Công tắc 3 hạt là gì

Công tắc 2 cực, 3 cực, 4 cực là gì? Phân biệt các loại công tắc? Đây được xem là câu hỏi mà được khá nhiều khách hàng của nhà phân phối thiết bị điện Panasonic quan tâm.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu công tắc 2 cực, 3 cực và 4 cực khác nhau chỗ nào và cách phân biệt chúng.

Công tắc điện là gì?

Công tắc điện (Switch) là một bộ phận điện có thể tạo hoặc ngắt mạch điện tự động hoặc có thể ngắt bằng thủ công. Công tắc điện chủ yếu hoạt động với cơ chế ON-OFF. Việc phân loại các công công tắc phụ thuộc vào các điều kiện kết nối của chúng. Hai thành phần quan trọng nhất để xác định được loại kết nối mà một công tắc tạo ra là cực tĩnh và cực động.

Các thuật ngữ tiếp điểm cũng sử dụng để mô tả các biến thể để tiếp xúc chuyển đổi. Số lượng cực của cực tĩnh là số lượng các mạch riêng biệt được điều khiển bởi mỗi một công tắc. Số lượng các ngả cũng được xem là  số lượng vị trí riêng biệt mà công tắc có thể áp dụng. Thông thường các công tắc một ngả sẽ có một cặp tiếp điểm có thể đóng hoặc mở.

Xem thêm: Hướng dẫn đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản nhanh chóng

Công tắc 2 cực là gì?

Công tắc 2 cực (công tắc 2 chiều) được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Trong đó, 1 chiều sẽ sử dụng loại công tắc thông như trong bảng điện. Đặc điểm cấu tạo công tắc 2 cực sẽ được chia làm một cực động và một cực tĩnh, chủ yếu được ứng dụng trong các thiết bị điện dân dụng như: Quạt, bóng đèn, máy sấy tóc,…

Công tắc 2 cực được lắp đặt khá dễ dàng, hầu như nhìn vào thì ai cũng có thể lắp ráp được. Người dùng chỉ cần nối công tắc cùng với thiết bị điện sử dụng có thể tắt bật và điều khiển dòng điện một cách dễ hơn. Ngoài ra, cách nối dây điện vào công tắc 2 cực, cách nối này còn được bắt gặp trong cách đấu công tắc 1 cực bởi 2 công tắc này có sơ đồ gần giống nhau.

Công tắc 3 cực là gì?

Công tắc 3 cực so với công tắc 2 cực là sẽ có nhiều chân nối hơn. Cấu tạo của công tắc 3 cực sẽ có 1 cực động và với đó là cùng 2 cực tĩnh để có thể thực hiện được chức năng chuyên nối dòng điện một các dễ dàng. Thông thường, với các công tắc có 3 chân nối cùng với việc được ứng dụng nhiều để lắp đặt mạch điện cầu thang hay ngoài lan can,…

Ngoài những trường hợp bạn muốn vào phòng nhấn công tắc bật đèn, nhưng lại không muốn di chuyển qua vị trí ban đầu để tắt đèn thì bạn nên sử dụng thêm 1 công tắc khác. Công tắc điện 3 cực sẽ là giải pháp lý tưởng cũng như toàn diện nhất khi lắp đặt hệ thống điện 2 công tắc cùng điều khiển 1 bóng đèn giống ở với sơ đồ lắp đèn ở cầu thang.

Tham khảo: Hướng dẫn lắp quạt hút gắn tường đơn giản

Công tắc 4 cực là gì?

Công tắc 4 cực là công tắc sẽ có 4 chân được nối dây vào các thiết bị điện. Thông thường, các loại công tắc điện này sẽ được ứng dụng nhiều vào các hệ thống điện của cầu thang và lan can dân dụng. Cũng như các hệ thống muốn ứng dụng cách lắp 3 công tắc cho 1 bóng đèn, giúp mang lại nhiều tiện lợi.

Hiện nay công tắc 4 cực được sử dụng không nhiều vì chúng mang sơ đồ khá phức tạp. Tuy nhiên, với những công trình cao tầng và nhiều phòng thì công tắc này rất cần thiết. Ngoài ra mọi người có thể tham khảo thêm một số loại công tắc 4 chiều của các hãng như: Panasonic, Sino,…

So sánh điểm giống nhau của công tắc 2 cực, 3 cực và 4 cực.

Đặc điểm của 3 loại công tắc trên chính là được cấu tạo giống nhau với 1 bộ phận tác động cùng với đó là lớp vỏ bên ngoài.

Các điểm khác nhau của các loại công tắc

Công tắc 2 cực sẽ sử dụng 2 chốt tương ứng với 1 cực tĩnh và 1 cực động thực hiện nhiệm vụ giúp đóng và mở dòng điện.

