Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là gì

Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật. Tư vấn đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm 2010 và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Nếu gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

1. Tư vấn về vấn đề đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể có rất nhiều ưu điểm như: Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà; không phải khai thuế hằng tháng; chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ… Vì vậy mô hình thành lập hộ kinh doanh cá thể để sản xuất, kinh doanh hiện nay được rất nhiều người lựa chọn.

Vậy trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ được. Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh ;

+ Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;

2. Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể sản xuất sản phẩm đã qua chế biến.

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào. Em nhờ tư vấn một số vấn đề về thành lập Hộ kinh doanh cá thể. Em muốn thành lập cơ sở sản xuất các loại kim chi, dưa muối, và bán các sản phẩm cá khô các loại. Như các ngành nghề của em có cần phải có giấy đủ điều kiện về an toàn thực phẩm không, nếu cần thì xin giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm như thế nào. 

...Trong khi em thấy nếu muốn xin giấy đủ điều kiện thì cần phải có giấy phép kinh doanh, nhưng đăng ký giấy phép kinh doanh lại cần giấy chứng nhận đủ điều kiện vsattp. Em thấy rối quá. Em cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới luật Minh Gia, với vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: 

Điều 52. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

"1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh."

Để tiến hành đăng lý thành lập cơ sở sản xuất các loại kim chi, dưa muối, và bán các sản phẩm cá khô các loại bạn phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp theo thủ tục trên.

Theo Luật an toàn thực phẩm 2010:

Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

“1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

…….”

Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

“1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

“1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.”

Theo như những quy định của pháp luật, có thể suy luận rằng doanh nghiệp của bạn phải tiến hành đăng lý kinh doanh trước rồi mới đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm dó trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bạn phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, tham gia vào lĩnh vực đầu tư vốn, nhiều nhà đầu tư sẽ lúng túng không biết chọn lựa thành lập công ty hay hộ kinh doanh để tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này của Luật Minh Gia sẽ giải đáp một phần nào những thắc mắc của quý khách hàng.

1. Công ty là gì?

1.1 Quy định về công ty, doanh nghiệp

Hiện nay chưa có quy pháp luật nào nào định nghĩa riêng cho thuật ngữ “công ty” mà chỉ quy định “Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.” (khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020).

Tuy nhiên một công ty chắc chắn là một doanh nghiệp nên có thể vận dụng khái niệm luật doanh nghiệp để giải thích thế nào là một công ty. Tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

1.2 Đặc điểm của công ty, doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật thì công ty, doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, công ty có tính tổ chức, tài sản riêng, có trụ sở giao dịch

Tính tổ chức của công ty được thể hiện ở chỗ công ty luôn có cơ cấu rõ ràng phụ thuộc vào loại hình công ty, có các bộ phận riêng chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như ban điều hành, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán… Mỗi công ty phải đảm bảo duy trì chế độ tài chính riêng biệt, độc lập với doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo mỗi công ty đều có tài sản và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Bên cạnh đó, trong mỗi giao dịch thì công ty có quyền nhân danh chính để tiến hành xác lập và thực hiện giao dịch.

Thứ hai, công ty phải được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định pháp luật

Khi nhà đầu tư có nhu cầu thành lập công ty thì phải thực hiện trình tự, thủ tục tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà. Hiện nay Cơ quan được giao quyền đảm nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp là Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tùy vào từng loại hình công ty mà trình tự, thủ tục sẽ khác nhau.  

Thứ ba, công ty, doanh nghiệp được thành lập với mục đích kinh doanh

Mục đích kinh doanh của công ty được thể hiện ở chỗ khi tiến hành đăng ký thành lập công ty thì công ty phải kê khai ngành, nghề kinh doanh theo Quyết định về hệ thống ngành, nghề kinh doanh của Thủ tướng Chính phủ và chỉ được hoạt động trong những ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký. Bên cạnh đó, mục đích của nhà đầu tư khi thành lập công ty là để tìm kiếm lợi nhuận và hoạt động kinh doanh chính là con đường để tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Thứ tư, công ty, doanh nghiệp là một pháp nhân

Theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có các điều kiện: “Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” Từ tất cả những đặc điểm trên cho ta thấy công ty mang đầy đủ đặc điểm của một pháp nhân Việt Nam, do đó công ty là một pháp nhân.

