Cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Nha Trang

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 3 địa điểm kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn TP. Nha Trang, dự kiến đến cuối năm sẽ là 10 địa điểm.

Cái tâm của người kinh doanh

Vừa bước vào cửa hàng Thực phẩm sạch (số 10 đường Lý Tự Trọng), ấn tượng đầu tiên mà nhiều khách hàng cảm nhận là điều kiện kinh doanh của cửa hàng khá chuyên nghiệp: rau, củ được bảo quản tốt trong môi trường làm mát và hệ thống phun sương tạo độ ẩm; thực phẩm được sơ chế tiện lợi cho khách hàng… Ngoài ra, ngay tại quầy rau, củ luôn có một chiếc máy kiểm tra nhanh về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để khách hàng trực tiếp kiểm tra sản phẩm. Khi hỏi về nguồn gốc rau, củ và muốn xem hồ sơ truy xuất nguồn gốc, nhân viên nhanh chóng giới thiệu, đồng thời đưa các loại hóa đơn nhập hàng cho khách hàng xem. Bà Nguyễn Quỳnh Anh – Quản lý cửa hàng Thực phẩm sạch cho biết: “Cửa hàng mới hoạt động hơn 6 tháng, đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với một số mặt hàng rau, củ lấy từ Đà Lạt, xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa). Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cửa hàng còn bán các loại thực phẩm khác như: cá, tôm, thịt gà… đều có nguồn gốc rõ ràng từ các địa phương trong tỉnh”. Xuất phát từ nỗi băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình, bà Quỳnh Anh và một số người bạn đã cùng thành lập cửa hàng với quan điểm “bán sản phẩm mình dùng và dùng sản phẩm mình bán”.

Cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Nha Trang
Khách hàng mua sản phẩm gạo an toàn tại cửa hàng gạo Phước Long

Cũng xuất phát từ việc tìm kiếm thực phẩm an toàn cho gia đình, bà Huỳnh Nguyễn Minh Huệ (chủ cửa hàng gạo Phước Long, 160 đường Lê Hồng Phong) giới thiệu đến khách hàng loại gạo an toàn được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy xác nhận. Theo bà Huệ, đây là loại gạo được sản xuất từ ruộng lúa mà gia đình bà tự trồng tại xã Diên Bình (huyện Diên Khánh). Bà đã đưa sản phẩm gạo này đi kiểm tra tồn dư thuốc BVTV, cho kết quả an toàn nên bà dùng cho gia đình và bán tại cửa hàng. “Nhiều người luôn lo lắng mua phải gạo sử dụng chất làm bóng, tẩy trắng, tạo màu hoặc tồn dư nhiều thuốc BVTV. Do vậy, tôi muốn bán cho khách hàng loại gạo an toàn mà chính gia đình tôi đã và đang sử dụng”.    
Siêu thị Co.opmart Nha Trang cũng là siêu thị đầu tiên được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy xác nhận sản phẩm ATTP với các loại rau ăn lá. Phần lớn các loại rau này được siêu thị lấy tại vùng rau VietGAP ở xã Ninh Đông và TP. Đà Lạt.

Bước đầu được đón nhận

Tuy mới triển khai, nhưng các sản phẩm ATTP bán tại các địa điểm trên đã được người tiêu dùng đón nhận. Bà Lê Thị Bích Trâm (đường Nguyễn Trãi) chia sẻ, tuy sản phẩm bán tại cửa hàng Thực phẩm sạch chưa được phong phú như ở chợ và siêu thị, nhưng thực phẩm tươi ngon và sạch sẽ. Đặc biệt, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan chức năng xác nhận và có thể truy xuất nguồn gốc nên bà rất yên tâm.

3 địa điểm kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn TP. Nha Trang, gồm: cửa hàng Thực phẩm sạch (sản phẩm xác nhận là: khoai tây, cải thảo, cà rốt), cửa hàng gạo Phước Long (sản phẩm gạo Tía), siêu thị Co.opmart Nha Trang (cải ngọt, cải bẹ xanh, rau muống, rau mồng tơi). Giá các loại rau, củ của cửa hàng Thực phẩm sạch cao hơn so với giá ở các chợ từ 10 đến 20%.
 

So với thời gian đầu, hiện nay, số lượng gạo an toàn được cửa hàng gạo Phước Long bán ra đã tăng đáng kể (khoảng hơn 300kg/tháng). Theo chủ cửa hàng, tuy doanh thu của sản phẩm gạo an toàn chưa cao so với các loại gạo khác đang bán tại cửa hàng, nhưng người tiêu dùng đã bắt đầu đón nhận sản phẩm này. Ban đầu khách hàng chủ yếu là người quen, sau khi ăn thử gạo đã giới thiệu cho người thân, bạn bè.

