Cốt truyện của dế Mèn bênh vực kẻ yếu là gì

Tre Việt Nam – Tập làm văn cốt truyện. Câu 1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Câu 2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ? Câu 3. Cốt truyện gồm những phần nào ? Nêu tác dụng của từng phần.

Câu 1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Câu 2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ?
Câu 3. Cốt truyện gồm những phần nào ? Nêu tác dụng của từng phần.

Trả lời:

Câu 1. Những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.a) Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.b) Dế Mèn gạn hỏi. Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.c) Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.d) Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.đ) Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.

Câu 2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy, cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.


Câu 3. Cốt truyện thường gồm 3 phần:+ Mở đầu: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là sự việc Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá).+ Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (các sự việc b, c, d).

+ Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần diễn biến (sự việc đ).

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 16 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tiếp theo

  • Nghe đọc Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu lớp 4
  • Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 4 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)

Nghe đọc Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu lớp 4

Cốt truyện của dế Mèn bênh vực kẻ yếu là gì

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

(tiếp theo)

Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.

Tôi cất tiếng hỏi lớn:

– Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa chùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét:

– Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này.Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

Theo Tô Hoài

Chú thích:

– Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo báng).

– Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn.

Nội dung chính: Như đã hứa, Dế Mèn giúp chị Nhà Trò dạy cho bọn nhện một bài học. Chú đạp càng dọa mụ nhện chúa, rồi thét bọn nhện không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Bọn nhện sợ hãi, gỡ bỏ tơ nhện, Nhà Trò được an toàn.

Soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tuần 2 hướng dẫn giải các câu hỏi đọc hiểu chi tiết SGK trang 16, các bạn học sinh cùng tìm hiểu sau đây:

Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)

Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Gợi ý: Đọc đoạn văn đầu tiên

Trả lời:

Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. Chúng giăng tơ phong tỏa tất cả lối đi lại. Chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Chung quanh đầy rẫy những lũ nhện hung dữ

Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)

Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

Gợi ý:

Con đọc từ chỗ "Tôi cất tiếng hỏi lớn" đến "các vòng vây đi không?"

Trả lời:

Để làm bọn nhện phải sợ, trước hết Dế Mèn cất tiếng hỏi lớn: Ai đứng chóp bu bọn này?" Ra đây ta nói chuyện" Lời lẽ cao ngạo, thách thức, dọa dẫm, oai phong muốn nói chuyện với kẻ đứng đầu bọn. Dùng từ ngữ nói chuyện với đối phương thì xưng "ta", gọi "bọn mày"

- Về hành động "quay" phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách" Nhằm bộc lộ sức mạnh ghê gớm của mình để thị uy, áp đảo vị chúa trùm nhà nhện ngay từ đầu giáp mặt.

Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)

Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Gợi ý: Đọc kĩ lời mà Dế Mèn nói với bọn nhện: "Các người có của ăn của để..." đến "...các vòng vây đi không?"

Trả lời:

Không chỉ bằng hành động bộc lộ sức mạnh của mình để áp đảo đối phương. Dế Mèn còn dùng lời lẽ phải trái thiệt hơn, để vừa phân tích làm cho lũ nhện thấy xấu hổ vô lí mà chúng đã gây ra cho chị Nhà Trò (một cô gái yếu ớt) vừa bộc lộ thái độ đe nạt, bắt buộc bọn nhện phải thực hiện những gì Dế Mèn đưa ra.

Bọn nhện giàu có, béo múp >< Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo đã mấy đời.

Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh >< Đánh đập một Nhà Trò yếu ớt.

Vì vậy, bọn nhện đã sợ hãi, cùng dạ rau, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối nhằm mai phục Nhã Trò.

Câu 4 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4)

Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: Võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

Trả lời:

Theo em những từ đã cho, từ nào cũng có thể tặng cho Dế Mèn được. Tuy nhiên từ hợp nhất với tính cách và hành động vì nghĩa của Dế Mèn là từ "hiệp sĩ". Vì từ " hiệp sĩ" có nghĩa là: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa" rất đúng với tính cách và hành động của Dế Mèn.

Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn, một hiệp sĩ thấy chuyện" bất bình chẳng tha" đã ra bênh vực kẻ yếu, chống lại áp bức bất công. Thực hiện công bằng bác ai trong xã hội.

>> Bài tiếp theo: Soạn bài Chính tả lớp 4: Mười năm cõng bạn đi học

Trên đây là toàn bộ lời giải phần Tập đọc lớp 4 Tuần 2: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Các bạn có thể tham khảo Lời giải các phần khác như: Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. VnDoc liên tục cập nhật lời giải của từng môn cho các bạn cùng theo dõi.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Cốt truyện lớp 4

  • I. Gợi ý trả lời phần Nhận xét Tập làm văn Cốt truyện
    • Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 1
    • Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 2
    • Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 3
  • II. Ghi nhớ Cốt truyện
  • III. Gợi ý trả lời phần Luyện tập Tập làm văn Cốt truyện
    • Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Câu 1
    • Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Câu 2

Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Cốt truyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 42, 43 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập tóm tắt ghi lại cốt truyện và hoàn thành bài văn kể chuyện lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Soạn bài Tập đọc lớp 4: Tre Việt Nam

I. Gợi ý trả lời phần Nhận xét Tập làm văn Cốt truyện

Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 1

Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

Trả lời

Những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

a) Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.

b) Dế Mèn gạn hỏi. Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.

c) Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.

d) Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.

đ) Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.

Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 2

Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?

