Có nên ép trẻ chào hỏi

Bởi đôi khi vì quá coi trọng việc chào hỏi hình thức mà người lớn đã quên đi việc dạy trẻ sự tôn trọng.

Quan điểm trên là của chị Thu Hà (mẹ của hai bé Xu, Sim, hiện đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh). Chị Thu Hà đã chỉ rõ một thực trạng thường thấy đó là bố mẹ Việt hay bắt ép con chào hỏi người khác, vì cho rằng như thế con mới ngoan ngoãn, vâng lời. Và đó cũng là mong mỏi lớn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ.

Tuy nhiên, cũng chính vì quá nặng nề việc chào hỏi mà xuất hiện nhiều tình huống dở khóc dở cười khi người lớn bắt ép trẻ chào người khác, trong khi trẻ nhất định không chào. Theo chị Thu Hà, việc chào hỏi thực sự không quá quan trọng, điều quan trọng hơn là dạy trẻ biết tôn trọng người khác. Ngay chính điều này, bản thân các bậc cha mẹ không phải ai cũng làm được.

Cùng theo dõi bài viết của chị Thu Hà dưới đây để có một cái nhìn khác về việc dạy con cũng như quan điểm về sự ngoan ngoãn của con trẻ:

Hôm qua, tôi vào thang máy, trong thang máy có một mẹ và một bé. Mẹ bé giục: "Con chào cô đi!". Em bé có vẻ ngại, vòng ra sau nấp lưng mẹ. Mẹ kéo bé ra trước, tấn công tới tấp: "Con chào cô xem nào!... Con ngoan là con phải chào cô... Con chào cô đi... Mẹ dạy con lễ phép thế nào?". Bé cúi gằm xuống, lủi sâu ra sau lưng, mẹ nó kiên quyết lôi nó ra đứng đối diện với tôi: "Con chào cô ngay!".

Có nên ép trẻ chào hỏi

Lời chào cao hơn mâm cỗ, có vẻ chúng ta đặt sự ngoan ngoãn, vâng lời lên hơi cao nhỉ, chúng ta rèn chào hỏi quá kỹ, nhưng lại coi nhẹ sự tôn trọng.


Con bé òa khóc. Lúc đó tôi ước chi mình đừng xuất hiện. Sự có mặt của tôi trong thang máy bỗng như mắc nợ.

Tới nhiều nhà chơi cũng vậy. Vừa vào đến nhà là cả mẹ và ba giục giã la hét con: "Con chào cô đi. Con ạ cô đi". Màn tra tấn chào hỏi có khi kéo dài tới mấy chục phút. Có khi bé con chạy trốn rồi còn bị đuổi theo bắt lại, có khi cả ông bà vào góp sức, tất cả mọi thế lực to lớn đều ép bé con đang run rẩy phải thực hiện nghĩa vụ: Chào khách.

Có lần tôi ngại quá xua tay: “Thôi thôi, khỏi chào cũng được”. Thì bị chấn chỉnh ngay: "Không, phải dạy cho trẻ con Tiên học lễ, hậu học văn".

Vào trong trường học Việt Nam, vừa dợm bước vào cửa lớp tôi thường bị giật thột khi nghe lớp trưởng thét rất lớn: “Cả lớp đứng lên chào cô!”. Cả lớp đang học bất kể môn gì đứng phắt dậy đồng thanh gào rất to: “Chúng con chào cô ạ!”. Ngại ghê á! Mình lỡ xuất hiện làm cả lớp đứt đoạn dòng hoạt động.

Ở trường học Israel, hoặc Canada, vào lớp tôi chỉ thấy giáo viên gật đầu chào khách một cách lặng lẽ, học sinh vẫn làm việc, bạn nào ngồi gần nhìn thấy khách thì chào nhỏ hoặc chỉ mỉm cười, vẫy tay. Nhưng tôi vẫn cảm thấy rất rõ là mình đang được tôn trọng, và tôi cũng đỡ bị mắc nợ làm phiền nữa chứ!

Trong điều tra nghiên cứu so sánh giáo dục gia đình Việt và gia đình Pháp của tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung, cha mẹ Việt Nam rất mong con ngoan ngoãn, vâng lời, kính trên nhường dưới, cha mẹ Pháp mong muốn đầu tiên là con biết tôn trọng người khác, tôn trọng cái tôi của người khác, tôn trọng sự khác biệt nơi người khác, tôn trọng văn hóa của người khác, có trách nhiệm, có tinh thần phụng sự...

