Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai được khởi đầu từ

Mục lục

  1. 1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2
  2. 2. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
  3. 3. Thành tựu chủ yếu:
  4. 4. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật:

Trắc nghiệm: Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ

A. Nước Mĩ.

B. Nhật Bản

C. Nước Anh

D. Liên Xô

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nước Mĩ.

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hãy cùng Top tài liệu tìm hiểu nguyên nhân và thành tựu trong cuộc cách mạng này nhé!

1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2

Do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất.

Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới

Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Do nhu cầu phục vụ chiến tranh.

2. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Thời gian này gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật Vì vậy, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn.

Hiệu quả kinh tế của công tác nghiên cứu khoa học ngày càng cao. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư các lĩnh vực khác.

Cuộc cách mạng đã chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi, Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.

Cuộc cách mạng này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn. Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt.

3. Thành tựu chủ yếu:

Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đó thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học, Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gen người

Hai là, có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt

Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.

Bốn là, sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

Năm là, nhờ cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp mà con người đó tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.

Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại

Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.

4. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật:

a. Tích cực:

+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.

+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở.

+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuậtngày càng quốc tế hóa cao.

b. Tiêu cực:

+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.

+ Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ

+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội

Video liên quan

Chủ đề