Gợi ý: Xem lại các sự việc rồi rút ra điểm chung của chúng, chúng có thể bị loại bỏ hoặc mất đi trong một câu chuyện không? Theo con sự việc có quan trọng không?

Trả lời

Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy, cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Câu 3

Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần.

Trả lời

Cốt truyện thường gồm 3 phần:

+ Mở đầu: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là sự việc Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá).

+ Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (các sự việc b, c, d).

+ Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần diễn biến (sự việc đ).

Chi tiết: Cốt truyện gồm những phần nào

II. Ghi nhớ Cốt truyện

1. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện

2. Cốt truyện thường có 3 phần

  • Mở đầu
  • Diễn biến
  • Kết thúc

III. Gợi ý trả lời phần Luyện tập Tập làm văn Cốt truyện

Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Câu 1

Truyện cổ tích "Cây khế" bao gồm các sự việc chính sau đây (SGK TV4, tập 1 trang 43). Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện:

a) Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có

b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, em bằng lòng

d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim trả ơn bằng vàng

e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng

g) Người anh bị rơi xuống biển và chết

Trả lời

Sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện như sau:

1. b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

2. d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim trả ơn bằng vàng

3. a) Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có

4. c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, em bằng lòng

5. e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng

6. g) Người anh bị rơi xuống biển và chết

Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Câu 2

Dựa vào cốt truyện trên kể lại chuyện cây khế

Trả lời:

Kể lại câu chuyện Cây khế Mẫu 1

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn.

Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.

Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang.

Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.

Kể lại chuyện Cây khế Mẫu 2

Ngày xưa ở một gia đình nọ có hai anh em, sau khi bố mẹ qua đời người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả anh ta chiếm hết mọi tài sản bố mẹ để lại cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn.

Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng đâu có một con chim đại bàng bay đến ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim "Chim ăn hết khế, ta lấy gì sinh sống? Đại bàng liền nói: "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng"

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau đại bàng bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em lấy đầy một túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về. Từ đó người em trở nên giàu có.

Người anh biết chuyện đòi đổi toàn bộ gia tài của mình lấy cây khế, người em đồng ý. Ngày ngày cả hai vợ chồng túc trực dưới cây khế. Đại bàng lại đến. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ và cũng được đại bàng nói những lời từng nói với người em trước đây. Hắn ta về nhà, bàn với vợ may một cái túi mười hai gang. Chim lại đến chở hắn ra đảo. Hắn hoa mắt trước đảo vàng, cố nhét thật đầy vàng bạc châu báu vào cái túi. Chưa hết hắn còn nhét vào trong người những chỗ nào còn nhét được. Rồi khệ nệ kéo túi vàng lên lưng chim

Do túi vàng quá nặng, đại bàng phải ba lần bảy lượt mới nhấc mình lên khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, bần thần một cơn gió thổi tới, đại bàng nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển. Kết thúc số phận của một kẻ tham lam.

Kể lại chuyện Cây khế Mẫu 3

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ đều chết cả. Họ ở với nhau. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng người anh bèn chia gia tài. Khi chia của do cha mẹ để lại, hai vợ chồng người anh chiếm hết mọi tài sản quý giá, chỉ để lại cho em một mảnh vườn trong đó có một cây khế ngọt.

Người em không phàn nàn, chỉ lo làm thuê làm mướn và chăm bón cho cây khế. Đến mùa khế ra quả, một hôm bỗng có con chim phượng hoàng đến đậu, ăn hết quả này sang quả khác. Anh than với chim rằng:

- Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi một cây khế đi chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu?

Chim phượng hoàng bảo:

Ăn một quả, trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng!

Rồi đó, chim đưa anh đến một hòn đảo biển xa đầy vàng bạc châu báu. Theo lời chim dặn, anh chỉ lấy vừa đáy túi ba gang và được chim đưa trở về vườn cũ.

Từ đó, người em trở nên giàu có.

Thấy em giàu có, người anh hỏi biết sự tình, liền năn nỉ xin đổi tất cả gia sản của mình lấy cây khế. Chiều lòng anh, người em cho đổi. Đến mùa khế ra quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ. Chim cũng nói như trước:

Ăn một quả, trả cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng!

Vốn tính tham lam, hắn may giấu một cái túi sáu gang. Chim cũng chở hắn tới hòn đảo nọ ngoài biển xa đầy vàng bạc châu báu. Hoa mắt lên khi thấy nhiều của quý, hắn loay hoay mãi không biết lấy thứ gì, bỏ thứ gì. Chim giục trở về, hắn vội nhét vàng ngọc đầy túi sáu gang, lại giắt thèm khắp người. Khi hắn leo lên lưng chim, chim phải đập cánh ba lần mới cất nổi mình lên. Chim cố sức bay qua biển rộng, nhưng vì nặng quá, chim lảo đảo chao cánh, thế là người anh rơi xuống biển sâu, cùng với túi vàng ngọc.

Xem thêm: Văn mẫu lớp 4: Kể lại câu chuyện Cây khế

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập về từ ghép và từ láy

Tập làm văn lớp 4: Cốt truyện được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các bạn học sinh nắm được khái niệm cốt truyện là gì, xác định những sự việc chính trong truyện. Đồng thời củng cố kỹ năng làm bài Tập làm văn lớp 4chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình dạy và học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Tất cả các tài liệu tại đây đều được Tải miễn phí về sử dụng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.