Ông Nguyễn Văn Đẩu – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: “Chi cục đã cấp tem xác nhận sản phẩm ATTP để cơ sở dán lên sản phẩm. Định kỳ, chi cục tổ chức kiểm tra các cơ sở về thực hiện quy định đối với việc dán nhãn, quản lý nhãn, chất lượng sản phẩm được dán nhãn… Theo kế hoạch, năm 2016, chi cục sẽ thực hiện khoảng 10 địa điểm kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh”. Trong thời gian sắp tới, người tiêu dùng sẽ có thêm các địa chỉ tin cậy để lựa chọn thực phẩm an toàn cho bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, con số này xem ra vẫn còn ít so với nhu cầu của người dân.

Nguồn Báo Khánh Hòa

Kết quả thanh tra đột xuất tại 11 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của Chi cục Trồng trọt và BVTV cho thấy, tình trạng vi phạm về nhãn hàng hóa, chất lượng hàng hóa vẫn còn nhiều.

Chứng nhận một đàng, sản xuất một nẻo

Quý I/2018, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành đợt thanh tra đột xuất đối với 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đoàn thanh tra đã lấy mẫu hàng hóa là phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng để đối chiếu hồ sơ và kiểm tra nhãn mác. Ngày 3-4, chi cục công bố kết quả thanh tra, trong đó phát hiện nhiều vi phạm. Đó là hàng hóa có nội dung nhãn không đúng với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký. 4 sản phẩm được “điểm mặt” đợt này là: thuốc đặc trị rầy EXCEL BASA 50EC của Công ty TNHH Việt Thắng (Bắc Giang); thuốc trừ sâu rầy CHESONE 340WP (Bò tót 340) loại 75g/gói của Công ty TNHH vật tư BVTV MP - Nông Phú (Phú Yên); thuốc trừ sâu rầy cao cấp KASAKIUSA 95EC (Lạc Đà) loại 22ml/chai và loại 450ml/chai của Công ty TNHH trung tâm gạo Việt Nam (Bình Định); thuốc trừ sâu rầy CHESONE 340 WP (Thần công 340) loại 75g/gói của Công ty TNHH giống cây trồng Khang Thịnh Phát (Phú Yên). Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính tổng cộng 95 triệu đồng đối với 4 đơn vị này.

Cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Nha Trang
Ảnh minh họa.

Ông Lê Quang Vịnh - Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: “Vi phạm về nhãn mác chủ yếu ở các loại thuốc BVTV là trên nhãn hàng hóa ghi thêm chức năng, tác dụng của thuốc hoặc ghi mập mờ, không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng. Các nhãn mác này không đúng so với Giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm của đơn vị sản xuất với cơ quan quản lý”.

Hàng kém chất lượng, hàng cấm vẫn bán

Theo kết luận thanh tra đột xuất 11 cơ sở, qua kiểm tra 28 mẫu sản phẩm hàng hóa, có 1 nhãn hàng chưa có trong danh mục được phép sản xuất, buôn bán; 5 mẫu sai phạm về nhãn hàng hóa. Qua 2 mẫu kiểm nghiệm chất lượng, 1 mẫu phân bón không đạt chất lượng như công bố. 

Chi cục đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp vi phạm với tổng số tiền 147,9 triệu đồng.

Đối với mẫu phân bón được lấy để phân tích, kiểm tra chất lượng, có 1 mẫu không đạt. Đó là sản phẩm phân bón NPK 20-20-15 của Công ty Phân bón Hóa Mỹ (Bà Rịa -  Vũng Tàu) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố. Theo đoàn thanh tra, một số chỉ tiêu về chất lượng của loại phân bón này chưa đạt so với chất lượng công bố. Mặc dù chưa đến mức xếp vào diện phân bón giả, sản phẩm kém chất lượng này đã bị cơ quan chức năng ra quyết định phạt tiền 30 triệu đồng. Một đại lý kinh doanh phân bón ở Cam Lâm bán sản phẩm này cũng chịu mức phạt 9 triệu đồng.

Không chỉ xuất hiện phân bón kém chất lượng, ngay cả với sản phẩm không trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành cũng đã xuất hiện trên kệ hàng tại một hộ kinh doanh ở Khánh Sơn. Đó là sản phẩm phân hữu cơ sinh học BIONAVI3 của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Việt Ninh Thuận (Ninh Thuận). Đơn vị sản xuất đã bị phạt 2,4 triệu đồng; hộ kinh doanh cũng bị phạt 2 triệu đồng. Theo cơ quan chức năng, sở dĩ mức phạt này còn thấp là số lượng, giá trị phân bón bị phát hiện vi phạm ít.

Tại huyện Diên Khánh, đoàn còn phát hiện 1 sản phẩm phân bón lá POLI 9-Trichoderma của Công ty TNHH thương mại sản xuất Phước Hưng (TP. Hồ Chí Minh) có các thông tin ghi trên nhãn không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa.

Theo bà Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, hiện nay, thị trường phân bón, thuốc BVTV rất đa dạng, phong phú nên tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, vi phạm về nhãn mác vẫn xảy ra. Thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra năm 2018 của chi cục, ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, đơn vị sẽ đẩy mạnh hoạt động thanh tra đột xuất. Trong đó, tập trung vào các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về kinh doanh phân bón.

Hồng Đăng