Đánh giá giải tài liệu dạy học vật lý 7

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 15 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.

Hoạt động 1 trang 103 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Đặt một ít giấy vụn trên mặt bàn. Đưa một thanh nhựa đến gần các vụn giấy và quan sát.

Sau đó, cọ sát thanh nhựa bằng giấy khô hoặc vải khô một lúc rồi lại đưa thanh nhựa đến gần các vụn giấy và quan sát (hình H15.2).

Hiện tượng có gì khác trước đó?

Đánh giá giải tài liệu dạy học vật lý 7

Lời giải chi tiết

Khi đưa thanh nhựa chưa cọ sát đến gần giấy vụn ta thấy thanh nhựa không hút giấy vụn.

Thanh nhựa sau khi cọ sát hút được các vụn giấy. Ta nói thanh nhựa đã trở thành một vật nhiễm điện (vật mang điện tích).

Hoạt động 2 trang 104 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Treo một vật nhẹ vào giá đỡ, chẳng hạn một ngôi sao được xếp bằng giấy. Đưa một thanh thủy tinh đến gần một nhẹ và quan sát.

Sau đó, cọ sát thanh thủy tinh vào giấy khô rồi lại đưa thanh đến gần vật nhẹ (hình h25.3).

Hiện tượng có gì khác trước đó?

Lời giải chi tiết

Thanh thủy tinh sau khi cọ sát hút được vật nhẹ. Ta nói thanh thủy tinh đã trở thành một vật nhiễm điện (vật mang điện tích).

Hoạt động 3 trang 104 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Dựa vào các thí nghiệm trên, cũng như nhiều hiện tượng tương tự khác, ta có thể kết luận gì về sự nhiễm điện do cọ xát?

Lời giải chi tiết

Kết luận

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ sát.

Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Hoạt động 4 trang 104 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Hãy quan sát thí nghiệm và nhận xét.

Quan sát một vật nhẹ được treo giữa hai quả cầu ở đầu hai cần kim loại của máy phát tĩnh điện (hình H15.5).

Quay tay quay của máy phát tĩnh điện một lúc. Quan sát hiện tượng xảy ra với vật nhẹ (hình H15.6).

Lời giải chi tiết

Vật nhẹ bị hút qua lại nhiều lần giữa hai quả cầu. Ta nói hai quả cầu kim loại của máy phát tĩnh điện đã trở thành các vật nhiễm điện (vật mang điện tích).

Hoạt động 5 trang 105 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Hãy tiếp tục quan sát thí nghiệm và nhận xét.

Đặt hai quả cầu của máy phát tĩnh điện gần nhau. Quay tay quay của máy. Mô tả hiện tường xảy ra (hình H15.7).

Đặt hai của cầu của máy phát tĩnh điện xa nhau. Quay tay quay của máy. Dùng tay cầm một thanh kim loại, đưa thanh kim loại đến gần một trong hai quả cầu nhiễm điện của máy. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra.

Lời giải chi tiết

Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau ta thấy hai quả cầu phóng điện qua nhau. Vật nhiễm điện có khả năng tạo ra tia lửa điện.

Hoạt động 6 trang 105 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Sau khi quạt điện hoạt động một thời gian, cánh quạt bám rất nhiều bụi bẩn. Em hãy giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết

Khi quạt hoạt động, cánh quạt thường xuyên cọ sát với không khí, khi đó cánh quạt nhiễm điện và hút các vật nhỏ như bụi bẩn…

Hoạt động 7 trang 105 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Vào những ngày thời tiết khô ráo, nếu lược nhựa và tóc cũng khô ráo thì sau khi dùng lược để chải tóc, lược có thể hút các sợi tóc dài, mảnh hoặc các vụn giấy. Em hãy giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết

Vào những ngày thời tiết khô ráo, nếu lược nhựa và tóc cũng khô ráo thì sau khi dùng lược để chải tóc, lược có thể hút các sợi tóc dài, mảnh hoặc các vụn giấy. Vì khi chải tóc thì lược cọ sát với tóc làm cho lược bị nhiễm điện do cọ sát. Chiếc lược chở thành vật nhiễm điện và có thể hút được các vật nhỏ khác.

Bài 1 trang 105 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Hãy nêu một ví dụ về cách tạo ra một vật nhiễm điện do cọ xát. Làm thế nào để kiểm chứng được vật có nhiễm điện hay không?

Lời giải chi tiết

Chiếc bút nhựa, hoặc cái thước kẻ bằng nhựa cọ xát lên tóc thì ta đã làm cho chúng nhiễm điện do cọ xát. Để xem đúng là bút hoặc thước có nhiễm điện hay không ta để chúng gần mảnh hoặc thước có nhiễm điện hay không ta để chúng gần mảnh hoặc vụn giấy thì thấy chúng hút được vụn giấy.

Bài 2 trang 105 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Hãy nêu tính chất của một vật nhiễm điện mà em biết.

Lời giải chi tiết

Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Vật nhiễm điện có khả năng tạo ra tia lửa điện.

Bài 3 trang 106 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Khi đưa thanh nhựa đã nhiễm điện lại gần quả cầu không nhiễm điện treo ở đầu một sợi dây, ta thấy quả cầu bị hút lại gần thanh nhựa. Nhận xét nào sau đây về quả cầu đúng?

A.Quả cầu làm bằng kim loại.

B. Quả cầu làm bằng nhựa.

C. Quả cầu nhẹ.

D. Quả cầu có kích thước lớn.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.

Bài 4 trang 106 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Khi cọ xát thanh nhựa vào giấy, thanh nhựa dễ dàng nhiễm điện hơn khi

A. các vật cọ xát và thời tiết đều khô ráo.

B. các vật cọ xát và thời tiết đều ẩm ướt.

C. các vật cọ xát thì khô ráo còn thời tiết thì ẩm ướt.

D. các vật cọ xát thì ẩm ướt còn thời tiết thì khô ráo.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A.

Bài 5 trang 106 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ta thấy có bụi vải từ khăn bám vào các vật đó. Em hãy giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ta thấy bụi vải từ khăn bám bào các vật đó. Vì khi lau chùi ta đã cọ xát khăn lau vào gương soi, kính cửa,…khi đó vật bị nhiễm điện do cọ xát và chúng có thể hút được các vật nhỏ khác như bụi từ khăn bám vào.

Bài 6 trang 106 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 15

Mở vòi nước trong nhà cho nước chảy thành một dòng thật nhỏ. Cọ xát một vật như chiếc lược nhựa (hoặc cây thước nhựa, thanh thủy tinh, quả bóng cao su) vào vải khô rồi đưa vật đó đến gần dòng nước (hình H15.8). Hãy mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải chi tiết

Mở vòi nước trong nhà cho nước chảy thành một dòng thật nhỏ. Cọ xát một vật như chiếc lược nhựa (hoặc cây thước nhựa, thanh thủy tinh, quả bóng cao su) vào vải khô rồi đưa vật đó đến gần dòng nước bị hút lại gần cây thước nhựa, thanh thủy tinh, quả bóng cao su. Vì khi dòng nước chảy thành một dòng nhỏ thì có thể coi như các vật nhỏ. Các vật nhiễm điện như thước nhựa, thanh thủy tinh, quả bóng cao su có thể hút được các vật nhỏ.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất