Công văn thí điểm ngầm hóa tp.hcm năm 2024

(BĐT) - Nhiều nhà thầu thi công các công trình sửa chữa, nâng cấp đường tại TP.HCM đang gặp trở ngại khi công trình phải tạm dừng đợi đồng bộ với các dự án ngầm hóa lưới điện. Trong khi đó, cuộc sống của người dân trong khu vực thi công bị ảnh hưởng nặng nề.

Đường Cửu Long, quận Tân Bình, TP.HCM xuống cấp, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông. Ảnh: Nguyễn Văn

Giữa tháng 7/2023, phóng viên Báo Đấu thầu có mặt tại 2 tuyến đường gồm Cửu Long và Tiền Giang (tiếp giáp với đường Trường Sơn), quận Tân Bình, TP.HCM, nơi triển khai Gói thầu Xây lắp thuộc Dự án Sửa chữa cụm đường Cửu Long, Tiền Giang. Tấm biển công khai thông tin công trình vẫn còn treo ở góc đường Cửu Long nêu rõ, đơn vị thi công là Công ty CP Thiết kế - Xây dựng Phú Tân. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Thống Nhất, giấy phép thi công cấp ngày 15/11/2022. Dự án do Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) làm Chủ đầu tư.

Tại đường Cửu Long, phóng viên ghi nhận có hàng chục ổ gà, điểm lồi lõm, đọng nước dù thời tiết khô ráo, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông. “Công trình thi công những ngày cận Tết, người dân đã chia sẻ với các đơn vị thi công để đảm bảo thời gian thi công tốt nhất. Tuy nhiên, không hiểu sao công trình chưa hoàn thiện mà nhà thầu đã rút đi. Chất lượng đường hiện tại rất tệ, nếu không nói là tệ hơn trước khi sửa chữa”, chủ một khách sạn tại đây chia sẻ.

Theo tìm hiểu, ngày 2/11/2022, Công ty CP Đầu tư xây dựng đô thị Sài Gòn công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu nêu trên, duy nhất Công ty CP Thiết kế - Xây dựng Phú Tân tham dự và trúng thầu với giá 7,827 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công cho biết, công trình phải tạm dừng do vướng dự án ngầm hóa lưới điện. “Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2023, toàn bộ nhân sự, thiết bị của Nhà thầu phải rút đi để đợi phía điện lực thi công cáp ngầm”, Chỉ huy trưởng công trình cho biết.

Từ đó đến nay đã 4 tháng nhưng chưa có dấu hiệu thi công các hạng mục liên quan đến ngầm hóa lưới điện tại 2 tuyến đường này. Trong khi đó, gần 1 năm qua, người dân khu vực chịu nhiều ảnh hưởng khi chất lượng đường xuống cấp.

Tại TP. Thủ Đức, vỉa hè công trình đường Lê Văn Chí bị xói lở, bong tróc nhiều đoạn. Đơn vị thi công cáp ngầm đào các hố sâu trên vỉa hè nhưng không che chắn, gây mất an toàn giao thông. Đoạn từ Đường số 16 đi Quốc lộ 1 có nhiều đoạn bị xói lở gần hết, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân. Đây là tuyến đường có tiến độ thi công 2 dự án không trùng nhau, dẫn tới không đồng bộ. Nhiều hạng mục vỉa hè đã hoàn thiện nhưng đơn vị thi công cáp phải xới gạch, đào sâu để thi công cáp ngầm, đấu nối. Việc tái lập vỉa hè phụ thuộc vào tiến độ công trình ngầm hóa lưới điện.

Theo tìm hiểu, các gói thầu thi công xây dựng thuộc Dự án Tái bố trí ngầm hóa lưới điện đồng bộ Dự án Nâng cấp đường Lê Văn Chí (Việt Thắng) do Công ty TNHH Xây dựng điện - Thương mại Phương Đông thi công trong 180 ngày kể từ tháng 3/2023. Trong khi đó, Gói thầu Xây lắp 2 thuộc Dự án Nâng cấp đường Lê Văn Chí (Việt Thắng) với giá trị 74,399 tỷ đồng đã hoàn thành từ tháng 4/2023.

Tương tự, tại quận Gò Vấp, người dân khu vực đường Nguyễn Văn Nghi đã có thời gian dài khốn khổ do dự án sửa chữa tuyến đường này không đồng bộ với các dự án ngầm hóa lưới điện, ngầm hóa viễn thông.

Gói thầu Xây dựng phần đường + cây xanh, chiếu sáng thuộc Dự án Xây dựng mới cầu Hang Ngoài, quận Gò Vấp có giá trị 21,606 tỷ đồng được Công ty CP Công trình giao thông Sài Gòn triển khai từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, các hạng mục ngầm hóa thì năm 2022 mới triển khai. Công ty CP Công trình giao thông Sài Gòn cho biết, dù bị người dân liên tục phản ánh, than phiền nhưng tiến độ thi công nhiều hạng mục phụ thuộc vào các công trình ngầm hóa.

Dự kiến trong giai đoạn 2023 - 2025, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục thực hiện ngầm hóa 356 km đường dây trung thế và 524 km đường dây hạ thế, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành chỉ tiêu ngầm hóa 500 km đường dây trung thế và 800 km đường dây hạ thế theo kế hoạch UBND TP.HCM đã đề ra. Công tác ngầm hóa này sẽ giúp cải thiện bộ mặt đô thị, nhưng quá trình triển khai cần đồng bộ, thống nhất với các công trình hạ tầng giao thông để tránh thi công chồng chéo, lãng phí, kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Hạng mục này nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình trọng điểm, chiến lược của ngành giao thông vận tải tập trung thực hiện trong giai đoạn 2024-2030 của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM.

Đường Tôn Đức Thắng là đại lộ xưa cũ của thành phố nằm ở trung tâm quận 1, dài khoảng 2km. Việc ngầm hóa tuyến đường chạy dọc sông Sài Gòn được Sở GTVT TPHCM nghiên cứu nhằm phù hợp quy hoạch không gian thuộc vùng lõi 930ha khu trung tâm.

Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, bên phải ảnh là bến Bạch Đằng (Ảnh: Nhật Quang).

Trong đó, ngành giao thông thành phố nghiên cứu 2 phương án làm hầm chui dưới đường Tôn Đức Thắng (quận 1), đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Khánh Hội. Tổng mức đầu tư dự kiến 2 phương án lần lượt là 1.477 tỷ đồng và 1.359 tỷ đồng cho hầm ngắn hơn.

Phương án 1 sẽ là hầm kín dài 765m, có một đầu gần đường Ngô Văn Năm (chân cầu Ba Son), đi qua Công trường Mê Linh, đường Đồng Khởi đến hết chiều rộng phố đi bộ Nguyễn Huệ (phía gần đường Hàm Nghi). Hai đầu làm hầm làm hở, một bên nối vào đường dẫn lên cầu Ba Son, bên kia nối lên cầu Khánh Hội.

Phương án 2 cũng là hầm kín bắt đầu từ gần đường Ngô Văn Năm, nhưng chỉ kéo dài tới đầu phố Nguyễn Huệ, tổng chiều dài 683m. Hai đầu hầm cũng làm hở tương tự phương án 1.

Đoạn đường Tôn Đức Thắng gần đường Ngô Văn Năm, nơi có phương án làm đầu hầm nối lên cầu Ba Son (Ảnh: Hải Long).

Theo Sở GTVT TPHCM, các phương án trên mới là những nghiên cứu sơ bộ theo quy hoạch, sau đó sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp, khả thi.

Việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng dọc bến Bạch Đằng là một trong những định hướng trong quy chế quản lý kiến trúc được UBND TPHCM phê duyệt. Trong quy hoạch, đoạn đường được chuyển xuống lòng đường dành cho 4 làn xe cùng bãi xe ngầm, không gian phía trên dành cho người đi bộ.

Trên mặt đất, nơi Công trường Mê Linh sẽ dành 50% diện tích cho mảng xanh, xây đài phun nước. Giữa khu này và sông Sài Gòn sẽ bố trí các trạm xe buýt, đường sắt nhẹ, taxi sông và các công trình phục vụ thuận tiện cho người đi bộ.

Chủ đề