Công tắc 3 cực và 4 cực sẽ đều sử dụng chung cấu tạo giống nhau là 1 cực động và 2 cực tĩnh. Thực hiện nhiệm vụ chính là nối dòng điện.

Số lượng cực của mỗi loại công tắc này đều làm những nhiệm vụ khác nhau, xong vẫn trợ giúp nhau trong việc dẫn nguồn điện.

Đọc thêm: CB chống giật loại nào tốt? Cách test CB chống giật tại nhà đơn giản

Ứng dụng của công tắc 2 cực, 3 cực và 4 cực

Hiện nay đa phần các dòng công tắc đều được ứng dụng vào để điều khiển các thiết bị trên điện dân dụng. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm của mỗi loại sẽ được ứng dụng và lắp đặt vào mỗi mạch điện cụ thể ở mỗi công trình.

Đối với các hộ gia đình hiện nay thường nên lựa chọn những loại công tắc phù hợp nhất. Có một điểm đáng phải quan tâm nữa là công tắc 3 và 4 cực sẽ có mức giá cao hơn và khó lắp đặt hơn với loại công tắc 2 cực. Chính vì vấn đề này nên nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của người có kinh nghiệm về điện để được hướng dẫn lựa chọn loại công tắc thích hợp nhất nhé.

Công tắc điện là thiết bị điện có chức năng điều khiển đóng ngắt dòng điện hoặc tổ hợp mạch điện. Trong một mạng điện, một công tắc có thể cùng lúc chuyển trạng thái đóng ngắt cho một hoặc nhiều mạch điện. Việc lựa chọn và sử dụng công tắc điện cần phù hợp với nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều.

1. Công tắc 1 cực (công tắc đơn 1 chiều)

Là thiết bị có một hạt công tắc, với thiết kế một phím nhấn công tắc riêng biệt. Có chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị mà nó được gắn vào thiết bị cần điều khiển.

Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi lắp đặt tại mọi vị trí. Khi thao tác cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Công tắc đơn một chiều thường dùng để điều khiển đèn hoặc các thiết bị điện hoạt động đơn lập. Khi muốn bật hoặc tắt các thiết bị điện, bạn chỉ cần ấn vào hạt công tắc.

Nhược điểm: Do công tắc chỉ có một phím nhấn nên chỉ sử dụng được cho một thiết bị. Nếu muốn dùng nhiều thiết bị, phải lắp đặt nhiều công tắc. Vừa tốn diện tích, gây mất thẩm mỹ, vừa tốn kém chi phí đầu tư.

Là loại công tắc có 2 hạt liền nhau cùng nằm trên một mặt thiết bị. Có chức năng bật/tắt 2 thiết bị điện được kết nối. Công tắc đôi 1 chiều tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn so với công tắc đơn 1 chiều.

Ưu điểm: Giúp dễ dàng điều khiển được 2 thiết bị kết nối cùng lúc. Đây là loại công tắc phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại các hộ gia đình và văn phòng làm việc. Với thiết kế tinh tế, hiện đại, sản phẩm mang lại nét đẹp sang trọng cho không gian ngôi nhà của bạn.

Nhược điểm: Vì có 2 phím nhấn trên cùng một mặt đế nên phím nhấn của công tắc đôi 1 chiều thường nhỏ hơn so với công tắc đơn. Vì vậy khi sử dụng có chút khó khăn, thao tác cũng không thuận tiện và nhanh chóng bằng.

3. Công tắc đảo chiều (công tắc 2 chiều)

Công tắc đảo chiều là loại công tắc có cấu tạo 3 chân nối dây tương ứng với 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh để chuyển nối dòng điện. Do cấu tạo có 3 cực nên cách đấu nối và đi dây phức tạp hơn rất nhiều loại công tắc 1 chiều. Tuy nhiên, vai trò và ứng dụng của công tắc đảo chiều rất hữu ích đối với cuộc sống của chúng ta. Bạn chỉ cần hình dung, nếu mạch điện cầu thang không sử dụng loại công tắc 2 chiều thì sẽ không thể bật hoặc tắt một bóng đèn ở chiều ngược lại được.

Công tắc đảo chiều được ứng dụng nhiều nhất trong lắp đặt các mạch điện sử dụng 2 công tắc để điều khiển 1 bóng đèn tại 2 vị trí khác nhau. Ví dụ mạch điện cầu thang, lan can ở các tòa chung cư.

Mỗi loại công tắc sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, không gian và vị trí lắp đặt để lựa chọn loại công tắc phù hợp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết cách phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về các loại sản phẩm, hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ với Cơ điện Vicme qua hotline 096.63.36.096 để được hỗ trợ nhanh chóng. Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Có thể bạn muốn biết:

Những kiểu công tắc điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Dimmer là gì? Những ứng dụng của Dimmer trong cuộc sống

Bật tắt bình nóng lạnh nên dùng công tắc hay dùng aptomat?

Summary

Video liên quan

Chủ đề