Đánh giá chương trình giáo dục tiểu học mới năm 2024

Khảo sát đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp Tiểu học tại thành phố Hải Phòng.

Thực hiện nội dung Công văn số 3450/BGDĐT-GDTrH ngày 11/7/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc khảo sát đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại một số tỉnh, thành phố. Sáng ngày 23/8/2023, tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, hơn 60 thầy cô là cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học hào hứng tham gia khảo sát.

Đánh giá chương trình giáo dục tiểu học mới năm 2024

Tham gia đoàn khảo sát đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo có Ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, bà Trịnh Hoài Thu, Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học và các đồng chí thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn, những vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong những năm học tiếp theo.

Đánh giá chương trình giáo dục tiểu học mới năm 2024

Đoàn đã tiến hành khảo sát trên 60 người là cán bộ quản lý trường tiểu học và những giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn học theo Chương trình GDPT mới thuộc 3 quận huyện: Ngô Quyền, Hồng Bàng và Thủy Nguyên.

Qua khảo sát, các thầy cô đã bộc bạch chia sẻ những cảm xúc, tâm tư, nhiệt huyết của mình đối với chương trình mới, những việc mình đã làm và cả những kinh nghiệm trong thực tế trải nghiệm cả hai Chương trình giáo dục (Chương trình GDPT 2006 và Chương trình GDPT 2018). Trên cơ sở đó, cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học cũng đã trao đổi nguyện, đề xuất mong muốn khi thực hiện chương trình: việc lựa chọn sách giáo khoa, sách tham khảo sử dụng của đơn vị; việc xây dựng kế hoạch giáo dục; sắp xếp, bố trí giáo viên còn thiếu để thực hiện theo quy định; ....

Đánh giá chương trình giáo dục tiểu học mới năm 2024

Đoàn khảo sát cũng đánh giá cao việc triển khai và thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với các trường tiểu học trên địa bàn Hải Phòng, các thầy cô luôn nhiệt huyết, sáng tạo và trách nhiệm trong việc thực hiện nội dung chương trình đồng thời tháo gỡ nhiều những băn khoăn trong quá trình thực hiện chương trình.

Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 năm 2022-2023 thực hiện ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 và cuốn chiếu đến năm 2024-2025 sẽ thực hiện toàn bộ ở tất cả các khối lớp.

Bài viết này nhằm cung cấp cho giáo viên ở các cấp về những quy định mới trong đánh giá học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo chương trình mới.

Đánh giá chương trình giáo dục tiểu học mới năm 2024

Ảnh minh họa - Lã Tiến

Hướng dẫn đánh giá học sinh ở bậc tiểu học chương trình mới

Đối với học sinh tiểu học, đánh giá học sinh chương trình mới thực hiện theo Thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Theo đó tại khoản 1 Điều 7 quy định về đánh giá định kỳ như sau:

“1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

  1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục…”

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

Về đánh giá cuối năm, cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

“Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.”

Theo đó, đối với học sinh tiểu học, hiệu trưởng có quyền cuối cùng quyết định cho lên lớp hoặc ở lại đối với học sinh chưa đạt, chưa hoàn thành các môn học, hoạt động giáo dục.

Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông

Đối với bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông chương trình mới đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá như sau:

“3. Hình thức đánh giá đối với các môn học

  1. Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
  1. Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.”

Ở bậc trung học cơ sở có 9 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số gồm có: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học, môn tự chọn (2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).

Ở bậc trung học phổ thông có các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số gồm: Toán, Ngoại ngữ 1; Ngữ Văn; Lịch sử; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Địa lý; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; môn tự chọn (2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).

Quy định cụ thể về đánh giá kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk (điểm trung bình môn học kỳ) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn (điểm trung bình môn cả năm) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Trong đó:

  1. Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

  1. Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

  1. Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

  1. Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Học sinh đạt mức chưa đạt được kiểm tra lại, sau khi kiểm tra lại đạt thì được lên lớp hoặc ở lại lớp.

Quy định khen thưởng đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

Đối với bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, việc khen thưởng học sinh được quy định tại Điều 15 Thông tư 22 như sau:

“1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

  1. Khen thưởng cuối năm học

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

  1. Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.”

Đối với học sinh tiểu học, việc khen thưởng học sinh được quy định tại Điều 13 Thông tư 27 như sau:

“1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:

  1. Khen thưởng cuối năm học:

- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

  1. Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

3. Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.”

Trên đây là một số quy định về đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học đến trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Tài liệu tham khảo:

Thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT:

https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-27-2020-tt-bgddt-quy-dinh-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-190364-d1.html

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT: https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1411