Ngoài hiệu sách ở mình, tôi cũng thấy rất nhiều cuốn dạy con ngoan, dạy con nghe lời. Tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi "Làm sao để con em ngoan ngoãn nghe lời?". Lời chào cao hơn mâm cỗ, có vẻ chúng ta đặt sự ngoan ngoãn, vâng lời lên hơi cao nhỉ, chúng ta rèn chào hỏi quá kỹ, nhưng lại coi nhẹ sự tôn trọng.

Tôi nghĩ, chỉ cần người lớn tôn trọng trẻ con, thì trẻ con sẽ tôn trọng lại.

Muốn con học Lễ, quan trọng nhất là ba mẹ thầy cô giữ Lễ trước! Đừng ép gì cả! Chỉ làm mẫu thôi! Trẻ con ghét nhất là bị nhắc! Nhiều ba mẹ, thầy cô cứ dạy toàn bằng lời nói mệnh lệnh: Con học bài đi! Con chào cô đi! Con cẩn thận vào! Con không được làm bể! Con phải ngoan... Mang sức mạnh và uy quyền ra để trấn áp bắt ép thì coi bộ tác dụng ngược!

Có nên ép trẻ chào hỏi

Chỉ cần người lớn tôn trọng trẻ con, thì trẻ con sẽ tôn trọng lại.


Tôn trọng sự khác biệt có lẽ là cái khó nhất mà ba mẹ buộc phải học. Tôi thấy ở nhiều nước, trong gia đình trẻ con đã được người lớn lắng nghe trao đổi, hỏi ý kiến, giải thích... như một người xứng đáng. Ở trường, học sinh được tôn trọng. Khi nói chuyện với học sinh nhỏ, thầy cô giáo còn ngồi hẳn xuống, hoặc quỳ hẳn xuống để mắt nhìn ngang mắt, lắng nghe 100% và có 1 cuộc nói chuyện ngang hàng. Tôi đã nhìn thấy ông hiệu trưởng Trường quốc tế Canada quỳ liên tục để trao phần thưởng cho học sinh Tiểu học trên sân khấu.

“Chào hỏi”, nghĩa là chào + hỏi, mà người lớn thì ít chào, chỉ thường chào bằng câu hỏi, như "Khỏe không? Dạo này thế nào?", "Đang làm gì đấy?". Trẻ con đâu biết bố mẹ đang chào đâu! Mà biết thì cũng đâu dám bắt chước kiểu chào vồn vã đó?

Từ khi có Xu Sim, tôi tạm thời không chào bằng cách hỏi nữa. Tôi cũng khoanh tay và chào như trẻ con: "Cháu chào cô/bác/chú/ông ạ!". Thường thì Xu Sim chào theo ngay. Còn nếu không chào theo, thì tôi kín đáo giật giật áo con một cái. Nếu con vẫn không chào thì thôi. Không trình diễn màn chiến đấu nhau trước mặt khách làm gì.

Hoặc có khi đi trên đường, gần tới nhà họ, tôi thỏa thuận luôn, "Tới nhà con nhớ chào nha". Tôi chăm chỉ "cảm ơn", "xin lỗi" hơn từ sau khi có con, tôi ít chửi mắng người khác hơn, cho dù họ khác mình.

Tôi nghĩ, trẻ con hay "super soi" lắm đấy, chúng ghê lắm, chúng dòm bạn mỗi giây đấy. Nói như Gandhi, nhà tư tưởng của Ấn Độ: "Đừng lo khi con không nghe lời bạn, hãy sợ hãi vì nó nhìn và bắt chước bạn mỗi ngày".

Vậy nên, các mẹ ơi, thả lỏng đi! Con không chào hôm nay thì mai chào cũng okie. Chữ Lễ nó to lắm, không Lễ chỗ chào, thì Lễ ở phần khác, còn đầy cơ hội!

Tác giả bài viết:

Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM. Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu và cá tính Xu, Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.


Theo Trí Thức Trẻ

Trẻ nhỏ nên được học kỹ năng chào hỏi từ sớm vì đây là một phần quan trọng trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả?

