Đánh giá thiệt hại kinh tế formosa năm 2024

Vì Formosa, Hà Tĩnh đã có hơn 22.780 hộ gia đình bị ảnh hưởng, 24.449 người mất việc... Hơn nữa, thảm họa môi trường do Formosa gây ra không chỉ tác hại đối với người dân Hà Tĩnh, ngành thủy sản, nông nghiệp mà còn làm giảm tăng trưởng GDP trong thời gian qua.

Đây là thông tin thiệt hại bước đầu của địa phương, nền kinh tế sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm vừa diễn ra ở Hà Nội.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê: "Thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 24.400 người dân bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa, trong đó hơn 15.000 người là trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, còn lại là kinh doanh thuỷ sản và dịch vụ hậu cần 1.000 người, dịch vụ nhà hàng khách sạn gần 700 người, sản xuất muối 428 người".

Đánh giá thiệt hại kinh tế formosa năm 2024

Còn các địa phương khác bị ảnh hưởng của Formosa như tỉnh Quảng Bình tác động nặng nề, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1%, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng không lớn lắm, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng do cá chết, TP. Đà Nẵng bị ảnh hưởng nhẹ, chưa có con số thống kê.

Theo Tổng cục Thống kê, con số thất nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh tăng vì ảnh hưởng và chịu tác động trực tiếp. Đến hết ngày 30/8, tỉnh này đã bố trí được gần 15.400 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài để giải quyết việc làm và giảm khó khăn. Kế hoạch dự kiến, trong thời gian tới con số người đi lao động nước ngoài sẽ tăng lên 17.300 người, trong đó sang làm các công việc đánh bắt thủy sản tại Hàn Quốc là 7.000 người.

Bà Mai khẳng định, việc đưa lao động đi nước ngoài làm việc chỉ giải quyết được phần nào số người bị tác động và ảnh hưởng từ thảm họa Formosa song đây cũng là cách để giảm những khó khăn và thiệt hại cho người dân.

Điều đáng nói là sự cố thảm họa môi trường làm chết cá của Formosa tại 4 tỉnh miền trung, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nghiêm trọng và ngành du lịch tại đây chịu thiệt hại nặng nề đã khiến tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, sự cố cá chết do Formosa gây ra đối các các tỉnh miền Trung thời gian qua không chỉ gây thiệt hại cho ngành thủy sản nói riêng, nông nghiệp nói chung mà còn làm giảm tăng trưởng GDP. Mức độ ảnh hưởng của sự cố này còn kéo dài nhiều năm sau, tác động nhiều ngành khác như du lịch…

Trả lời thêm về việc có hơn 787 doanh nghiệp (DN) tạm dừng hoạt động khi vừa thành lập, 362 DN giải thể và 1 số DN chờ giải thể? Đó có phải vấn đề xấu ảnh hưởng từ môi trường đầu tư, kinh doanh không? Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết: "9 tháng đầu năm bức tranh DN rất sáng. Có trên 100.00 DN mới thành lập và quay trở lại hoạt động, trong đó 81.000 DN thành lập mới (96% DN thực sự đi vào sản xuất, kinh doanh)".

Ông Lâm nhấn mạnh: "Trong số 81.000 DN thành lập mới kể trên có 787 DN đăng ký thành lập xong dừng hoạt động. Đây không phải là xấu. Vương quốc Anh năm 2016 cứ 100 DN thành lập mới có 67,2 DN chết, Newzealand năm 2015 69,1% DN chết, cho nên tỷ lệ đó cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện lớn".

Theo Bộ NN&PTNT, ở thời điểm quan trắc tháng 4 và 5, tất cả điểm khảo sát san hô ven bờ có tỉ lệ chết cao. Cụ thể, ở Hòn Sơn Dương có tỉ lệ san hô chết cao nhất (90%), tỉ lệ san hô sống sót chỉ còn 3,75%. Đây là khu vực gần Nhà máy Formosa nên có mức độ ảnh hưởng cao nhất.

Sáng nay 29/7, trước Quốc hội, Thủ tướng chính phủ sẽ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách. Trong phần báo cáo này đã cập nhật thêm nhiều con số về thiệt hại ban đầu của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Chính phủ cho biết, tình hình khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng đối với vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Hải sản khai thác khó tiêu thụ, nhiều ngư dân phải dừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ, sản lượng thủy sản khai thác ở các tỉnh trên giảm mạnh, dẫn đến sản lượng khai thác chỉ tăng 3,2% (cùng kỳ tăng 4,4%); riêng sản lượng khai thác biển ước tăng 3,4% (cùng kỳ tăng 4,6%).

Ngoài ra, Chính phủ cũng đánh giá, sự cố ô nhiễm môi trường biển không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân, mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch...

Đánh giá thiệt hại kinh tế formosa năm 2024
Sự cố môi trường gây thiệt hại nặng nề cho người dân 4 tỉnh miền Trung.

Theo tính toán sơ bộ thì sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người, do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.000 người phụ thuộc.

Thiệt hại do sự cố còn được đong đếm qua việc mất sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng, ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch.

Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác; có 1.600 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá. 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn, trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu thực tế, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10 - 20% so với cùng kỳ năm 2015, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý thì giá bán giảm 30 - 50% còn sản phẩm khai thác trong 20 hải lý thì không tiêu thụ được.

Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản (chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh)…

Hôm qua ngày 28/7, trong Báo cáo về sự cố Formosa gửi đến các đại biểu Quốc hội, về thiệt hại từ sự cố Formosa, Chính phủ cũng cho biết thêm, sự cố môi trường cũng tác động xấu đến hoạt động du lịch trong khu vực 4 tỉnh bị ảnh hưởng. Tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến 50% só với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt tại Hà Tĩnh, công suất sử dụng phòng sau thời điểm sự cố xảy ra chỉ từ 10 đến 20%.

Thiệt hại về môi trường sẽ được công bố vào đầu tháng 8/2016. Nhưng sơ bộ có những nhóm sinh vật số loài và sinh lượng giảm tới 50% và 20- 50% tương ứng. Nguồn lợi sinh vật không chỉ giảm về trữ lượng mà còn có thể bị thay đổi cấu trúc nguồn lợi.

Từ sự cố môi trường biển miền Trung, Chính phủ cho rằng đây là vấn đề cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường khi cấp phép đầu tư và tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra ô nhiễm môi trường, nhất là các cơ sở có nhiều khả năng ô nhiễm.

Văn phòng Chính phủ có Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát tất cả các dự án lớn và các dự án xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ khâu đánh giá tác động môi trường, chuẩn bị đầu tư, hoàn thành công trình trước khi đi vào hoạt động và khi công trình đang hoạt động để phân loại, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nhất là các nguồn thải ra sông, ra biển.

Cũng tại Thông báo này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó phải xử lý, khắc phục được những vấn đề chồng chéo, giao thoa và lấp đầy những khoảng trống pháp luật bảo đảm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, loại bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn lực tài nguyên.