D đỉnh nghĩa là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Vitamin D phải trải qua một số quá trình chuyển hóa trong cơ thể trước khi cơ thể có thể sử dụng nó. Bắt đầu từ khi gan chuyển đổi vitamin D thành một hóa chất gọi được là 25-hydroxyvitamin D. Do đó, xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt nhất để theo dõi nồng độ vitamin D trong cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là chỉ số quan trọng để xác định tình trạng loãng xương và còi xương.

Vitamin D là một tiền chất nội tiết tố steroid tan được trong chất béo, có chức năng sinh học chính là duy trì nồng độ canxi và phospho máu ở giới hạn bình thường, liên quan đến quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D cũng ảnh hưởng đến biểu hiện của hơn 2.000 gen, bao gồm cả những gen chịu trách nhiệm về điều hòa sự tăng sinh của tế bào, sự biệt hóa tế bào, sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và sự tạo thành mạch. Vitamin D có các tác dụng điều hòa miễn dịch. Nhiều tình trạng bệnh lý có liên quan tới tình trạng thiếu Vitamin D.

Trong máu, vitamin D2 và D3 được gắn với protein gắn vitamin D và vận chuyển đến gan, sau đó được hydroxyl hoá tạo thành 25-hydroxylvitamin D (25-OH). Định lượng 25OH vitamin D (vitamin D3) là xét nghiệm định lượng chất chuyển hóa 25-hydroxyvitamin D - dạng lưu hành chủ yếu của Vitamin D trong cơ thể và là thông số tốt nhất thể hiện tình trạng vitamin thực sự của cơ thể.

Xét nghiệm định lượng 25-OH Vitamin D (D3) nhằm đánh giá tình trạng thiếu hụt vitamin D để chẩn đoán còi xương, loãng xương, hoặc tình trạng dư thừa khi sử dụng bổ sung liều cao kéo dài.

Thiếu hụt vitamin D

  • Bệnh loãng xương, còi xương.
  • Bệnh cơ xương khớp: đau dai dẳng và không đặc hiệu.
  • Bệnh tiêu hóa: bệnh Crohn, sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, phẫu thuật cắt dạ dày ảnh hưởng hấp thu vitamin D.
  • Thừa cân- Béo phì.
  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn.
  • Người ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
  • Người có biểu hiện trầm cảm hoặc thiếu năng lượng.
  • Người cao tuổi (nhược cơ).
  • Các bệnh lý khác: ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Alzheimer, Parkinson, động kinh,...).

Dư thừa vitamin D

  • Uống Vitamin D bổ sung nhiều hơn 50 mcg (2.000 IU) mỗi ngày trong thời gian dài.

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Bệnh nhân trước khi thực hiện xét nghiệm vitamin D cần nhịn ăn từ 4 - 8 giờ trước khi lấy máu. Sử dụng máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm vitamin D sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, phương pháp xét nghiệm được sử dụng và cách đọc kết quả của mỗi phòng xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả dựa trên sức khỏe, chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc dùng thuốc và thực phẩm bổ sung. Điều này có nghĩa là một giá trị nằm ngoài các giá trị bình thường được liệt kê ở đây có thể vẫn bình thường.

Ngưỡng đánh giá dưới đây thường được sử dụng phổ biến:

  • Thiếu vitamin D: dưới 30 nmol/L (12 ng/mL)
  • Nguy cơ thiếu vitamin D: trong khoảng từ 30 nmol/L (12 ng/mL) đến 50nmol/L (20 ng/mL)
  • Mức bình thường: trong khoảng từ 50 nmol/L (20 ng/mL) đến 125 nmol/L (50 ng/mL)
  • Mức cao: cao hơn 125 nmol/L (50 ng/mL).
  • Mức độ nhiễm độc vitamin D được ghi nhận là từ 200-250ng/mL (ít gặp).

