Đánh giá ống kính tele 600mm canon năm 2024

Là một nhà nhiếp ảnh động vật hoang dã, hay một nhiếp ảnh thể thao... Ắt hẳn bạn cần mang theo bên mình một ống kính siêu zoom, những ống kính có tiêu cự cố định dài hơn 300mm, những ống kính ấy thường khá to và nặng. Nhưng tất cả đã thay đổi khi Canon cho ra mắt một loạt ống kính siêu tele mới của họ, nhẹ hơn, chống rung tốt hơn... Một trong những ống kính ấy là Canon EF 600mm f/4 L IS USM.

Là mẫu ống kính hàng đầu trong hệ thống ống kính EF, EF 600mm F4L IS III USM mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội, đáp ứng nhu cầu của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Ống kính Canon này sử dụng 17 thấu kính mới trong thiết kế quang học 13 nhóm với 2 thấu kính fluorit và 1 thấu kính Super UD để giảm thiểu quang sai màu sắc và đạt được độ phân giải và độ tương phản cao trên toàn bộ khung hình ảnh. Vật liệu thủy tinh mới của thành phần thấu kính đầu tiên cũng ngăn chặn hiệu quả quang sai hình cầu và màu sắc.

Ngoài ra, EF 600mm F4L IS III USM còn được trang bị lớp phủ Super Spectra và Air Sphere giúp giảm hiện tượng lóa và bóng mờ.

2. Khẩu độ lớn F4

Ống kính EF 600mm F4L IS III USM có khẩu độ sáng không đổi F4 cho phép các nhiếp ảnh gia linh hoạt trong việc cài đặt tốc độ cửa trập hoặc độ nhạy ISO, đặc biệt khi ánh sáng bị hạn chế. Nó cũng nhấn mạnh các chủ thể sắc nét trên nền mờ mịn mượt, không nét cùng với 9 lá khẩu tròn của ống kính.

3. Hệ thống định hình ảnh

Ống kính EF 600mm F4L IS III USM có hệ thống ổn định hình ảnh quang học cung cấp khả năng bù rung cho tốc độ cửa trập lên đến 5 điểm dừng.

Bộ ổn định hình ảnh quang học của EF 600mm F4L IS III USM có ba chế độ IS để cung cấp các cơ chế bù rung khác nhau cho các tình huống khác nhau. Ngoài Chế độ IS 1 để chụp thông thường và Chế độ IS 2 để chụp lia, Chế độ IS 3 được thiết kế cho các nhiếp ảnh gia thể thao.

4. Lấy nét nhanh chóng và chính xác

Ống kính sử dụng hệ thống lấy nét phía sau và USM kiểu vòng (Mô tơ siêu âm) với bộ vi xử lý mới sử dụng CPU hiệu suất cao và phần mềm cơ sở mới được phát triển để đạt được tốc độ cao, độ chính xác cao, mượt mà và im lặng tự động lấy nét cho cả chụp ảnh và quay video.

5. Độ bền vượt trội

EF 600mm F4L IS III USM kế thừa cùng độ bền và kết cấu chắc chắn như trên người tiền nhiệm của nó trong khi giảm trọng lượng đáng kể. Cơ chế của ống kính hợp kim magiê được gia cố bằng carbon cũng được làm lại để đảm bảo khả năng chống va đập và độ bền giống như ống kính L-series mới nhất.

Ống kính này có thiết kế chống bụi và nước để cung cấp độ bền đáp ứng nhu cầu khắt khe của người dùng chuyên nghiệp, lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã làm việc trong môi trường ngoài trời hoặc các nhiếp ảnh gia đua xe thể thao trên đường đua để chụp những bức ảnh đua gay cấn.

Lớp phủ flo được phủ trên bề mặt thấu kính trên cùng và sau cùng để đẩy lùi các hạt bụi và giọt nước. Nó cũng làm cho vết bẩn và dấu vân tay dễ dàng loại bỏ mà không cần sử dụng chất lỏng làm sạch ống kính.

Cùng với Canon EOS R3, Canon cũng tung ra tới 3 ống kính tele cũng như super-tele mới, gồm có Canon RF 100mm f/2.8L, RF 400mm f/2.8L và RF 600mm f/4L. 50mm Vietnam đã có bài viết khá kĩ về chiếc máy ảnh “bánh chưng” R3 và giờ thì đến lượt 3 chiếc ống kính mới của Canon nhé!

Trong lần ra mắt này, cả 3 ống kính mới của nhà Canon đều là những ống kính tele và siêu tele bao gồm Canon RF 100mm f/2.8L Macro IS USM, Canon RF 400mm f/2.8L IS USM và Canon RF 600mm f/4L IS USM. Đặc biệt, trong 3 chiếc này thì có Canon RF 100mm f/2.8L Macro IS USM là chiếc ống kính mà rất nhiều người sẽ mong mỏi ở hệ RF vì phiên bản EF của nó thực sự rất thành công, có thể thấy rằng Canon đang ngày càng lắng nghe và bổ sung đầy đủ cho người dùng hệ máy EOS R.

