Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

Địa chỉ: 704 Phan Đình Phùng, TP Kon Tum

Điện thoại: (+84) 02603919997 - 02603913029 - 02603919388

Email:

Fanpage: https://www.facebook.com/kontum.udn.vn

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum
31/08/2021

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tại Kon Tum (sau đây gọi tắt là UDCK) vừa tổ chức Lễ ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2025 với Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật (LHHKHKT) tỉnh Kon Tum.

Tham gia buổi Lễ có ông Đặng Thanh Long, Chủ tịch LHHKHKT tỉnh Kon Tum, TS. Nguyễn Phi Hùng-Q.Giám đốc UDCK cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị phòng, khoa, trung tâm trực thuộc của hai cơ quan.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

Toàn cảnh buổi làm việc và ký kết 

Phát biểu tại Lễ ký kết, TS. Nguyễn Phi Hùng-Q.Giám đốc UDCK đã giới thiệu tổng quan, kết quả nổi bật của Phân hiệu với vai trò, sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

TS. Nguyễn Phi Hùng

Q.Giám đốc UDCK phát biểu 

TS.Nguyễn Phi Hùng ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền, nhân dân tỉnh Kon Tum, trong đó LHHKHKT tỉnh với vai trò là tổ chức tập hợp đội ngũ tri thức, có những thế mạnh, điểm tương đồng với UDCK trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.

Đây là sự kiện mang dấu ấn nhiều ý nghĩa nhằm tiếp tục phát triển, nâng tầm hiệu quả hợp tác giữa hai bên, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà, Q.Giám đốc UDCK Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

Chủ tịch LHHKHKT tỉnh Kon Tum

Đặng Thanh Long phát biểu 

Chủ tịch LHHKHKT tỉnh Kon Tum Đặng Thanh Long đã phát biểu chia sẻ về sứ mệnh và định hướng trọng tâm của Liên Hiệp trong việc phát huy tiềm năng, tiềm lực đội ngũ tri thức, trong đó UDCK vừa là cơ sở giáo dục ĐH uy tín, vừa là đầu mối kết nối, khẳng định vai trò quan trọng của ĐHĐN, một ĐH vùng trọng điểm quốc gia đóng chân trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

Đại diện lãnh đạo các đơn vị thảo luận,

thống nhất nội dung hợp tác 

Theo Thoả thuận giữa hai bên, mục đích triển khai Chương trình phối hợp giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên của UDCK, kết nối với các hội thành viên của LHHKHKT cùng tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh Kon Tum, lan toả vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Lào.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

Đại diện lãnh đạo Phân hiệu và Liên hiệp

ký kết Chương trình phối hợp 

Lãnh đạo hai bên đã thảo luận, thống nhất giao các đơn vị hữu quan sớm cụ thể hoá, triển khai các hoạt động trọng tâm theo Chương trình vừa ký kết, theo đó mỗi năm sẽ phối hợp đồng chủ trì tổ chức ít nhất 01 sự kiện (hội thảo khoa học, hội nghị, tập huấn…); UDCK cung cấp, giới thiệu các cán bộ, giảng viên có trình độ cao cho Liên hiệp đồng thời phía Liên hiệp sẽ chú trọng mời các chuyên gia, cán bộ khoa học của UDCK tham gia các chương trình, đề tài nghiên cứu và hội đồng tư vấn, phản biện, giám sát xã hội mà Liên hiệp chủ trì, triển khai.

Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Hai bên sẽ phối hợp đề xuất đăng ký mỗi năm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với các sản phẩm chủ lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; triển khai hoạt động CLB Trí thức tỉnh Kon Tum; tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Kon Tum tại Phân hiệu; đưa các thông tin nổi bật để truyền thông trên các ấn phẩm KHCN và trang thông tin điện tử của hai cơ quan…

Tin Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

và Trung tâm TT-HL&Truyền thông ĐHĐN

  • Đánh giá phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum

1. Sứ mệnh

Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đa ngành chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2030, trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu ứng dụng và tư vấn có quy mô lớn, có uy tín ở khu vực Tây Nguyên, hành lang kinh tế Đông Tây và khu tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia

3. Giá trị cốt lõi

  • Liên tục đổi mới
  • Vì người học
  • Đoàn kết-hợp tác- tôn trọng lẫn nhau

4. Mục tiêu chiến lược

4.1. Mục tiêu chung
Phát triển Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum trở thành một trường đại học đa ngành đào tạo theo định hướng thực hành; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện mô hình quản trị đại học: hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng, khoa chức năng theo hướng quản lý hiệu quả; Phát triển đội ngũ giảng viên và chuyên viên về số lượng và chất lượng; phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Phát triển ngành học, chương trình đào tạo theo hướng thực hành, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và tiếp cận thực tế cho người học nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Phát triển hoạt động khoa học công nghệ; Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp, phát triển hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ và kêu gọi các nguồn tài trợ cho nhà trường, cộng đồng và địa phương.
-Phát triển nhiều loại hình dịch vụ trường học như đào tạo, bồi dưỡng; liên kết đào tạo; các dịch vụ đa dạng phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, doanh nghiệp và cộng đồng.
- Phát triển nguồn lực tài chính theo hướng đa dạng hóa và bền vững, tăng cường thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước; ưu tiên các mục chi cho con người.

5. Các thành tích mà nhà trường đạt được

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum được thành lập ngày 14/02/2007 theo Quyết định số 893/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, với sứ mệnh: “Nơi hun đúc tài năng vì sự phát triển bền vững của Tây Nguyên
Sau gần 12 năm thành lập, Phân hiệu ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo, đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Trong thời gian qua, Phân hiệu đã đào tạo hơn 10.000 cử nhân, kỹ sư, hơn 1500 thạc sĩ và gần 300 Lưu học sinh Lào và Campuchia.
Trên cơ sở xác định vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế của nhà trường, kể từ khi thành lập đến nay, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum luôn chú trọng đầu tư kinh phí, phát triển đội ngũ, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
Hàng năm Phân hiệu luôn ưu tiên dành kinh phí cho hoạt động NCKH, điều này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, Phân hiệu thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, cấp ĐHĐN và các đề tài theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và địa phương, tập trung vào là các đề tài mang tính ứng dụng, phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp - địa phương như: Marketing và xây dựng kênh phân phối cho các sản phẩm trong nông nghiệp, xây dựng hệ thống logistics đối với các sản phẩm cây công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh, giải pháp ổn định đời sống cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số... Các đề tài nghiên cứu khoa học này đã góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và khu vực Tây Nguyên. Số lượng đề tài các cấp của Phân hiệu trong những năm vừa qua được thể hiện trong Bảng 1
Bảng 1: Bảng thống kê số lượng đề tài các cấp

  2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Đề tài cấp Bộ 1         1 2 3 2  
Đề tài cấp tỉnh         2 1 1      
Đề tài cấp ĐHĐN     1   9 4 6 2 3  2
Đề tài cấp Phân hiệu   14 9 7 5 11 1 14 2  
Đề tài nafosted                   1

Về hoạt động xuất bản bài báo, sách và giáo trình
Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện các đề tài NCKH các cấp, hoạt động NCKH của giảng viên cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện qua số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế cũng ngày càng gia tăng về cả số lượng và chất lượng (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của cán bộ và giảng viên Phân hiệu đã được xã hội hoá và đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín như: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học kinh tế - trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chemical Physics Letters, Revue Francaise du Marketing, American Journal of Chemistry, Environmental and Resource Economics, Asian Economic and Social Society, The Journal of the Asian Fisheries Society, … Ngoài ra, Phân hiệu đã xuất bản được 4 sách chuyên khảo và nhiều tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.
Bảng 2: Bảng thống kê số lượng bài báo được đăng trên các tạp chí

Bài báo công bố trên Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tạp chí ISI         03 03 3 1
Tạp chí quốc tế (có ISSN) 02 01   01 03 4 1 2
Tạp chí trong nước (có ISSN) 06 05 09 13 15 27 47 21
Kỷ yếu hội thảo quốc tế 02 01 02 04 03 04 3 3
Kỷ yếu hội thảo trong nước   07 01 02 20 06 24 53

Về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên
Không những thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên, Phân hiệu còn có nhiều hoạt động, chính sách để thu hút sinh viên NCKH và đã có những kết quả tích cực ban đầu. Số lượng và chất lượng các đề tài SVNCKH ngày càng tăng, từ không có đề tài NCKH của sinh viên nào được thực hiện trước những năm 2012, số lượng đề tài đã tăng lên 5 đề tài được nghiệm thu năm 2012 – 2013, 9 đề tài năm 2013-2015, 10 đề tài năm 2014-2015, 15 đề tài năm 2015-2016, 17 đề tài năm 2016-2017 và 9 đề tài năm 2017-2018. Đặc biệt, Phân hiệu có 01 nhóm sinh viên thuộc Khoa Kỹ thuật – Nông nghiệp tham dự vòng chung kết giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka lần thứ XVIII năm 2016 với tên đề tài “Ứng dụng phần mềm CroWat 8.0 tính toán nhu cầu nước cho cây cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà tương ứng với dự báo biến đổi khí hậu Tây Nguyên đến năm 2030”.
Về hoạt động hợp tác quốc tế
Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế của nhà trường đã có những phát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhà trường đã tiếp nhận sinh viên Pháp thực tập hàng năm từ Đại học Valencieannes- cộng hòa Pháp; tiếp nhận giảng viên và sinh viên đến thực tập tại trường cũng như gởi sang Ubon Ratchathani Rajabhat – Thái Lan; tạo điều kiện cho sinh viên đi trao đổi văn hóa tại Đại học Daeugu - Hàn Quốc; tổ chức giao lưu văn hóa Việt-Lào-Pháp- Campuchia; tuần lễ giao lưu sinh viên quốc tế…
Nhà trường đã phát triển các chương trình liên kết với các trường đại học ở Đài Loan, Mỹ và Úc theo hình thức 2+2, 3+1, 4+0 nhằm tăng cơ hội học tập ở các nước có nền giáo dục tiên tiến cho con em trên địa bàn Tây Nguyên.
Nhà trường đã tổ chức nhiều đoàn ra và tiếp nhận nhiều đoàn vào với các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới. Trong năm 2018-2019, nhà trường đã xúc tiến hợp tác với 5 trường ĐH ở Pháp, 1 trường ĐH ở Bỉ và 1 trường ĐH ở Nam Úc; đón tiếp đại sứ Israel và tổ chức ngày hội văn hóa Israel; đón tiếp GS. Seans Adam Hughes, thuộc chương trình English Language Fellow của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ; Tiếp đón và làm việc với Học viện New Japan Academy (Tokyo, Nhật Bản), giáo sư Freckdricka và trợ lý chương trình Fulbright, ký MoU với Tafe SA và tổ chức tuyển sinh chương trình liên kết đào tạo và tư vấn du học..
Về hoạt động khởi nghiệp
- Tổ chức cuộc thi “Sinh viên UDCK tìm hiểu về khởi nghiệp” nhằm thu hút, khơi gợi và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên, đồng thời, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm trong hoạt động khởi nghiệp.
- Tập huấn về xây dựng ý tưởng khởi nghiệp cho toàn thể giảng viên và sinh viên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum
- Workshop về định hướng suy nghĩ cho ý tưởng kinh doanh và phân tích mô hình kinh doanh cho các cá nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có các dự án khởi nghiệp do các chuyên gia đến từ Ai-len giảng dạy.
- Workshop về hỗ trợ khởi nghiệp có sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp tỉnh Kon Tum do tổ chức IPP của Phần Lan hỗ trợ.
- Phối hợp với trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tổ chức cuộc thi “Start – up Runway năm 2018” do chính phủ Ai-len tài trợ. Nhà trường có 1 dự án "Lào food"”đạt giải nhì trong cuộc thi “Start – up Runway 2018”
- 02 dự án khởi nghiệp “Sản xuất túi giấy tại Kon Tum” và “Loughing café” của sinh viên Phân hiệu được tuyển chọn tham gia “Hành trình tôi yêu tổ quốc tôi” do Trung ương Đoàn tổ chức.
- Triển khai dự án khởi nghiệp sản xuất “Trà hoa quả detox”, “Trà sâm”, “Nước giải khát lên men”, “Củ quả sấy”.
- Tổ chức tuần lễ “Sinh viên với khởi nghiệp” và đã tuyển chọn được 9 ý tưởng/dự án để tham gia các cuộc thi khởi nghiệp. Trong đó có 3 dự án Ugo, Style Mode và Cuisine Indochine được lọt vào vòng chung kết Starup Runway 2019 do Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng và Viện CORK của Ireland tổ chức.

    1.  

1. Giới thiệu chung về Khoa

1.1. Khoa Kinh Tế

Tên khoa: Khoa Kinh tế
Khoa Kinh tế là khoa chủ lực trong các khoa chuyên môn của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Khoa được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 2014 theo quyết định số 282/QĐ-PHKT của Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Khoa hiện có: 28 giảng viên, 100% được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế tại các nước phát triển và các đại học danh tiếng trong nước, trong đó có 01 Phó giáo sư, 05 Nghiên cứu sinh (NCS) và 19 Thạc sĩ (ThS).
Nhiệm vụ: Đào tạo cử nhân, nghiên cứu khoa học và tư vấn thuộc các chuyên ngành kinh tế.
Ngành đào tạo:
* Quản trị kinh doanh
* Quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành
* Kinh doanh thương mại
* Kinh doanh nông nghiệp
* Kế toán
* Kiểm toán
* Tài chính doanh nghiệp
* Ngân hàng
* Kinh tế phát triển.
* Kinh doanh nông nghiệp
Định hướng:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản trị kinh doanh, thương mại, kế toán, tài chính nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên và cả nước.
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và các đối tác quốc tế trong việc tìm kiếm cơ hội thực tập,việc làm và nâng cao trình độ cho sinh viên, giảng viên.
- Phát triển và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên thông qua việc cử cán bộ giảng viên đi học tập các chương trình sau đại học trong nước cũng như nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo trên cơ sở thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình và bài giảng điện tử, hoàn thiện và cải tiến giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập cho các chuyên ngành đào tạo.
- Hướng đến mục tiêu trở thành một nơi đào tạo, nghiên cứu và tư vấn có uy tín về lĩnh vực kinh tế, thương mại tại Tây Nguyên với trình độ ngang hàng các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và các nước trong khu vực.
Liên hệ:

Website: qtkd.kontum.udn.vn
Email:
Điện thoại: 02606 501077

Fanpage: Khoa Kinh tế UD-CK

1.2. Khoa sư phạm và dự bị đại học

Trong xu thế phát triển của nhà trường, ngày 07 tháng 08 năm 2014, Khoa Sư phạm – Dự bị đại học được thành lập theo quyết định số 282/QĐ-PHKT của Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Hiện nay Khoa có 14 giảng viên bao gồm 7 thạc sĩ và 7 cử nhân, trong đó có 4 giảng viên đang tham gia học các chương trình sau đại học trong và ngoài nước. Các giảng viên của Khoa đều có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, rất vững vàng về chuyên môn, có tâm huyết với nghề và tinh thần trách nhiệm cao.
Khoa gồm 3 bộ môn trực thuộc bao gồm: Luật, Ngoại Ngữ và Toán
Ngành đào tạo:
* Giáo dục tiểu học
* Luật kinh tế
* Sư phạm Toán
Email:

1.3. Khoa Kỹ thuật- Nông nghiệp

Khoa Kỹ thuật- Nông nghiệp được hình thành vào ngày 21/08/2015 theo quyết định số 4334/QĐ-ĐHĐN của Giám đốc Đại học Đà Nẵng trên cơ sở sáp nhập từ Tổ công nghệ- Kỹ thuật và Tổ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhiệm vụ: Đào tạo kỹ sư, nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương và tham gia tư vấn, hoạt động trong các dự án tại địa phương, của chính phủ và phi chính phủ.
Ngành đào tạo:

  • Công nghệ thông tin
  • Kỹ thuật xây dựng công trình:
  • Công trình cầu đường
  • Xây dựng dân dụng
  • Kinh tế xây dựng và quản lý dự án
  • Kỹ thuật điện- Điện tử
  • Công nghệ sinh học

Cơ cấu tổ chức: Khoa hiện có 16 guảng viên, trong đó 1 tiến sỹ, 11 thạc sỹ và 4 kỹ sư.
Khoa có 2 bộ môn: Kỹ thuật và Nông nghiệp
Liên hệ:

2. Thông tin về từng ngành

2.1. Giáo dục tiểu học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân khoa học ngành sư phạm Giáo dục Tiểu học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững tri thức về toán cơ bản và phương pháp Giáo dục Tiểu học ở trường Tiểu học. Có khả năng giảng dạy các kiến thức Giáo dục Tiểu học cho học sinh Tiểu học đáp ứng phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Tiểu học hiện nay. Ngoài ra, với kiến thức chuyên môn tích lũy được, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ điều kiện để học lên các bậc học cao hơn cũng như các sinh viên khá, giỏi có thể xin tuyển dụng làm giảng viên dạy Giáo dục Tiểu học ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thuộc khối Sư phạm trong nước.
Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi học xong chương trình này, người học có thể:
          • Làm giáo viên dạy 9 môn trong các trường Tiểu học;
          • Làm cán bộ trong các cơ quan quản lý giáo dục bậc Tiểu học;
          • Học thêm để chuyển đổi sang các công việc khác như: làm việc ở thư viện, chăm sóc tâm lí học sinh Tiểu học, tư vấn giáo dục v.v....

2.2. Quản lý nhà nước
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Quản lý nhà nước chuyên ngành Kinh tế chính trị có năng lực về chuyên môn nhằm thực hiện các công tác trong hệ thống chính trị liên quan đến  các lĩnh vực: 1, Quản lý nhà nước về các lĩnh vực: hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội; 2, Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là các vấn đề lý luận chuyên sâu, các vấn đề khoa học quản lý, quản lý nhà nước; 3, Tham mưu về các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, tạo cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội...  một cách độc lập một cách độc lập; 4, Làm cán bộ giảng dạy Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước;  có phẩm chất tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời.
Cơ hội việc làm

  • Trở thành cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân;
  • Có đủ năng lực để làm cán bộ chuyên trách về một lĩnh vực cụ thể trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế-xã hội,... thực hiện việc xây dựng các chính sách xã hội của Nhà nước và các địa phương, hoạch định chính sách của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của các cơ quan và các tổ chức khác.
  • Có cơ hội trở thành nghiên cứu viên, giảng viên tại các Viện, Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, TCCN;
  • Có cơ hội trở thành cán bộ quản lý các cấp: Chủ tịch/Phó Chủ tịch Phường/xã/thị trấn/Quận/huyện/Thành phố; Trưởng Phòng/Phó Trưởng Phòng trong các tổ chức kinh tế - xã hội
  • Có cơ hội trở thành cán bộ lãnh đạo, Quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp Trung ương.
  • Có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài.

2.3. Quản trị kinh doanh
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có năng lực chuyên môn, năng lực thực hiện nhiệm vụ độc lập và hợp tác trong lĩnh vực quản trị tổ chức, có phẩm chất tốt, và đạo đức nghề nghiệp, khả năng thích nghi môi trường kinh doanh, xã hội thay đổi và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
Điều làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Quản trị kinh doanh của UD-CK chính là ở khung chương trình học hết sức thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh ra trường không chỉ am hiểu về kinh tế mà còn am hiểu về kĩ năng quản trị, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng mềm, giỏi ngoại ngữ, và còn… rất năng động. Sinh viên chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Làm việc và thăng tiến nghề nghiệp trong các doanh nghiệp và các tổ chức ở cấp quản trị.
•Năng lực khởi nghiệp và thành đạt trong kinh doanh.
• Giảng dạy về kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
2.4. Tài chính- Ngân hàng
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngân hàng theo định hướng tiệm cận được những tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại, quốc tế về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm đạt được tiêu chuẩn tốt trên cơ sở phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân sự giảng dạy trình độ cao; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bảo đảm tiêu chuẩn; đáp ứng đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng các tài liệu học tập…), áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và nội dung chương trình giảng dạy tiệm cận theo chuẩn quốc tế. Mặt khác, chương trình đào tạo cũng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu làm việc trong môi trường quốc tế của sinh viên tốt nghiệp.
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhất là những kiến thức về nghiệp vụ và quản trị ngân hàng, giúp cho sinh viên có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách, quản trị và thực hành các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc trưng nổi bật của chương trình là nội dung kiến thức tương thích ở mức độ cao với các chương trình đào tạo cùng chuyên ngành ở các nước tiên tiến.  Ngoài ra, chương trình còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, về hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng nền tảng cho sự thành công và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp có tính độc lập, tự chủ; có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp tốt, sử dụng được tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc nghiệp vụ hoặc các vị trí quản trị các cấp trong các tổ chức sau:
- Ngân hàng thương mại;
- Các ngân hàng thuộc loại hình khác;
- Các định chế tài chính khác như: Công ty bảo hiểm; Bảo hiểm xã hội; Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty đầu tư chứng khoán; Công ty quản lý quỹ; Công ty định mức tín nhiệm; Công ty tư vấn tài chính.
Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp còn có thể công tác tại các viện nghiên cứu kinh tế, và có thể đảm nhiệm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
2.5. Kế toán
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán có năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt, có nhận thức cao về đạo đức nghề nghiệp.
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp kế toán, nhất là kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích tài chính và thuế. Ngoài ra, chương trình còn trang bị cho sinh viên những kiến thức kinh doanh cơ bản trong nền kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Chương trình sẽ tạo dựng những nền tảng cho sự thành công và phát triển nghề nghiệp trong tương lai cho người học. Chương trình còn hướng đến khả năng tự nghiên cứu để người học sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề một cách độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên chương trình Cử nhân Kế toán có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Kế toán tài chính
• Kế toán quản trị
• Kiểm toán
• Kế toán thuế
• Tái cấu trúc doanh nghiệp
• Nợ tồn đọng
• Tư vấn quản lý
• Chứng khoán/Quản lý quỹ
• Kho bạc
Và có thể làm việc tại:
• Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ, xây lắp, xuất nhập khẩu, ngân hàng với vai trò là kế toán viên, kế toán trưởng và xa hơn là giám đốc tài chính.
• Các đơn vị hành chính sự nghiệp như cơ quan thuế, ủy ban và các tổ chức chính phủ khác.
• Các công ty kiểm toán độc lập; cơ quan Kiểm toán Nhà nước hoặc bộ phận kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp với vai trò là kiểm toán viên.
• Có thể hành nghề độc lập như một chuyên gia về kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính hay tư vấn về thuế, về đầu tư…sau khi đáp ứng được yêu cầu của qui chế quản lý nghề nghiệp hiện hành.
2.6. Luật kinh tế
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân đại học ngành Luật kinh tế, chuyên ngành Luật kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh; có tư duy khoa học, độc lập và sáng tạo; có khả năng tự nghiên cứu bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Định hướng đào tạo cử nhân Luật thực hành tại các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động kinh doanh và các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động kinh tế.
Cơ hội nghề nghiệp:
Điều làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Luật của UD-CK chính là ở khung chương trình học hết sức thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, sinh viên chuyên ngành Luật Kinh Doanh ra trường không chỉ am hiểu về pháp luật mà còn am hiểu về quản trị kinh doanh, thương mại, giỏi ngoại ngữ, và còn… rất năng động.
Sinh viên chương trình Cử nhân Luật Kinh Doanh có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế
• Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…
• Hoặc làm chuyên viên ở các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế.
• Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viện Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.
• Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
2.7. Công nghệ sinh học
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 154 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu chung
Đào tạo đội ngũ kỹ sư ngành Công nghệ sinh học đủ năng lực nghiên cứu, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Thiết kế công nghệ và điều hành dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất như dược phẩm, thực phẩm, xử lí nước... Giám sát chất lượng, nhân viên kỹ thuật tại các phòng thí nghiệp, các trung tâm kiểm định...
Đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học có năng lực chuyên môn cao; có phẩm chất chính trị tốt; có đủ các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm; Có thể tự mở cơ sở sản xuất các sản phẩm ứng dụng Công nghệ sinh học; Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành những kỹ sư đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu CNSH, sinh học.
Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp chương trình Công nghệ sinh học có thể làm việc ở trong các tổ chức kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế, các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi lợi nhuận với các nhóm vị trí có thể đảm nhận:
Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
1. Làm các công việc kỹ thuật, kỹ sư điều hành,chuyên viên phân tích, nhân viên tư vấn,nhân viên kinh doanh thiết bị, hóa chất công nghệ sinh học và các lĩnh vực có liên quan.
2. Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm, cán bộ xét nghiệm trong các bệnh viện, trung tâm y khoa.
3. Làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm, mỹ phẩm…
4. Giảng dạy các môn cơ sở ngành và chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cán bộ, kỹ sư xây dựng.
5. Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về xây dựng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
Khả năng học tập nâng cao trình độ
- Sinh viên có thể học chuyên ngành 2 hoặc văn bằng 2 ở các chuyên ngành phù hợp với ngành đào tạo.
- Sinh viên có thể theo học các chương trình sau đại học về chuyên ngành công nghệ sinh học
Trong thời gian từ 0-4,5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ sinh học, có thể làm tại một vị trí công việc hoặc luân chuyển ở nhiều vị trí công việc về kỹ thuật, kỹ sư điều hành nhà máy; chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm; chuyên viên phân tích mẫu hoặc tự khởi sự kinh doanh. Cụ thể, họ có thể là:

    • Nhân viên QC, QA, tại các nhà máy, xí nghiệphoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan
    • Chuyên viên phân tích trong các cơ quan ban ngành, chuyên viên tư vấn công nghệ trong các sở ban ngành, trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghệ sinh học,
    • Kỹ thuật viên quản lý kỹ thuật, kỹ sư vận hành, kỹ sư giám sát các dây chuyền công nghệ trong các nhà máy
    • Nhân viên kinh doanh trong các công ty sản xuất, phân phối các sản phẩm công nghệ sinh học
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ về sản xuất nấm, cây giống, phân bón vi sinh...

5-10 năm: Kỹ sư Công nghệ sinh học có thể thăng tiến đến vị trí:

    • Trưởng một đơn vị trực thuộc: trưởng dự án, đại diện khu vực...
    • Trưởng điều hành dự án công nghệ sinh học
    • Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ về lĩnh vực công nghệ sinh học

Sau 10 năm, với các kiến thức và kỹ năng tích lũy được từ hoạt động kỹ thuật và quản lý điều hành tổng thể các dự án khác nhau, đỉnh cao nghề nghiệp của một kỹ sư Công nghệ sinh học là:

    • Giám đốc dự án
    • Chủ nhiệm điều hành dự án
    • Chủ doanh nghiệp

2.8. Công nghệ thông tin
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo người Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thông tin có các khả năng: xây dựng và thực hiện các dự án Công nghệ thông tin; nắm bắt và triển khai các công nghệ mới; kĩ năng làm việc nhóm, sáng tạo trong công việc; xây dựng và quản trị hệ thống mạng máy tính và truyền thông; tạo ra các sản phẩm phần mềm mang tính thương mại; tạo ra các hệ thống nhúng và các hệ thống điều khiển tự động trên các thiết bị hiện đại.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên IT có thể làm việc ở nhiều vị trí kĩ thuật khác nhau trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm và gia công. Những vị trí này thường là:
• phát triển phần mềm
• phát triển web
• thiết kế giao diện
• lập trình
• quản lý hệ thống
• kiến tạo phần mềm
• kiểm thử phần mềm
Những sinh viên IT có niềm đam mê với kinh doanh hay quản lý sẽ có nhiều cơ hội tốt để làm việc ở những vị trí liên quan đến kỹ thuật trong các công ty kế toán, luật, ngân hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng, kinh tế, hoặc marketing. Những vị trí này có thể là:
• trưởng phòng quản lý ứng dụng
• quản lý công nghệ thông tin
• quản lý dự án
• huấn luyện nhân viên sử dụng máy tính
• phân tích kinh doanh
• phân tích dữ liệu
2.9. Kỹ thuật xây dựng
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 154 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo những kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đào tạo. 
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông” có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực, ở nhiều cơ quan hay tổ chức khác nhau như: 
• Tham gia thi công, quản lý chất lượng  tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực cầu, hầm, đường giao thông, sân bay, xây dựng cơ sở hạ tầng.
• Tư vấn, thiết kế tại các Công ty Tư vấn thiết kế thuộc ngành Xây dựng công trình giao thông, Quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông vùng, miền.
• Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến Dự án xây dựng công trình giao thông.
2.10. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tư tương tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về tự nhiên, văn hóa, xã hội liên quan đến phát triển du lịch, những kiến thức chuyên sâu trong quản trị kinh doanh du lịch;Hiểu biết sâu sắc về hoạt động nghiệp vụ trong các doanh nghiệp du lịch điển hình như khách sạn, nhà hàng, lữ hành; Tồ chức và điều hành các công việc trong các lĩnh vực tổ chức cung ứng dịch vụ, các hoạt động chức năng như tài chính, nhân sự, Marketing của các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là du lịch và rèn luyện cho người học những kỹ năng thiết yếu trong thực hành quản trị doanh nghiệp du lịch.
Cơ hội nghề nghiệp
Điều làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành của UD-CK chính là ở khung chương trình học hết sức thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch dịch vụ ra trường có đầy đủ kĩ năng quản trị, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng mềm, giỏi ngoại ngữ, và còn… rất năng động. Và điểm nổi bật là đáp ứng được những kiến thức, yêu cầu của thị trường du lịch đầy tiềm năng hiện nay. Sinh viên chương trình Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Làm việc và thăng tiến nghề nghiệp trong các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn, lữ hành…
• Làm việc ở các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch như Tổng cục du lịch, các Sở VH-TT-TT các tỉnh…
• Năng lực khởi nghiệp và thành đạt trong kinh doanh.
• Giảng dạy về kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
2.11. Kỹ sư Điện, Điện tử
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 154 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Điện kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững tri thức về Điện kỹ thuật cơ bản và phương pháp vận hành điện tại các nhà máy điện, thuỷ điện. Ngoài ra, với kiến thức chuyên môn tích lũy được, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ điều kiện để học tập ở các bậc học cao hơn cũng như các sinh viên khá, giỏi có thể xin tuyển dụng làm giảng viên dạy môn Điện kỹ thuật ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong nước.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư điện – điện tử có thể:
• Làm các công tác kỹ thuật, quản lý chất lượng… tại các đơn vị thuộc lĩnh vực ngành điện và điện tử, các xí nghiệp công nghiệp, các công trình công nghiệp và dân dụng…
• Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án tại các đơn vị thuộc lĩnh vực hệ thống điện, tự động hóa, điện công nghiệp, điện tử, viễn thông.
• Làm việc ở các cơ quan quản lý thuộc ngành điện hoặc điện tử.
• Giảng dạy các môn học thuộc ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
• Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Hệ thống điện, Tự động hóa, Điện Công nghiệp, Điện tử, Viễn thông ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
• Tự phát triển doanh nghiệp tư nhân.
2.12. Kinh doanh thương mại
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các cử nhân có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, kinh tế và kinh doanh, có đạo đức, có kỹ năng quản trị các hoạt động thương mại, yêu nghề và có năng lực để phát triển nghề nghiệp và phục vụ cộng  đồng,  đáp  ứng  đòi hỏi ngày càng cao của môi trường kinh doanh năng động.
Cơ hội nghề nghiệp
Điều làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Kinh doanh thương mại của UD-CK chính là ở khung chương trình học hết sức thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, sinh viên chuyên ngành Kinh doanh thương mại ra trường không chỉ am hiểu về kinh tế mà còn am hiểu về kĩ năng quản trị, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng mềm, giỏi ngoại ngữ, và còn… rất năng động. Sinh viên chương trình Cử nhân Kinh doanh thương mại có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Nghiên cứu thị trường, nhân viên quảng cáo, bán hàng, thiết kế và phát triển thương hiệu, thiết kế các chương trình khuyến mãi và khuyến mại, quản lý quan hệ khách hàng… tạicác doanh nghiệp, Cơ sở kinh doanh, các ngân hàng, tự thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài.
• Giảng dạy và nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng
2.13. Kinh doanh nông nghiệp
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp có năng lực chuyên môn; có phẩm chất chính trị tốt; có đủ các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm.
Chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức giúp hiểu rõ các lý thuyết về môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp, trên cơ sở đó áp dụng vào việc ứng dụng phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, chương trình còn giúp sinh viên iểu rõ và ứng dụng được các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp tại địa phương cũng như áp dụng được các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài chính và công nghệ thông tin, marketing và tiếp thị công ty trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp một cách hữu hiệu và hiệu quả.
Cơ hội nghề nghiệp
Điều làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp của UD-CK chính là ở khung chương trình học hết sức thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, sinh viên chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp ra trường không chỉ am hiểu về kinh tế mà còn am hiểu về nông nghiệp, lâm nghiệp, giỏi ngoại ngữ, và còn… rất năng động.
Sinh viên chương trình Cử nhân Kinh doanh Nông nghiệp có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực như:
• Là nhân viên trong các công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc có thể tự khởi sự kinh doanh.
• Là chuyên viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
• Giảng dạy về kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

1. Thông tin các đơn vị đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận sinh viên thực tập: 

1.1 Tổ chức các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tạo cơ hội thực tập, kiến tập và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, cũng như tăng cường đào tạo kiến thực thực tế và thực hành cho sinh viên. Dưới đây là một số kết quả tiêu biểu:

  • Trong năm học 2017-2018, Nhà trường đã đàm phán thỏa thuận với 07 đơn vị: 1. Công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu; 2. Khách sạn KonKlor Kon Tum; 3. Công ty TNHH Việt Tân; 4. Công ty TNHH Thiên Lộc Tourist Gia Lai; 5. Công ty TNHH Thiên Lộc Tourist Gia Lai - Chi Nhánh Kon Tum; 6. Công ty TNHH Trường Khang Kon Tum; 7. Công ty CP Tây An - Nghệ An. Trong số đó, đã tiến hành Ký kết biên bản hợp tác với 03 đơn vị (1,2,6).
  • Trong năm học 2018-2019, Nhà trường đã làm việc và đạt thỏa thuận hợp tác tiếp nhận sinh viên đến tham gia thực tập, thực tế tại các đơn vị theo kế hoạch của Nhà trường hàng năm:

+ Bố trị vị trí thực tập phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; + Đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho thực tập sinh như nhân viên của công ty; + Đơn vị tiếp nhận TT đánh giá kết quả TT của thực tập sinh theo yêu cầu của Nhà trường; + Hỗ trợ ăn, ở (tùy theo tình hình thực tế tại  thời điểm tiếp nhận):…. Nhà trường đã tổ chức tọa đàm doanh nghiệp ngày 7/6/2019 trong đó ký kết biên bản ghi nhớ với 13 doanh nghiệp trên địa bàn Kon Tum và Gia Lai nhằm tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

  • Sinh viên sau khi ra trường đã đảm nhiệm rất nhiều vị trí ở các cơ quan hành chính nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp như UBND tỉnh, huyện, xã;  Viện kiểm soát, tòa án nhân dân, ngân hàng như Vietinbank, Agribank, Vietcombank, Sacombank,  công ty mía đường TTC…

1.2. Công tác hỗ trợ kiến tập, thực tập

  •  Hiện nay,  trong số hàng trăm doanh nghiệp hỗ trợ kiến tập và thực tập cho sinh viên trên cả nước, tập trung vào các địa phương Đà Nẵng, Đăk Lak, Gia Lai và Kon Tum. Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước thì nhà trường cũng liên kết với các doanh nghiệp ở nước ngoài trong đó tiêu biểu là Công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu (hàng năm tiếp nhận 10 SV đến TT tại công ty, trong thời gian qua đã tiếp nhận 08 SV khóa 8; 05 SV khóa 9 và hiện đang tiếp tục hỗ trợ tiếp nhận SV khóa 10 đến thực tập) và Nhà máy Cà phê Đào Hương - Champasak Lào sẽ tiếp nhận thực tập cho 05 SV Lào khóa 10 trong năm học này. Đặc biệt, hai công ty này tài trợ chi phí ăn ở và sinh hoạt cho sinh viên trong quá trình thực tập.
  • Năm học 2018-2019, Hoạt động thực tập có sự thay đổi rõ rệt so với những kỳ thực tập trước đó, cụ thể các đơn vị mà sinh viên đến thực tập đã được tiếp nhận và bố trí việc làm thực tế cho 184 sinh viên như một nhân viên thực sự của đơn vị.
  • Ngoài ra, qua khảo sát sinh viên khóa 915 đi thực tập về việc “Đánh giá của Sinh viên về Đơn vị thực tập” (137/292 SV). Có 91.2% (124SV) cho rằng nên giới thiệu các khóa sau đến thực tập tại các đơn vị mà SV đã và đang thực tập vì các đơn vị này đã thực hiện đúng cam kết; được tiếp xúc công việc thực tế tại đơn vị trong suốt thời gian thực tập; môi trường làm việc tại đơn vị rất chuyên nghiệp; dễ hội nhập và thích ứng; có nhiều cơ hội học hỏi từ các nhân viên khác và lãnh đạo đơn vị… Đặc biệt trong số SV đó, có 11.8% (16 SV) được đơn vị đề xuất sẽ tuyển dụng vào làm việc tại công ty sau khi sinh viên tốt nghiệp.

1.3. Công tác tìm kiếm các nguồn học bổng, tài trợ - Năm học 2017-2018, đã huy động hơn 60 triệu/ 07 đơn vị , đã trao cho 104 SV. - Năm học 2018-2019, đã huy động hơn 100 triệu/12 đơn vị đã được trao cho 132SV. Ngoài ra, từ năm học 2016-2017 đã khai thác được Quỹ học bổng Kova hạng mục nghị lực, tính đến nay đã có 05 sinh viên được nhận học bổng này và hiện đang chờ duyệt hồ sơ cho 03 sinh viên, (8 triệu/ 1SV/ 1 lần). 2. Giới thiệu việc làm cho sinh viên

  • Từ năm 2017 đến nay đã hỗ trợ truyền thông 433 vị trí/ khoảng 2.716 lao động/ cho khoảng 125 đơn vị. Thông tin việc làm của các đơn vị được truyền thông đến sinh viên thông qua email của sinh viên và các trang FB, Fanpage Hỗ trợ sinh viên, Website Nhà trường,...
  • Trong năm 2019, Nhà trường đã ký kết chương trình phối hợp về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho sinh viên giai đoạn 2019-2020 với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tun.
  • Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với tỉnh đã tổ chức ngày hội việc làm hàng năm và phát động sinh viên tham gia

3. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp: Nhà trường đã triển khai các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp như:

Tọa đàm hỗ trợ khởi nghiệp: Nhà trường là mắt xích quan trọng trong định hướng khởi nghiệp

  • Cuộc thi Startup Run way (http://www.udn.vn/posts/view/3916/89; http://kontum.udn.vn/?act=detail-news&idnews=329&link=starup-runway-2019-thuc-day-phat-trien-moi-truong-khoi-nghiep-trong-sinh-vien)
  • Workshop “Định hướng khởi nghiệp và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp” dành cho sinh viên và giảng viên UD-CK sáng ngày 11/3/2018.(http://kontum.udn.vn/?act=detail-news&idnews=116&link=workshop-dinh-huong-va-xay-dung-y-tuong-khoi-nghiep-dung-bao-gio-di-an-mot-minh
  • Các khóa học khởi nghiệp do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kon Tum tổ chức hàng năm…