Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học

Theo qui chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây: trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập; xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học; được sự đồng ý của hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau: sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh; sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến; sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa; sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Thủ tục chuyển trường như sau: sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo qui định của nhà trường; hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Chuyển trường đại học là một vấn đề quan trọng và hầu như nó diễn ra khá thường xuyên trong cuộc sống của các bạn sinh viên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể các bạn thay đổi nơi cư trú của mình, do hoàn cảnh gia đình, do một số nguyên nhân khách quan khác mà các bạn không thể tiếp tục theo học tại trường cũ thì có thể chuyển trường đại học. Tuy nhiên các bạn phải nắm rõ về những quy định chuyển trường đại học để có thể đảm bảo về hồ sơ, thủ tục giấy tờ tốt nhất.

Điều kiện để sinh viên chuyển trường như sau:

+ Thứ nhất, sinh viên chuyển trường, viết đơn chuyển trường thì ngành mà bạn đang theo học thì phải cùng với ngành hoặc cùng nhóm ngành đào tạo mà sinh viên đang theo học. Ví dụ như bạn đang theo học năm 2 chuyên ngành xã hội học của trường A thì khi chuyển sang trường đại học khác thì cũng phải có cùng chuyên ngành xã hội học đó.

+ Thứ hai, sinh viên muốn được chuyển trường thì phải có sự đồng ý của hiệu trường nơi mình đang theo học và hiệu trưởng trường mình sẽ chuyển đến theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp sinh viên không được phép chuyển trường:

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Trường hợp sinh viên không được phép chuyển trường

+ Sinh viên có nguyện vọng chuyển trường, viết đơn chuyển trường mà trước đó có dự thi tuyển sinh nhưng lại không trúng tuyển, có điểm thấp hơn điểm xét tuyển của trường muốn chuyển đến (trường hợp cùng chung đề thi tuyển sinh)

+ Sinh viên chuyển trường nhưng lại có hộ khẩu nằm ngoài khu vực tuyển sinh của trường đó thì cũng coi như là không đủ điều kiện để chuyển trường.

+ Đối với sinh viên năm nhất hoặc năm cuối sẽ không được chuyển trường vì đây là khoảng thời gian học các môn cơ bản và làm khóa luận tốt nghiệp, khi chuyển trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo vì thế mà thông thường sẽ không được chuyển.

+ Trường hợp mà sinh viên chuyển trường nhưng lại đang bị xử lý kỷ luật, đang chịu kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì sẽ không được chuyển trường theo quy định của pháp luật.

Đó chính là những điều kiện để sinh viên có thể chuyển trường, hãy đảm bảo mình đáp ứng đầy đủ và không thuộc một trong những trường hợp cấm của điều kiện nhé.

Xem thêm: Việc làm thêm cho sinh viên

2. Hồ sơ xin chuyển trường bao gồm những gì?

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Hồ sơ xin chuyển trường bao gồm những gì?

Nếu như sinh viên có nguyện vọng và mong muốn chuyển trường mà đã đảm bảo được các điều kiện trên thì phải làm hồ sơ chuyển trường theo đúng quy định của trường đó. Mỗi trường sẽ có những quy định về hồ sơ, giấy tờ khác nhau, chính vì thế mà bạn muốn đảm bảo hồ sơ của mình được đầy đủ và chính xác nhất mà không mất công làm lại nhiều lần thì phải tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ từ trước. Cách tốt nhất là bạn có thể lên trực tiếp hoặc gọi điện đến phòng đào tạo của trường đó để hỏi về việc hồ sơ, giấy tờ chuyển trường.

Tuy nhiên thì về cơ bản hồ sơ chuyển trường cũng sẽ có những giấy tờ cơ bản sau:

+ Cần chuẩn bị đơn xin chuyển trường theo mẫu

+ Cần phải chuẩn bị học bạ bản chính cấp dưới

+ Cần chuẩn bị thêm giấy khai sinh bản sao

+ Chuẩn bị giấy trúng tuyển đại học

+ Chuẩn bị giấy xin chuyển trường được hiệu trưởng trường đại học cũ đồng ý

+ Chuẩn bị thêm các hồ sơ, giấy tờ hợp lệ khác như: Hộ nghèo, con thương binh liệt sĩ,…để có thể nhận chế độ ưu tiên trong công tác tuyển sinh.

+ Chuẩn bị sổ hộ khẩu tạm trú hoặc quyết định điều động công tác của bố mẹ (nếu có)

+ Chuẩn bị xác nhận của chính quyền địa phương nếu như bạn là sinh viên thuộc dạng khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt

+ Cần phải có công văn đồng ý tiếp nhận của trường mà bạn muốn xin chuyển đến

+ Chuẩn bị bảng điểm, kết quả rèn luyện học tập của sinh viên

Đó chính là những hồ sơ, giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị để có thể chuyển trường được. Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì sinh viên sẽ trực tiếp nộp hồ sơ này cho phòng quản lý sinh viên để họ tiếp nhận hồ sơ của bạn sau đó trình lên hiệu trưởng xem xét và phê duyệt. (Đối với sinh viên đã được sự đồng ý chuyển trường của hai hiệu trưởng thì phòng quản lý sinh viên của trường đó sẽ tham mưu cho hiệu trưởng để họ đưa ra quyết định cuối cùng.)

- Đặc biệt đối với sinh viên chuyển trường phải chắc chắn mình đã thanh toán hết các khoản nợ, học phí đào tạo theo quy định và có rút hồ sơ tại phòng quản lý sinh viên.

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Hồ sơ đối với sinh viên chuyển trường vào 2 tuần trước khi bắt đầu học

Hồ sơ đối với sinh viên chuyển trường vào 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới, năm học mới cần phải chuẩn bị thêm bộ hồ sơ như sau:

+ Bạn sẽ phải nộp đơn và điền đơn đầy đủ, được sự đồng ý của hiệu trưởng 2 trường chuyển đến và chuyển đi

+ Bạn sẽ phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo trúng tuyển, giấy báo nhập học của sinh viên theo quy định

+ Bạn sẽ phải in và nộp kết quả học tập (bản chính) tính đến thời điểm mà bạn chuyển trường

+ Bên cạnh đó thì bạn còn phải nộp thêm một bộ hồ sơ gốc theo quy định

Đó chính là những hồ sơ, thủ tục mà bạn cần phải chuẩn bị để có thể thực hiện chuyển trường hoàn tất. Để bạn không lỡ những kỳ học mới, năm học mới thì hãy tìm hiểu các quy định và hồ sơ thật chi tiết để chuẩn bị tốt nhất nhé.

Tham khảo thêm: Hoàn tất thủ tục bảo lưu kết quả học tập đại học và tái nhập học

3. Chuyển trường đại học sinh viên có phải học lại thi lại không?

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Chuyển trường đại học sinh viên có phải học lại thi lại không?

Một trong những câu hỏi, thắc mắc mà các bạn sinh viên chuyển trường thường xuyên hỏi đó chính là có phải thi lại hay học lại hay không?

Thông thường với các bạn sinh viên khi có nguyện vọng, mong muốn chuyển trường sẽ không phải học lại hay thi lại từ đầu tại trường mới. Các bạn chỉ cần học thêm các phần mà mình còn thiếu tại trường mới khi chưa kịp hoàn thành chương trình học, học phần đó tại trường cũ. Như vậy khi chuyển trường các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề học lại hay thi lại từ đầu nhé.

Đối với việc chuyển trường đại học hiện nay hầu hết đều được các trường chấp nhận. Bởi điều này sẽ góp phần tạo điều kiện, cơ hội học tập mới cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục thực hiện, chinh phục con đường học tập của mình.