Chào hỏi lễ phép là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ thường không nghe lời và bướng bỉnh không chịu nghe lời bố mẹ và chào hỏi khi gặp người khác. Việc này khiến không ít bố mẹ lo ngại vì không biết phải dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép như thế nào.

Nguyên nhân trẻ nhỏ không chào hỏi lễ phép

Hầu như trẻ nào cũng được dạy về phép lịch sự khi chào hỏi và cách chào hỏi những người lớn tuổi một cách phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chào hỏi. Thậm chí, ngay cả những trẻ được bố mẹ dạy dỗ và nhắc nhở mỗi ngày vẫn có những thời điểm con không chịu chào hỏi khi gặp người lớn. 

Trẻ có thể không chịu chào hỏi lễ phép vì những lý do như: 

  • Con cảm thấy người đối diện quá lạ lẫm, thậm chí sợ hãi khi gặp người đó.
  • Trẻ không cảm thấy quý mến hay muốn gần gũi với người đối diện.
  • Tâm trạng trẻ đang bất ổn, con có thể đang không vui, mệt hoặc cáu kỉnh.
  • Trẻ muốn thể hiện rằng chào hay không là quyền của con.

Có nên ép trẻ chào hỏi
Bố mẹ nên dạy trẻ cách chào hỏi từ sớm.

Bố mẹ cần nắm rõ phương pháp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu qủa để sớm hình thành cho con phép lịch sự này, giúp hành động này trở thành một phản xạ của trẻ mỗi khi gặp người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình. Qua đó, trẻ sẽ nhận thức được rằng đây là việc bình thường mà con cần thực hiện khi gặp người khác, đồng thời thực hiện điều đó trong tâm lý thoải mái và tự nhiên nhất.

Cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép

Không thúc ép trẻ chào hỏi 

Một tình trạng khá phổ biến là khi thấy trẻ không chủ động chào hỏi người lớn tuổi, nhiều bố mẹ vội vã thúc giục con bằng lời nói, ví dụ như: “Sao con chưa chào chú?”, “Chào chú ngay đi con”... Thậm chí có những trường hợp bố mẹ còn trách mắng trẻ ngay trước mặt người lớn. Tuy nhiên, việc thúc ép hay quở trách trẻ sẽ tạo tâm lý áp lực cho con, có thể khiến trẻ bị tổn thường, dần dần hình thành cảm xúc tiêu cực với việc chào hỏi người lớn. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn và căng thẳng khi phải chào hỏi người lớn, từ đó sẽ rụt rè và ngại giao tiếp hơn.

Có nên ép trẻ chào hỏi
Bố mẹ không nên ép trẻ phải chào hỏi.

Do vậy, điều đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là không thúc ép con. Trẻ còn nhỏ nên việc không chủ động chào hỏi lễ phép có thể là tâm lý bình thường, và nhiệm vụ của bố mẹ lúc này là hướng dẫn, chỉ bảo con một cách nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng con nên thể hiện thái độ lịch sự bằng cách chào hỏi lễ phép khi gặp người khác. 

Bố mẹ chào hỏi trước để làm gương cho con

Đây là cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng. Thay vì áp đặt và ép trẻ phải chào người lớn, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp ai đó để con học hỏi theo. Bố mẹ cũng nên tập thói quen chào hỏi trẻ mỗi khi con đi đâu đó về.

Trong trường hợp trẻ gặp người lớn và không chào, bố mẹ cũng đừng nên quát mắng hay trách móc, lớn tiếng với con ngay tại thời điểm đó. Hãy giữ bình tĩnh và trò chuyện với trẻ khi về nhà một cách nghiêm túc và tôn trọng con. Lúc này, bố mẹ nên kiên nhẫn để giải thích cho trẻ hiểu lý do con nên chào hỏi mọi người: việc chào hỏi là biểu hiện cho thấy sự tôn trọng người đối diện, giúp mọi người gần gũi và quý mến nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. 

Có nên ép trẻ chào hỏi
Bố mẹ nên làm gương để trẻ học hỏi theo.

>>> Tham khảo thêm: Dạy trẻ lễ phép: 5 điều cần thiết nhất mà bố mẹ chắc chắn nên dạy trẻ

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép.