Đánh giá các nhóm ngành đại học

Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Kỹ thuật điện và Điện tử, Toán học… là những nhóm ngành học của Việt Nam vừa lọt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới của QS.

Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022, trong đó đánh giá 51 nhóm ngành theo 5 lĩnh vực bao gồm: Nghệ thuật và Nhân văn; Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Đời sống và Y học; Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Quản lý.

Việt Nam có 17 nhóm ngành được xếp hạng thế giới, bao gồm: Khoa học tự nhiên; Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học xã hội và Quản lý; Nông nghiệp và Lâm nghiệp; Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý; Hóa học; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Kinh tế và Kinh tế lượng; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật điện và Điện tử; Kỹ thuật Cơ khí; Kỹ thuật dầu khí; Khoa học Vật liệu; Toán học; Y học; Ngôn ngữ hiện đại; Vật lý và Thiên văn học. Trong số đó, nhiều nhóm ngành đã tăng hạng và đạt thứ hạng cao.

Ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Trường ĐH Bách khoa có thứ hạng cao nhất – top 360 thế giới. Bốn đại diện khác của Việt Nam cũng có tên trong lĩnh vực này, gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM – xếp thứ 362, ĐH Quốc gia Hà Nội – xếp thứ 386, Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng cùng xếp top 401–450.

Hay ở lĩnh vựcKỹ thuật điện và Điện tử, Toán học, các trường đại học của Việt Nam cũng đều xếp ở vị trí từ 300–500 tốt nhất thế giới.

Việt Nam cũng có một ngành lọt trong top 100 thế giới là Kỹ thuật dầu khí. Ở ngành này, ĐH Quốc gia TP.HCM xếp thứ 51–100 trong số 160 trường đại học được xếp hạng.

Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin có đông trường được xếp hạng nhất.

Ngoài những cái tên quen thuộc thường góp mặt trong các bảng xếp hạng thế giới như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hay hai đại học mới tham gia vào các bảng xếp hạng là Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng, bảng xếp hạng năm nay của QS còn có sự xuất hiện của Trường ĐH Cần Thơ với lĩnh vực Nông nghiệp & Lâm nghiệp (xếp thứ 301 – 350) và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với lĩnh vực Kinh tế & Kinh tế lượng (xếp thứ 451 – 500).

17 nhóm ngành học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng thế giới cụ thể như sau:

Đánh giá các nhóm ngành đại học
Các nhóm ngành của Việt Nam được xếp hạng thế giới

Bảng xếp hạng này được đưa ra sau khi QS đánh giá dựa trên 4 thước đo gồm: danh tiếng học thuật; uy tín của trường đại học theo đánh giá của nhà tuyển dụng lao động; số lượng trung bình trích dẫn trên một bài báo và chỉ số H-index đo năng suất nghiên cứu khoa học và mức độ ảnh hưởng của các công bố. Đối với xếp hạng lĩnh vực, QS sử dụng thêm một chỉ số về IRN (Mạng lưới nghiên cứu quốc tế) đo hiệu quả của hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế.

QS hiện là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học uy tín nhất hiện nay, bên cạnh Times Higher Education - THE (Anh) và Academic Ranking of World Universities - ARWU (Trung Quốc). 

Thúy Nga

Khi đăng ký nguyện vọng, em nhìn thấy nhiều trường đại học tuyển sinh theo nhóm ngành, em hoang mang không biết mình sẽ lựa chọn ngành, nhóm ngành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Đánh giá các nhóm ngành đại học

Phân biệt Ngành và Nhóm ngành

Mục lục

  • 1. Nhóm ngành là gì? Phân biệt nhóm ngành và ngành
  • 2. Gỡ rối những băn khoăn trong xét tuyển bằng nhóm ngành

1. Nhóm ngành là gì? Phân biệt nhóm ngành và ngành

Ngành đào tạo (hay Ngành học) sẽ cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi ngành được quy định một mã tuyển sinh chung trong xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Ví dụ: ngành Tài chính – Ngân hàng có mã ngành là 7340201, ngành Quản trị kinh doanh có mã ngành là 7340101,…

Đánh giá các nhóm ngành đại học

Tuy nhiên, một số trường đại học lựa chọn gộp nhiều ngành học tương tự nhau, có tổ hợp xét tuyển giống nhau để tuyển sinh theo nhóm ngành. Lúc này, nhóm ngành sẽ có một điểm trúng tuyển riêng, các sinh viên tiếp tục được đăng ký ngành, chuyên ngành sau khi trúng tuyển vào trường. Một số trường đại học tuyển sinh theo nhóm ngành như: Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM,…

Xem thêm: Chuyên ngành là gì? Ngành là gì? Tránh “cạm bẫy” về ngành và chuyên ngành trong tuyển sinh

2. Gỡ rối những băn khoăn trong xét tuyển bằng nhóm ngành

Khác với các ngành được quy định rõ mã số tuyển sinh chung trên toàn quốc, nhóm ngành có mã tuyển sinh riêng do các trường đại học tự quy ước và công bố trong đề án tuyển sinh của mình. Thí sinh phải chú ý theo dõi thông tin của trường để tránh ghi sai mã tuyển sinh khi làm hồ sơ, gây ra những sai lầm đáng tiếc.

Sau trúng tuyển vào khối ngành, các em tiếp tục đăng ký ngành (chuyên ngành) theo phương thức được quy định theo từng trường. Ở một số trường, các em học khối kiến thức chung và đăng ký ngành (chuyên ngành) ở những năm sau, hoặc có trường sẽ tiếp tục đăng ký ngành (chuyên ngành) theo điểm chuẩn ngay sau khi các em nhập học.

Ví dụ: Tại Đại học Ngoại thương, khi tham gia nhập học, các em đồng thời đăng ký chuyên ngành theo nhóm ngành trúng tuyển của mình và chờ kết quả trúng tuyển chuyên ngành do trường công bố. Trong đó, mỗi chuyên ngành đều có chương trình đào tạo hoàn toàn riêng biệt.

Ngoài ra, các em phải thật lưu ý khi lựa chọn tham gia xét tuyển theo nhóm ngành. Đôi khi em thích một ngành (chuyên ngành) đào tạo trong khối ngành, nhưng sau khi trúng tuyển em lại không đủ điểm để theo học ngành (chuyên ngành) mình mong muốn mà phải theo học một ngành khác, nếu đó không phải là ngành em thích thì đây sẽ là quyết định khiến em tiếc nuối và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai của em. Vì vậy, khi đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành, các em hãy thật lưu ý và tỉnh táo lựa chọn nhóm ngành vừa sức với điểm của mình nhé!

Hy vọng thông qua bài viết, các em đã hiểu rõ hơn về nhóm ngành và phân biệt được sự khác biệt giữa nhóm ngành và ngành (chuyên ngành) trong xét tuyển để có cho mình những quyết định đúng đắn.