Đánh giá học viện hàng không có những ngành nào

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ bảy, 23/4/2022, 12:06 (GMT+7)

Năm 2022, Học viện Hàng không Việt Nam tuyển sinh 11 ngành với tổng chỉ tiêu 2.120, trong đó có bốn ngành lần đầu đào tạo.

Theo thông tin tuyển sinh 2022 dự kiến của trường, những ngành mới gồm Quản trị nhân lực, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh tế vận tải và Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Trừ Quản trị nhân lực tuyển 120 sinh viên, chỉ tiêu mỗi ngành còn lại là 180.

Ngoài việc mở thêm ngành mới, trường cũng tăng chỉ tiêu một số ngành cũ. Do đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2022 tăng hơn gấp đôi so với mức 960 của năm ngoái.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Ảnh: Fanpage nhà trường

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Ảnh: Fanpage nhà trường

Học viện Hàng không Việt Nam áp dụng năm phương thức tuyển sinh. Với đề án riêng, thí sinh thuộc một trong ba nhóm sau đủ điều kiện xét tuyển: có hạnh kiểm tốt, học lực khá bậc THPT và đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên hoặc IELTS tối thiểu 6.0 (có thể dùng các chứng chỉ tương đương); nếu không có giải thưởng và chứng chỉ, các em cần đạt học lực giỏi THPT. Trường sẽ ưu tiên thí sinh có giải thưởng, sau đó đạt loại giỏi rồi mới đến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Chỉ tiêu dự kiến cho phương thức này là 25%.

Phương thứ hai là xét học bạ. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba môn theo tổ hợp của ba năm THPT (với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2021 về trước) và của năm học kỳ, trừ kỳ II lớp 12 (với thí sinh tốt nghiệp năm 2022) và điểm ưu tiên. Trường nhấn mạnh, điểm ưu tiên chỉ gồm đối tượng, không cộng điểm khu vực và dành 25% chỉ tiêu cho phương thức này.

Bên cạnh đó, trường còn xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM (10% chỉ tiêu). Theo đó, điểm xét tuyển là tổng của điểm thi đánh giá năng lực và điểm ưu tiên. Ở phương thức này, Học viện Hàng không Việt Nam vẫn cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Trường còn tuyển sinh dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Đây vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu của Học viện Hàng không Việt Nam với 50% chỉ tiêu mỗi ngành, riêng Kỹ thuật hàng không, Quản lý hoạt động bay dành 100% chỉ tiêu cho phương thức này.

Ngoài ra, Học viện Hàng không Việt Nam còn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không giới hạn chỉ tiêu.

Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Quản lý hoạt động bay cao nhất Học viện Hàng không Việt Nam với 26,3, thấp nhất ở hai ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cùng mức 18 điểm.

Thanh Hằng

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

  • Tìm việc làm Hà Nội
  • Tìm việc làm Bắc Giang
  • Tìm việc làm Bắc Ninh
  • Tìm việc làm Đà Nẵng

Với tính đặc thù riêng nhiều ngành nghề đạo tạo của trường Học Viện Hàng không đã được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Dân trí liên tục nhận được nhiều thắc mắc về các ngành đào tạo của trường như học xong sẽ làm gì? Liệu tốt nghiệp HV Hàng không sẽ làm trong ngành hàng không, cụ thể là làm phi công?

Để tạo điều kiện các bạn thí sinh nhìn nhận đánh giá đúng về ngành đào tạo của trường Học viện Hàng không, Dân trí xin cung cấp những thông tin cần biết về ngành nghề của trường. Thông tin này do trực tiếp các Phòng, Ban của trường tư vấn hỗ trợ.

Năm 2008, trường Học viện Hàng không sẽ tuyển sinh 4 chuyên ngành hệ ĐH (trong đó có 2 chuyên ngành đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt), một chuyên ngành hệ CĐ và 4 chuyên ngành hệ TCCN. Ngoài ra trường còn đào tạo 16 chuyên ngành trung cấp nghề.

Dưới đây là thông tin cần biết về các ngành nghề đào tạo:

*Hệ ĐH:

- Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông Hàng không (đào tạo cả hệ CĐ): Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành kỹ sư công nghệ kỹ thuật có khả năng quản lý, bảo trì, khai thác, sữa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông trong và ngoài ngành Hàng không. Đủ trình độ và năng lực làm việc tại Trung tâm Quản lý bay, các Cảng hàng không, sân bay và các Trung tâm, Cơ sở điện tử viễn thông.

Hệ CĐ  xét tuyển trên cơ sở điểm thi ĐH cùng khối.

- Quản trị kinh doanh: Gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh HK; Quản trị doanh nghiệp HK; Quản trị du lịch; Quản trị Cảng HK.

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành cử nhân QTKD đủ trình độ và năng lực tham gia vào công tác quản lý và hoạt động khai thác, thương mại dịch vụ, du lịch; làm việc tại các Cảng hàng không, sân bay trong nước, các Hãng hàng không, các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng, các công ty, đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác.

- Quản lý hoạt động bay (đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt): Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành Kỹ sư chuyên ngành Quản lý hoạt động bay, có khả năng nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ phát triển ngành Hàng không; Có đủ trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí như kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của trung tâm Quản lý bay, các Hãng hàng không, các Cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng.