1. Canon RF 100mm f/2.8L Macro IS USM.

Với ống kính đầu tiên RF 100mm f/2.8L Macro, trong bộ ba vừa được ra mắt đây có lẽ là ống kính phổ thông và dễ sử dụng nhất đối với mọi người dùng từ phổ thông, nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Ngoài ra, nó cũng sẽ là một phiên bản ngàm RF rất đáng được mong chờ với người dùng Canon, bởi lẽ, phiên bản 100L Macro ngàm EF đã thực sự làm cho rất nhiều người dùng cảm thấy hài lòng vì chất lượng nó mang lại/trên giá tiền (price/performance), đặc biệt với những người yêu thích thể loại chụp sản phẩm hoặc đồ ăn.

1.1. Ngoại hình và thiết kế bên ngoài.

So với ngoại hình của người tiền nhiệm Canon EF 100mm f/2.8L, phiên bản RF có khá nhiều thay đổi cả về hình dáng lẫn thiết kế. Đầu tiên, nhìn qua có thể thấy RF 100mm f/2.8L có vẻ ngoài nhìn hiện đại hơn, đẹp hơn tuy nhiên sẽ lớn hơn một chút so với bản EF. Cụ thể hơn, ống kính Canon RF 100mm nặng 730g với độ dài ống kính 148mm. Thêm vào đó, ống kính có đường kính 82mm và sử dụng filter 67mm, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một chút khi mua filter.

Tiếp theo, bản thân thuộc dòng ống kính cao cấp L của nhà Canon với vòng đỏ đặc trưng nên RF 100mm f/2.8L có lớp vỏ được thiết kế cực kì đảm bảo và thông minh. Nhờ thân ống kính được làm từ hợp kim magie kèm theo đó là khả năng chống bụi chống ẩm, người dùng có thể an tâm mang theo và sử dụng RF 100mm trong nhiều điệu kiện hay môi trường khắc nghiệt.

Tương tự như những ống kính RF khác của Canon, RF 100mm vẫn có đầy đủ vòng lấy nét và vòng gán chức năng giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, ống kính còn sở hữu vòng điều chỉnh SA – spherical aberration, đây là thiết kế mới lần đầu được Canon trang bị trên ống kính của mình, vậy vòng SA mới này có tác dụng gì?

Thực ra, thiết kế này đã từng xuất hiện trên ống kính của “đối thủ truyền kiếp” Nikon với cái tên là DC (Defocus Control), trên chiếc Nikkor 135mm f/2 DC. Cơ bản, vòng SA đơn giản sẽ giúp người dùng điều chỉnh độ mịn của bokeh ở tiền cảnh hoặc hậu cảnh, ngoài ra sẽ làm ảnh trở nên soft (nét bị mềm đi) một chút khi chụp ảnh hoặc quay video. Vòng SA của Canon sẽ có năm mức từ -2 tới 0 và +2. Hãy nhìn thử một số hình ảnh minh họa dưới đây của kênh Canon Europe để hiểu rõ hiệu ứng hơn nhé.

Tiếp đến, trên thân RF 100mm f/2.8L vẫn có đầy đủ các công tắc gạt chuyển tương tự với phiên bản EF tiền nhiệm. Từ trên xuống dưới, chúng ta sẽ có nút gạn chuyển tiêu tự lấy nét với 3 chế độ, tiếp theo đến nút gạt chuyển AF/MF và cuối cùng là nút gạt tắt mở chế động chống rung của ống kính.

Với thiết kế mới mẻ hơn cả về mặt ngoại hình lẫn công nghệ như vậy, Canon RF 100mm f/2.8L chắc chắn sẽ giúp người dùng có được những trải nghiệm tuyệt vời và vẫn đảm bảo trong nhiều điều kiện môi trường khó khăn, khắc nghiệt.

1.2. Cấu tạo bên trong.

Theo Canon, ống kính RF100mm f/2.8L Macro IS USM không chỉ là ống kính RF đầu tiên của Canon được thiết kế đặc biệt cho chụp ảnh macro mà còn là ống kính macro tele tầm trung đầu tiên trên thế giới có độ phóng đại tối đa lên tới 1,4 lần. Với sự gọp mặt của RF 100mm, có thể thấy Canon đang ngày dần bổ sung đầy đủ ống kính cho hệ ngàm RF của hãng, lắng nghe và đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Về cấu tạo bên trong, RF 100mm sở hữu 17 thấu kính và chia thành 13 nhóm với lớp phủ Super Spectra giúp giảm hiện tượng bóng ma, lóa sáng. Thêm vào đó, với thiết kế 9 lá khẩu, bokeh cho ra mềm mại, tự nhiên ở cả tiền cảnh và hậu cảnh. Với tiêu cự 100mm, khẩu độ lớn f/2.8 và 9 lá khẩu, chắn chắn người dùng cũng có thể chụp ra những tấm ảnh lung linh với bokeh ball khá tròn và mịn.

Tương tự như trên các ống kính tele ngàm RF khác của hãng, Canon cũng tích hợp hai mô-tơ tuyến tính – Dual Nano USM, điều này giúp tốc độ lấy nét nhanh hơn, mượt mà hơn mà vẫn giữ được sự yên tĩnh khi hoạt động. Đây cũng là một sự nâng đáng kể so với mô-tơ USM dạng vòng của phiên bản cũ EF 100mm f/2.8L. Thêm vào đó, khi kết hợp với công nghệ lấy nét nổi tiếng của Canon – Dual Pixel CMOS AF trên các thân máy hệ EOS R, bộ máy ảnh chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho những người dùng quay chụp macro cần tốc độ và sự im lặng.

Bản thân là một chiếc ống kính macro, RF 100mm f/2.8L có khả năng lấy nét gần nhất là 26cm với động phóng đại tối đa lên tới 1,4x. Điều này cho phép người dùng có thể lấy nét và chụp những chủ thể rất bé và rất gần, tạo ra những bức ảnh macro ấn tượng.

Thông thường, hệ thống chống rung của RF 100mm f/2.8L có thể đạt tới 5 stops và tối đa lên tới 8 stops khi kết hợp với các thân máy có tích hợp chống rung trong body như EOS R5 theo tiêu chuẩn của hiệp hội sản phẩm hình ảnh và camera của Nhật Bản (CIPA: Japanese Camera and Imaging Products Association). Đặc biệt, hệ thống chống rung của ống kính sẽ chuyển sang chế độ Hybrid IS khi ống kính được chuyển sang chế độ lấy nét gần để chụp macro. Điều này sẽ giúp giúp bù rung máy ảnh theo chiều dọc và ngang của ống kính khi chụp, đảm bảo người dùng có được những bức ảnh với độ nét cao nhất khi chụp macro.

1.3. Tóm lại!

Nhìn chung, RF 100mm f/2.8L Macro là một chiếc ống kính phù hợp với cả những người quay và chụp với nhiều nhu cầu khác nhau, đặc biệt là những người thiên về chụp macro và chụp chân dung. Trong line-up 3 ống kính được ra mắt lần này của Canon, có lẽ đây là chiếc ống kính có giá và công dụng phổ thông nhất. Theo dự kiến, Canon RF 100mm f/2.8L Macro IS USM sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng tháng 7 với giá là $1400 (khoảng 35 triệu VNĐ khi về Việt Nam)

Đây là những ảnh chụp thực tế từ Canon RF 100mm f/2.8L Macro IS USM:

Bạn có thể xem thêm ảnh chụp thực tế tại đây!

2. Bộ đôi siêu tele – Canon RF 400mm f/2.8L IS USM và Canon RF 600mm f/4L IS USM.

Tiếp đến với 2 ống kính siêu tele, thực tế Canon đã có những ống kính với tiêu cự tương tự trước đây. Tuy nhiên, đây là những ống kính thuộc dòng Luxury với khẩu độ lớn hơn và thiết kế thông minh hơn nên chắc chắn chất lượng hình ảnh và trải nghiệm người dùng sẽ được nâng cao lên rất nhiều so với những ống kính cũ.

2.1. Ngoại hình và thiết kế bên ngoài.

Nhìn qua, chúng ta có thể bị ấn tượng ngay lập tức với thiết kế cực kì “khủng”, hầm hố và đồ xộ của Canon RF 400mm f/2.8L IS USM và Canon RF 600mm f/4L IS USM.

Cả Canon RF 400mm f/2.8L và Canon RF 600mm f/4L IS USM đều là những ống kính super tele hướng thẳng đến các nhiếp ảnh gia thể thao hay hoang dã chuyên nghiệp nên ống kính cần được thiết chắc chắn và đảm bảo. Đầu tiên thân ống kính được thiết kế từ hợp kim magie với sọc 2 màu trắng đen cực kì nổi bật, đặc trưng của dòng lens tele nhà Canon. Ngoài ra, cả Canon RF 400mm và Canon RF 600mm còn được trang bị các gioăng cao su và kèm theo đó là lớp phủ fluorine, vì vậy ống kính có khả năng chống chịu thời tiết cực tốt, đảm bảo cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Về mặt ngoại hình, Canon RF 400mm và RF 600mm f/4L IS USM sở hữu cân nặng siêu khủng lần lượt khoảng 2,9 kg và 3,1 kg với chiều dài ống kính lần lượt lên đến 367mm và 472 mm. Đường kính ống kính của cả 2 lens đều là 168mm và sử dụng filter 52mm và gắn phía sau ống kính. Ngoài ra, những ống kính siêu tele nên cả RF 400mm f/2.8L và RF 600mm f/4L đều được trang bị đầy đủ vòng đỡ ống kính và hood có thể tháo lắp linh hoạt.

Để đảm bảo cho các nhiếp ảnh gia, cả hai ống kính Canon RF 400mm f/2.8L và RF 600mm f/4L đều có đầy đủ vòng gán chức năng và vòng lấy nét như các ống kính Luxury ngàm RF khác của hãng. Thêm vào đó 2 ống kính đều có hàng loạt các nút gạt chuyển chế độ như nút gạt chuyển AF/MF, nút gạt chuyển tốc độ lấy nét MF, nút gạt chuyển Preset khi lấy nét, nút gạt chuyển chế độ chống rungl hay nút gạt chuyển khoảng cách lấy nét, ngoài ra còn 1 nút SET giúp bạn gán chức năng tùy chọn. Nếu là một người mới nhìn vào chắc chắn bạn sẽ hoa mắt với đống nút này, tuy nhiên thiết kế này lại giúp ích rất nhiều cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi làm việc.

2.2. Cấu tạo bên trong

Cả hai ống kính Canon RF 400mm f/2.8L và RF 600mm f/4L đều sở hữu 17 thấu kính chia làm 13 nhóm, trong đó bao gồm thấu kính fluorite và Super UD kết hợp các lớp phủ ASC và Super Spectra giúp giảm thiểu hiện tượng quang sai, bóng ma và lóa sáng. Cũng như RF 100mm, RF 400mm và RF 600mm cũng được trang bị 9 lá khẩu giúp bokeh mượt mà và tự nhiên.

Được biết, thiết kế thấu kính này gần như giống hệt với 2 phiên bản ngàm EF được ra măt nằm 2018 của hai chiếc ống kính này. Vì vậy, có thể hiểu rằng đây là một pha “bình mới, rượu cũ” của Canon. Tuy nhiên, với những ống kính super-tele của Canon, bạn sẽ có thể luôn yên tâm rằng chất lượng thấu kính và thiết kế quang học của nó luôn ở mức rất rất cao.

Khoảng cách lấy nét gần nhất của bộ đôi ống kính RF 400mm f/2.8 và 600mm f/4 này lần lượt là 2,5m và 4,2m, tuy nhiên, chắc chắn là người dùng những chiếc ống kính trên không có nhiều điều lo lắng về khoảng lấy nét gần nhất, khi khá chắc chắn là họ thường có nhu cầu “bắn tỉa” từ khoảng cách xa hơn.

Tiếp đến, hơi đáng tiếc là 2 ống kính này vẫn chỉ được trang bị mô-tơ USM dạng vòng, tuy nhiên Canon vẫn đảm bảo tốc độ lấy nét nhanh, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của những người dùng chuyên nghiệp. Thêm vào đó, khả năng chống rung của cả 2 ống kính có thể lên tới 5,5 stops theo CIPA và sẽ còn tăng lên khi kết hợp với các body như EOS R5, R6.

2.3. Ảnh chụp thực tế từ bộ đôi siêu tele.

Ảnh chụp thực tế từ Canon RF 400mm f/2.8L IS USM!

Ảnh chụp thực tế từ Canon RF 600mm f/4L IS USM!

2.4. Chốt lại!

Nhìn chung, với thiết kế thông minh và chất lượng hình ảnh cao, Canon RF 400mm f/2.8L IS USM và Canon RF 600mm f/4L IS USM chắc chắn không phải chiếc “ống kính dành cho mọi nhà”. Đây là 2 ống kính hướng thẳng đến các nhiếp ảnh gia thể thao, nhiếp ảnh gia hoang dã hay nhiếp ảnh gia thiên nhiên chuyên nghiệp hoạt động trong nhiều môi trường và điều kiện khác nhau.

Giá của 2 chiếc ống kính này cũng không hề dễ chịu một chút nào, lần lượt khoảng $12,000 ( tương đương 305 triệu VNĐ khi về Việt Nam) cho RF 400mm f/2.8L và $13,000 cho RF 600mm f/4L ( tương đương 330 triệu VNĐ khi về Việt Nam). Canon RF 400mm f/2.8L IS USM và Canon RF 600mm f/4L IS USM cũng sẽ được bán ra thị trường cùng thời gian với RF 100mm f/2.8L.

Chủ đề