Xem thêm: Cơ hội việc làm và kho CV xin việc chuẩn UX, UI

4. Chuyển trường đại học cần phải chú ý đến điều gì?

4.1. Mức học phí của trường chuyển đến

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Mức học phí của trường chuyển đến

Mức học phí của trường mới dường như là một vấn đề bạn cần phải quan tâm khá nhiều. Học phí của các trường dân lập và công lập khác nhau, học phí của từng ngành cũng khác nhau. Với mức học phí quá cao sẽ có rất nhiều bạn gặp khó khăn bởi hoàn cảnh gia đình. Học phí đôi khi cũng là nhân tố quyết định khá nhiều đến việc chuyển trường của các bạn sinh viên hiện nay. Chính vì thế mà bạn cần phải tham khảo mức học phí tại ngôi trường mà mình muốn chuyển đến để có quyết định chính xác nhất.

4.2. Chất lượng đào tạo của trường chuyển đến

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
 Chất lượng đào tạo của trường chuyển đến

Tiếp theo việc mà bạn cần quan tâm đến chính là chất lượng đào tạo của trường mình sẽ dự định chuyển đến. Bất kỳ một ai cũng muốn được tham gia và học tại ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt. Có thể tìm hiểu về đội ngũ giáo viên, sinh viên, chất lượng của sinh viên thông qua các bảng đánh giá, khảo sát chung của nhà trường. Các vấn đề này hiện nay thường khá dễ tìm kiếm trên mạng, bạn có thể lên trang web của trường để tìm hiểu về lịch sử ra đời phát triển, đội ngũ giảng viên, các hoạt động của nhà trường,….những điều này sẽ chứng minh phần nào chất lượng đào tạo của ngôi trường đó.

Tuy nhiên, về mặt bằng chung các trường đều có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đều đào tạo, dạy các bạn theo tiêu chuẩn và khung chương trình chung của bộ. Vì thế mà bạn cũng không nên quá đặt nặng vấn đề này.

Xem thêm: Việc làm giảng viên

4.3. Văn hóa tại trường mới

Đánh giá kinh nghiệm chuyển trường đại học
Văn hóa tại trường mới

Có rất nhiều bạn sinh viên chuyển trường nhưng lại không thể theo đuổi được vì khác văn hóa. Văn hóa dường như là một yếu tố ngầm quyết định khá nhiều đến việc học tập tại ngôi trường mới. Đây chính là nơi mà bạn trực tiếp học tập, tham gia gắn bó trong suốt 4 – 5 năm trời, nếu như không phù hợp, không thích nghi được tại môi trường mới chắc chắn bạn sẽ tự động bị đào thải ra khỏi môi trường chung đó. Với những bạn sinh viên mới bước chân vào môi trường mới sẽ không khỏi bị choáng ngợp về văn hóa, chương trình học hay cách giảng dạy tại đó. Khi tìm hiểu kỹ về văn hóa trường mới bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn, có thể thích nghi một cách tốt hơn.

Ngoài ra bạn cũng luôn luôn phải chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng để thích nghi và thay đổi tại môi trường học tập mới, điều này sẽ giúp bạn phần nào tự tin hơn.

Thông thường việc chuyển trường của sinh viên sẽ được thực hiện khi kết thúc học kỳ của năm đầu tiên hoặc chuyển trong khoảng thời gian nghỉ hè, trước khi bước vào năm học mới. Còn những trường hợp ngoại lệ thì có thể tùy thuộc vào thời gian và quy định của pháp luật.

Đặc biệt các bạn sinh viên cần phải lưu ý hồ sơ, nguyện vọng của bạn khi được chuyển đến hiệu trưởng thì họ có thể tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học của sinh viên: Về năm học, số học phần, tín chỉ mà sinh viên cần phải bổ sung (nếu có), điều này sẽ dựa trên chương trình đã học của bạn sinh viên chuyển đến để sao cho đảm bảo đúng quy định.

Trong bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xong về các vấn đề có liên quan đến chuyển trường đại học. Nếu như bạn có nhu cầu chuyển trường thì cần phải tìm hiểu kỹ nhiều vấn đề, thủ tục và khía cạnh khác nhau để đảm bảo việc học không bị đảo lộn.

Tổng hợp các mẫu đơn xin chuyển trường chính xác nhất!

Mẫu đơn xin chuyển trường có lẽ sẽ cần thiết cho bạn trong vấn để chuyển trường đại học đó. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu về cách viết cũng như để tải mẫu đơn chuẩn nhé!