- Tiếng Anh thương mại (đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt): Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành cử nhân Tiếng Anh thương mại có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ cao: thực hành biên dịch, phiên dịch, có kiến thức tiếng Anh trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh; Có đủ trình độ và năng lực làm việc trong các lĩnh vực phiên dịch, biên dịch, quan hệ quốc tế, đối ngoại… trong các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

*Hệ TCCN:

Xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tổng chỉ tiêu 150 chia đều cho 4 ngành đào tạo
-Điện tử viễn thông Hàng không: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên kỹ thuật có khả năng khai thác, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện tử viễn thông trong và ngoài ngành Hàng không; Đủ trình độ năng lực làm việc tại Trung tâm quản lý bay, các Cảng hàng không, sân bay, và các trung tâm, cơ sở điện tử viễn thông trong và ngoài nước.

- Vận tải Hàng không: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên khai thác các dịch vụ Hàng không như phục vụ hành khách, vận chuyển hàng hoá, hành lý, tính toán trọng tải, tìm kiếm hàng hoá thất lạc, đặt chỗ bán vé… tại các Hãng hàng không, đại lý du lịch, khách sạn trong và ngoài nước.

- Khai thác cảng Hành không: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên kỹ thuật có khả năng khai thác các trang thiết bị hiện đại tại các Cảng Hàng không, sân bay như: hệ thống cầu dẫn hành khách, hệ thống thông báo bay, hệ thống băng chuyền, camera giám sát.

- Không lưu: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên kiểm soát Không Lưu có khả năng điều hành các chuyến bay thuộc vùng thông báo bay Việt Nam, hướng dẫn máy bay hạ, cất cánh, đủ trình độ làm việc tại Trung tâm Quản lý bay và các lĩnh vực liên quan.

* Hệ trung cấp nghề:

Xét tuyển theo quy chế của Bộ Thương Binh Lao động &Xã hội. Tổng chỉ tiêu là 650
- Điện tử dân dụng: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành thợ kỹ thuật điện tử có trình độ trung cấp; Có khả năng khai thác, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn, điện thoại, điện thoại di động, đủ trình độ và năng lực làm việc tại Trung tâm quản lý bay, Cảng hàng không; và các doanh nghiệp, cơ sở, trung tâm điện tử - viễn thông.

- Kỹ thuật thiết bị HK ( thông tin, dẫn đường, Ra đa)

:Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành thợ kỹ thuật điện tử có trình độ trung cấp; Có khả năng khai thác, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị đối không như HF, VHF và hệ thống chuyển điện văn tự động HK; các thiết bị dẫn đường như VOR, DME, NDB và ILS; hệ thống định vị vô tuyến - RADAR HK, đủ trình độ và năng lực làm việc tại Trung tâm quản lý bay, Cảng hàng không, và các doanh nghiệp, cơ sở, trung tâm điện tử - viễn thông.

-Kỹ thuật điện cảng hàng không:

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành thợ kỹ thuật điện tử có trình độ trung cấp; Có khả năng khai thác, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các hệ thống điện sân bay, nhà ga, sân đỗ tại các Cảng Hàng không, sân bay.

- Đặt chỗ bán vé - Phục vụ hành khách

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên đặt chỗ, bán vé máy bay của các Hãng Hàng không, các đại lý bán vé máy bay và đại lý du lịch lữ hành.

- Phục vụ hành khách:

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ là nhân viên phục vụ hành khách tại các Công ty dịch vụ thương mại ở các Sân bay và cũng có thể tham gia ngành dịch vụ du lịch.

- Phục vụ hàng hóa:

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ là nhân viên giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của các Hãng Hàng không và các đại lý giao nhận hàng hóa.

- Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân):

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên kiểm soát không lưu, có khả năng phán đoán, xử lý thích hợp các tình huống khác nhau trong khi điều khiển máy bay; dẫn dắt máy bay tiếp cận có sử dụng radar;áp dụng linh họat các hình thức phân cách khác nhau, kiểm soát tàu bay lăn, xe cộ, tàu bay trên vòng lượn sân bay, tàu bay khởi hành và tàu bay đến; Phân loại nhiễu động của tàu bay và áp dụng tiêu chuẩn phân cách tối thiểu; đủ trình độ và khả năng làm việc tại các Trung tâm kiểm soát không lưu, Phòng Thủ tục bay.

- Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (nghề cơ giới và điện-điện tử):

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay có trình độ trung cấp; Có khả năng khai thác, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị cơ khí, các hệ thống thiết bị điện, điện tử, động cơ tàu bay, đủ trình độ và khả năng làm việc tại các Xưởng bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, các Hãng hàng không.

- An ninh hàng không:

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành nhân viên An ninh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như soi chiếu, kiểm tra, tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, an toàn tại các Cảng hàng không, sân bay.

- Phi công Hàng không dân dụng:

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành phi công phục vụ cho các Hãng hàng không trong và ngoài nước.
Nơi đào tạo: Sân bay Cam Ranh – Khánh Hoà.

  Theo Dân Trí