Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một trong những lượng kiến thức cơ bản phải được dạy để có thể học môn Hóa học. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cùng các thông tin chi tiết nhé!

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là lượng kiến thức cơ bản ngay từ đầu phải được dạy để có thể học môn Hóa học. Được xem như là những kiến thức nền tảng khởi nguồn cho môn hóa học, từ đó mới có thể tiếp thu những phản ứng hóa học, những nguyên tố mới, những biến đổi đầy thú vị.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách thức hiển thị theo dạng bảng các nguyên tố hóa học do nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleev phát minh vào năm 1869. Theo thời gian bố cục của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã được chỉnh sửa và mở rộng dần khi các nguyên tố mới dần được phát hiện ra.

Giá trị nòng cốt của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học từ đó biết được thuộc tính theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể xác định được các thông tin cần thiết như sau:

  • Các nguyên tố nhóm IA, IIA và IIIA (trừ Bo và Hidro) có tính kim loại. Nhóm VA, VIA và VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, Bitmut và Poloni).
  • Vị trí nguyên tố xác định được hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với Oxi và Hidro.
  • Xác định được công thức oxit cao nhất cũng như hidroxit tương ứng.
  • Công thức hợp chất với Hidro,…

Ta có thể căn cứ vào các mối quan sau để xác định được các thông tin trên:

  • Vị trí của nguyên tố và đặc điểm về cấu tạo nguyên tử
  • Vị trí của nguyên tố và tính chất của nó

Một thông tin khác được thu thập dựa vào bảng nguyên tố hóa học đó chính là dựa vào các quy luật trong chu kỳ và nhóm, có thể tiến hành so sánh các tính chất hóa học của nguyên tố đó tại vị trí đó với các nguyên tố lân cận.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8,9,10 đầy đủ nhất

Dưới đây là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8,9,10 đầy đủ nhất đáng tham khảo:

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học

Hãy cùng Bamboo tìm hiểu sâu hơn cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học nhé qua các thông tin của mỗi nguyên tố nhé!

Ô nguyên tố

Với mỗi nguyên tố chiếm một ô trong bảng tuần hoàn sẽ được gọi là một ô nguyên tố. Với số thứ tự một ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Chu kì

Với chu kì thì đây là dãy các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân với số thứ tự chu kì = số lớp e.

Ta có bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, với ý nghĩa sau:

  • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
  • Chu kì 7 chưa hoàn thành.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Nhóm nguyên tố

Với nhóm nguyên tố thì đây là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau, có tính chất hóa học gần giống nhau cũng như được được xếp thành 1 cột.

Có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:

  • Nhóm A: Nhóm này bao gồm các nguyên tố s và p với số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
  • Nhóm B: Nhóm này bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng ở dạng (n – 1)dxnsy:
    • Nếu (x + y) = 3 đến 7 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
    • Nếu (x + y) = 8 đến 10 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
    • Nếu (x + y) lớn hơn 10 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Khối nguyên tố (block)

Khối nguyên tố là sự phân khối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, được chia làm 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.

Với e cuối cùng điền vào phân lớp nào thì nguyên tố thuộc khối đó.

Lưu ý: Nguyên tố H được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Trong khi nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng nằm ở nhóm VIIIA.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Cách xem bảng tuần hoàn hóa học

Nếu xem bảng tuần hoàn hóa học là một môn nghệ thuật thì những ai đọc được rành mạch xứng đáng là những nghệ sĩ đích thực!

Chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học trong một ô sẽ gồm các thành phần thông tin như sau:

Tên nguyên tố: Tên của nguyên tố hóa học được viết bằng từ cổ của tiếng Latin và Hy Lạp. Chúng được phân biệt bằng số hiệu nguyên tử hoặc số proton có trong hạt nhân của mỗi nguyên tử nguyên tố tương ứng.

Ký hiệu hóa học: Đây là chữ viết tắt của tên một nguyên tố. Ký hiệu thông thường có một đến hai chữ cái trong bảng chữ cái Latin. Chữ cái đầu tiên viết hoa, còn chữ cái còn lại viết thường.

Số hiệu nguyên tử: Đây là số proton của một nguyên tố có trong trong hạt nhân của một nguyên tử, đây cũng là số điện tích hạt nhân (điện tích dương) của nguyên tử nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử cũng giúp dễ dàng xác định được tên của nguyên tố cần tìm vì mỗi nguyên tố đều có một số hiệu nguyên tử duy nhất.

Lưu ý: Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử = số điện tích hạt nhân

Nguyên tử khối trung bình: Đây là khối lượng trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó tương ứng với một tỷ lệ phần trăm các nguyên tử nhất định.

Độ âm điện: Đây là khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó để tạo các liên kết hóa học. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim sẽ càng mạnh và ngược lại tính phi kim sẽ nhỏ hay tính kim loại sẽ mạnh.

Cấu hình electron:Hay còn được gọi là cấu hình điện tử, nguyên tử thể hiện sự phân bố các electron có trong lớp vỏ nguyên tử nguyên tố đó ở các trạng thái năng lượng khác nhau.

Số oxi hóa: Đây là số electron mà một hay nhiều nguyên tử nguyên tố sẽ trao đổi với nguyên tử nguyên tố khác khi bước vào vào một phản ứng oxi hóa khử.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Tìm hiểu chu kỳ của bảng tuần hoàn hóa học

Định nghĩa

Đây là một dãy các nguyên tố hóa học có cùng số lớp e được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Phân loại chu kỳ

Gồm có 7 chu kỳ:

  • Chu kỳ 1, 2 và 3 được xem là chu kỳ nhỏ.
  • Chu kỳ 4,5,6 và 7 được xem là chu kỳ lớn. Chu kỳ 7 đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.

Trong đó:

  • Chu kỳ 1: Có 2 nguyên tố là Hidro ( Z=1) và Heli (Z=2).
  • Chu kỳ 2: Có 8 nguyên tố từ Liti (Z=3) đến Neon (Z=10).
  • Chu kỳ 3: Có 8 nguyên tố từ Natri (Z=11) đến Argon (Z=18).
  • Chu kỳ 4: Có 18 nguyên tố từ Kali (Z=19) đến Krypton (Z=36).
  • Chu kỳ 5: Có 18 nguyên tố từ Rubidi (Z=37) đến Xenon (Z=54).
  • Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố từ Xesi (Z=55) đến Ranon (Z=86).
  • Chu kỳ 7: Bắt đầu từ nguyên tố Franxi (Z=87) đến nguyên tố Z=110.

Tính chất chu kỳ

Các nguyên tố cùng một chu kỳ sẽ có số lớp electron bằng nhau cũng như bằng số thứ tự chu kỳ. Một chu kỳ thông thường sẽ khởi đầu từ một kim loại kiềm và kết thúc bằng một nguyên tố khí hiếm.

Hai hàng cuối của bảng tuần hoàn hóa học là hai họ nguyên tố mà có cấu hình e đặc biệt là: Họ Latan bao gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 6 và họ Actini bao gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 7.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Nhóm của các nguyên tố hóa học

Định nghĩa

Nhóm nguyên tố hay gọi ngắn gọn là nhóm, là tập hợp tất cả các nguyên tố có cấu hình electron tương tự như nhau, do đó tính chất hóa học gần như giống nhau, xếp thành một cột, và được gọi chung là một nhóm.

Phân loại nhóm nguyên tố

Có 8 nhóm A và 8 nhóm B (riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột).

Nhóm A: Gồm nguyên tố nhóm s và nguyên tố nhóm p. Có số thứ tự nhóm bằng với số lớp e ngoài cùng.

Nhóm B: Gồm các nguyên tố nhóm d và nhóm f. Có cấu hình e ngoài cùng ở dạng (n-1)dxnsy. Khi đó, cách xác định nhóm của các nguyên tố này sẽ được thực hiện như sau:

  • Nếu (x + y) = 3 đến 7 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
  • Nếu (x + y) = 8 đến 10 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
  • Nếu (x + y) lớn hơn 10 thì đây là nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

  • Các nguyên tố s, p, d, f:
    • Nguyên tố s: Bao gồm những nguyên tố nhóm IA và IIA. Có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm s.
    • Nguyên tố p: Bao gồm những nguyên tố nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (loại trừ Heli). Có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm p.
    • Nguyên tố d: Bao gồm các nguyên tố thuộc nhóm B có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm d.
    • Nguyên tố f: Bao gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và Actini. Có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm f.

Cách học thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Làm thế nào để có thể ghi nhớ nhanh và học hiệu quả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Làm sao để có thể nắm vững kiến thức hóa học quan trọng này đây? Hãy thử các cách sau cùng Bamboo nhé!

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì

Nghiên cứu chi tiết các phần có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Sẽ rất dễ dàng khi bạn lần lượt học các thành phần của một nguyên tố trong bảng. Một ngày bạn có thể học từ 5 đến 10 nguyên tố, cứ như thế cho đến khi học hết tất cả các nguyên tố có trong bảng.

In ra, chép lại và dán ở những nơi bạn thường xuyên nhìn thấy

Đây là cách được áp dụng nhiều cho các môn học khác nhau, khi các thông tin có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường xuyên được nhìn thấy sẽ giúp não bộ dễ dàng nhận diện và tiếp nhận thông tin hơn, từ đó giúp bạn nhớ lâu, nhớ nhanh các thông tin này.

Thực hành làm các bài tập liên quan đến các nguyên tố

Học đi đôi với hành, do đó đừng ngại dành thời gian của mình để thực hành làm các bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Thực hành nhiều lần sẽ giúp bạn nhạy bén hơn trong việc nhận ra các mục tiêu cần giải quyết với các nguyên tố sau này.

Chia nhóm các nguyên tố và sử dụng các mẹo ghi nhớ nhanh

Nếu bạn muốn ghi nhớ thật nhanh các thông tin về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì bạn hãy chia nhỏ các nguyên tố thành các nhóm và đặt tên các nguyên tố đó thành các cụm sao cho bạn dễ nhớ nhất. Và bạn có thể sáng tác thành những câu “thần chú” cho riêng mình. Ví dụ như thế này nhé:

Nhóm IA: Hai (H), Li (Li), Nào (Na), Không (K), Rót (Rb), Cà (Cs), Fê (Fr).

Nhóm IIA: Banh (Be), Miệng (Mg), Cá (Ca), Sấu (Sr), Bẻ (Ba), Răng (Ra).

Nhóm IIIA: Bố (B), Ai (Al), Gáy (Ga), Inh (In), Tai (Ti).

Nhóm IV: Chú (C), Sỉ (Si), Gọi em (Ge), Sang nhắm (Sn), Phở bò (Pb).

Nhóm V: Nhà (N), Phương (P), Ăn (As), Sống (Sb), Bí (Bi).

Nhóm VI: Ông (O), Say (S), Sỉn (Se), Té (Te), Pò (Po).

Nhóm VII: Phải (F), Chi (Cl), Bé (Br), Yêu (I), Anh (At).

Nhóm VIII: Hằng (He), Nga (Ne), Ăn (Ar), Khúc (Kr), Xương (Xe), Rồng (Rn)

Đánh giá chu kỳ trong hóa học là gì