1.3 Các loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 đang ghi nhận 4 loại hình công ty bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần và công ty hợp danh.

2. Hộ kinh doanh cá thể là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh?

2.1 Quy định về hộ kinh doanh cá thể

Cũng như công ty, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về hộ kinh doanh mà khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP chỉ quy định:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm như sau:

- Thứ nhất, hộ kinh doanh do một các nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ

Trên góc độ pháp lý, chủ hộ kinh doanh phải là các cá nhân, con người cụ thể. Thành viên của hộ kinh doanh không thể là một tổ chức hoặc một đại diện được các tổ chức cử ra để tham gia hộ kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh hộ gia đình làm chỉ thì các cá nhân sẽ thỏa thuận với nhau cử ra một người đại diện để tham gia vào các quan hệ pháp luật và mối quan hệ giữa các cá nhân đó là quan hệ đồng sở hữu. Đối với hộ kinh doanh, chủ sở hữu có quyền quyết định các vấn đề về cơ cấu tổ chức, hoạt động, vốn đầu tư, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của nó.

- Thứ hai, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có các điều kiện: “Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân bởi vì hộ kinh doanh không có tài sản độc lập với người thành lập. Hộ kinh doanh do một cá nhân làm thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, mọi tài sản của hộ kinh doanh cũng đồng thời là tải sản của cá nhân tạo lập hộ kinh doanh. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo quy định của pháp luật, cá nhân tạo lập hộ kinh doanh được hưởng toàn bộ lợi nhuận đồng thời cũng phải chịu mọi nghĩa vụ và rủi ro.

Thứ ba, hộ kinh doanh thương kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh và doanh nghiệp được hoạt động trong nhiều ngành, nghề nhưng các cá nhân khi lựa chọn mô hình hộ kinh doanh theo hướng kinh doanh với số vốn nhỏ, hoạt động đơn giản và dễ kiểm soát. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp về các tiêu chí như số lượng lao động, địa điểm kinh doanh, đất đai, tư liệu sản xuất…

Thứ tư, thành viên hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh

Tất cả các thành viên của hộ kinh doanh đều phải chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hộ. Do tính chất độc lập về tài sản của hộ kinh doanh không có nên chế độ trách nhiệm trên là vô hạn. Điều đó có nghĩa là: Đối với hộ do một các nhân làm chủ, chủ hộ không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của hộ trong phạm vi phần vốn và tài sản dùng để kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, trong trường hợp vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản nợ.

Nếu hộ kinh doanh có chung chủ sở hữu thì tất cả các thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình. Cụ thể là số vốn chung không đủ để trả nợ, thì mỗi thành viên sẽ đóng góp thêm bằng tài sản riêng hoặc tài sản dân sự chung của cả hộ để trả nợ.

3. Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh?

- Công ty hay hộ kinh doanh đều có những đặc điểm riêng và việc lựa chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì phải dựa vào nhu cầu và khả năng tài chính của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu hoạt động đa dạng ngành nghề, có chế độ thu chi rõ ràng, có khả năng mở rộng thi trường thì có thể chọn thành lập công ty để đạt được mục đích kinh doanh của mình vì lĩnh vực hoạt động của công ty thường lớn, ổn định chủ yếu trong những ngành quan trọng của quốc gia như công nghiệp, dầu khí, xây dựng, giao thông, tài chính,…đó là những ngành đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, trình độ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ cao.

- Đặc biệt, khi thành lập doanh nghiệp thì công ty có thể thực hiện mở rộng phạm vi kinh doanh như thành lập địa điểm kinh doanh, thành lập chi nhánh mà không hạn chế phạm vi địa lý. Ngoài ra khi thành lập công ty thì khả năng tham gia và trúng các gói thầu lớn sẽ cao hơn so với hộ kinh doanh.

- Trên đây là một trong những ưu điểm của việc thành lập công ty so với hộ kinh doanh mà Luật Minh Gia đưa ra để quý khách hàng có thể tham khảo. Trường hợp có nhu cầu tư vấn cụ thể thì quý khách có thể liên hệ tới bộ phận Luật sư doanh nghiệp của Luật Minh Gia để Luật sư có thể tư vấn các vấn đề pháp lý như điều kiện thành lập, ngành nghề kinh doanh có điều kiện… và những rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động

Trân trọng.

Video liên quan

Chủ đề