, song chỉ có thể hẹn nhau ở bên kia thế giới, tại Ngã ba Đồng Lộc.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc
Bà Nguyễn Thị Hường.

Sau giải phóng, bà Nguyễn Thị Hường chuyển về làm trong ngành thương nghiệp. Lấy chồng làm bộ đội, bà có ba người con, cuộc sống tuổi già yên ấm với một căn nhà cấp bốn tại thành phố Hà Tĩnh.

Từng chung tiểu đội 4 với 10 cô gái đã hy sinh, những ngày lễ Tết, bà cùng đồng đội hiện còn sống thường lên thắp hương, tưởng nhớ những người bạn xưa cùng chung chiến hào. Những lần gặp, mọi người ôm nhau khóc.

Bà Hường kể, hòa bình lập lại, những cô gái thuộc tiểu đội 4 ra quân, người làm ở công ty may mặc, người chuyển về đội vận tải. Với những nam nữ thanh niên xung phong khác, không chuyển được ngành, họ về quê.

Chiến tranh buộc họ phải làm việc giữa thời tiết khắc nghiệt, ngâm mình dưới nước hàng giờ. Trở về, nhiều người mang bệnh tật, cơ thể đau yếu thường xuyên. Lập gia đình, song họ mất thiên chức làm bố, làm mẹ.

“Một số khác, vì muộn phiền nhiều chuyện, không kết hôn mà tìm đến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật”, bà Hường cho hay.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hợi (69 tuổi, trú huyện Hương Khê) tâm sự, thỉnh thoảng liên lạc với bạn bè từng là thanh niên xung phong ở Đồng Lộc, họ khóc qua điện thoại, chia sẻ cuộc sống vất vả, có người kinh tế eo hẹp nên gia đình lục đục.

“Tôi hạnh phúc vì có một tổ ấm, nhưng nhiều đêm nằm mơ thấy bom rơi, giật mình tỉnh giấc thấy thương đồng đội ngày xưa vô cùng”, bà Hợi nói.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Ông Đào Anh Tuân, Phó ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc cho biết, mỗi năm nơi đây đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, dâng hương. Họ là những cựu binh, thanh niên, thiếu nhi, công nhân, viên chức....

Những người làm quản lý ở đây đang huy động các nguồn lực để chỉnh trang tổng thể khu di tích, xây dựng đền thờ Ngã ba Đồng Lộc, phục dựng công trình vết tích chiến tranh.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Một ngày giữa tháng 10/2017, chị Tú (40 tuổi, đến từ Yên Bái) chia sẻ, khi nghe hướng dẫn viên kể về sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong, chị đã khóc.

Rất nhiều du khách cũng sụt sùi khi xem tư liệu và thước phim tại Bảo tàng Đồng Lộc. “Nhân sắp đến ngày phụ nữ Việt Nam, xin dâng những bông cúc trắng, nén hương thơm và tấm lòng thành kính lên các nữ thanh niên xung phong”, chị Tú chắp tay trước mộ phần 10 liệt sĩ.Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.

Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.

Cô gái thứ 11 ở Ngã ba Đồng Lộc

Di ảnh 10 nữ thanh niên xung phong trong bảo tàng ở Ngã ba Đồng Lộc.

Theo Đức Hùng (Vnexpress.net)

5:04:05:2018:23:18