Nếu nồng độ vitamin D thấp và có triệu chứng đau xương, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm kiểm tra mật độ xương. Nồng độ 25-hydroxy vitamin D trong máu thấp thường gặp trong trường hợp sau:

  • Chế độ ăn đang thiếu vitamin D
  • Ruột bị hạn chế hấp thu vitamin D
  • Thiếu thời gian cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Một số bằng chứng liên quan đến việc thiếu vitamin D với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh miễn dịch và bệnh tim mạch

Nồng độ 25-hydroxy vitamin D trong máu thấp do chế độ ăn thiếu vitamin D

Nồng độ vitamin D trong máu cao thường là do uống quá nhiều thuốc vitamin và các thực phẩm chức năng bổ sung. Vitamin D liều cao có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D (hypervitaminosis D) khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về gan hoặc thận.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết tham khảo nguồn healthline.com

Thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần bao lâu là đủ?

XEM THÊM:

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trong hình học Euclid, hình vuông là hình tứ giác đều, tức có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông). Có thể coi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau, hoặc là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

Hình vuông ABCD

Phong bì giấy can hình vuông màu đỏ

Tọa độ Descartes của các đỉnh của một hình vuông có tâm ở gốc hệ tọa độ và mỗi cạnh dài 2 đơn vị, song song với các trục tọa độ là (±1, ±1). Phần trong của hình vuông đó bao gồm tất cả các điểm (x0, x1) với -1 < xi < 1.

Một hình vuông có bốn đỉnh A, B, C, D được kí hiệu là ◻ A B C D {\displaystyle \Box ABCD}

.

 

Đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của hình vuông

  • 2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Có 2 cặp cạnh song song.
  • Có 4 cạnh bằng nhau.
  • Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
  • 1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
  • Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
  • Có tất cả tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và cả hình thang cân.

Một hình tứ giác là một hình vuông nếu như và chỉ nếu như nó là một trong những hình sau:

  • Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
  • Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.
  • Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc.
  • Hình thoi có một góc vuông.
  • Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
  • Hình bình hành có một góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau.
  • Hình tứ giác với độ dài các cạnh a, b, c, d mà có diện tích S = 1 2 ( a 2 + c 2 ) = 1 2 ( b 2 + d 2 ) {\displaystyle S={\frac {1}{2}}(a^{2}+c^{2})={\frac {1}{2}}(b^{2}+d^{2})}  .

Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài của cạnh:

S = a 2 {\displaystyle S=a^{2}\,}  

Hình vuông là hình có diện tích lớn nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng chu vi.

Chu vi hình vuông bằng tổng độ dài 4 cạnh của nó, hay bằng 4 lần độ dài một cạnh:

P = 4 a {\displaystyle P=4a}  

Hình vuông là hình có chu vi nhỏ nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng diện tích.

Trong hình học phi Euclid, hình vuông nói chung là hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau.

Trong hình học Hyperbolic, không tồn tại hình vuông có góc vuông. Mặt khác, hình vuông trong bộ môn hình học này lại có các góc nhọn (bé hơn 90°). Hình vuông có diện tích càng lớn thì các góc của nó càng nhỏ.

Từ vuông trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 方 (có nghĩa là vuông, hình vuông).[1] William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 方 là /*C-paŋ/.[2] Chữ Hán 方 có âm Hán Việt là phương.[3]

  • Hình tứ giác
  • Hình thang cân
  • Hình bình hành
  • Hình chữ nhật
  • Hình thoi
  • Hình tam giác
  • Hình lập phương
  • Định lý Pythagoras

  1. ^ Mark J. Alves. “Early Sino-Vietnamese Lexical Data and the Relative Chronology of Tonogenesis in Chinese and Vietnamese”. Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 11, Issue 1-2, năm 2018, trang 14.
  2. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York, Oxford University Press, năm 2014, trang 151.
  3. ^ Mark J. Alves. “Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data”. Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 9, Issue 2, năm 2016, trang 273.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hình vuông.

  Bài viết về chủ đề toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hình_vuông&oldid=68737460”

Video liên quan

Chủ đề