Đặt câu với tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Vẻ đẹp muôn màu Tuần 23

Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 52)

Trả lời:

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Cái nết đánh chết cái đẹp

Hình thức thườngthống nhất với nội dung:

Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ nói trên

Trả lời:

Em có thể nêu trường hợp sau:

a) Có một lần chị tôi dẫn tôi đi mua giày. Tôi rất thích đôi giày mà Hùng mang đi học chiều qua. Đó là đôi giày mođen mới. Chị tôi bảo: Nhìn nó đẹp và có vẻ xinh xắn đấy nhưng chất lượng thì như đồ hàng mã. Em hãy chọn loại hàng da thứ thiệt, tuy không bắt mắt lắm nhưng bền lắm em ạ! Em đã từng nghe nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đó sao!

b) Chị tôi có một người bạn tên là Hương được bạn bè yêu thích, và quý mến lắm. Sau lần, chị Hương đến nhà tôi chơi về, mẹ kéo hai chị em tôi lại nói: “Lâu nay mẹ nghe đồn con Hương hiền dịu, nết na dễ thương vừa đẹp người vừa đẹp nết. Giờ mẹ mới biết. Con bé đúng là: “Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”.

Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.

Trả lời:

Em thêm vào trước hoặc sau những tính từ chỉ về cái đẹp những từ chỉ mức độ “rất, quá, lắm, tuyệt vời, tuyệt mĩ, mê hồn, mê li…” – Xinh quá, rất xinh, đẹp quá, đẹp lắm, đẹp tuyệt vời, đẹp tuyệt mĩ, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp như tiên giáng trần…

Câu 4 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một số từ vừa tìm được ở trên.

Trả lời:

– Phong cảnh ở đây đẹp tuyệt vời.

– Bức tranh thật tuyệt mĩ.

– Chị ấy đẹp như tiên giáng trần.

– Bà ấy rất đẹp lão.

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp ❤️️ 15 Mẫu ✅ Phản Ánh Mối Quan Hệ Ràng Buộc Giữa Vẻ Đẹp Nội Tâm Và Ngoại Hình Của Một Con Người.

Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp

Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp chi tiết sau đây giúp các em có thể dễ dàng triển khai bài văn của mình đầy đủ ý nhất.

1, Mở bài:

  • Giới thiệu câu tục ngữ: là một câu tục ngữ nói về giá trị giữa hình thức với nội hàm, phẩm chất.
  • Đánh giá chung: câu tục ngữ chứa nhiều triết lí, có tính vận dụng từ xưa tới nay.

2, Thân bài:

a, Giải thích nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ

  • Cái nết: chỉ tính cách, phẩm chất đạo đức, lí tưởng tinh thần của con người.
  • Cái đẹp: vẻ bề ngoài của con người.
  • Đánh chết: một cách nói mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định; chỉ sự hơn hẳn, vượt trội của một phía.

⇒ Ý nghĩa câu tục ngữ: Phẩm chất, bản tính, tâm hồn bên trong con người có giá trị hơn hẳn hình thức bên ngoài.

b, Phân tích câu tục ngữ trong việc áp dụng vào cuộc sống

  • Khẳng định câu tục ngữ có nội dung ý nghĩa đúng đắn:
  • Trong đánh giá con người: nhận xét con người không được chỉ qua vẻ bề ngoài; phải đề cao, trân trọng nhân phẩm, tâm hồn con người.
  • Đưa dẫn chứng chứng minh qua hình tượng Trương Chi tuy xấu nhưng có tài, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi của Việt Nam, tể tướng Lưu Gù của Trung Quốc,…

⇒ con người có vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ đáng được tuyên dương hơn là con người chỉ có vẻ ngoài hào nhoáng, xinh đẹp mà ngu dốt, lòng dạ xấu xa.

  • Trong việc hoàn thiện bản thân con người: con người cần trau dồi kiến thức, tu tâm dưỡng tính.
  • Việc áp dụng câu tục ngữ vào cuộc sống:
  • Áp dụng linh hoạt: tuy nhiên không đánh đồng câu tục ngữ, cho rằng không cần chỉn chu vẻ ngoài, chỉ cần tu dưỡng đạo đức, trí tuệ.
  • Thực chất, một người có tâm hồn, trí tuệ sẽ thể hiện ra ngoài là người lịch sự, gọn gàng, dễ mến.
  • Hình thức cũng phản ánh tính cách con người: gọn gàng hay cẩu thả, tinh tế hay không.

⇒ Câu tục ngữ áp dụng vào cuộc sống hiện đại cần linh hoạt; con người cần hoàn thiện, trân trọng cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn hình thức.

3, Kết bài:

  • Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề: câu tục ngữ là đúng đắn nhưng cần nhìn nhận và áp dụng một cách khách quan, toàn diện.
  • Đưa ra bài học: bản thân nhận thấy cần tu dưỡng cả về phẩm chất đạo đức, trí tuệ tâm hồn lẫn chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vẻ ngoài chỉn chu.

Có thể bạn sẽ thích 🍀 Giải Thích Câu Tục Ngữ Tốt Gỗ Hơn Tốt Nước Sơn ❤️️15 Bài Hay

Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp – Bài 1

Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp , đây là một trong những chủ đề rất hay được nhiều bạn đọc quan tâm đến.

Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định “Cái nết đánh chết cái đẹp”. “Cái nết” là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. “Nết” ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể “đánh chết” làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người.

Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân, v.v… thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh giá vì ác thay “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Ngược lại, nếu một người không có sắc đẹp nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.

Đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Câu tục ngữ trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc: Nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”

hoặc:

“Tốt danh hơn lành áo”

Điều đó nói lên đầu óc thực tế của con người Việt Nam. Nhân dân ta rất biết thưởng thức cái đẹp, nhưng nếu chỉ là cái đẹp bề ngoài mà nội dung không ra gì thì họ rất ghét, chẳng ưa chuộng gì.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên một cách biện chứng: trong “cái đẹp” đã bao hàm “cái nết”, bao hàm tư tưởng, tình cảm, trí tuệ “đẹp” của con người Các cuộc thi hoa hậu ở nước ta trong những năm qua, những hoa hậu, á hậu, những hoa khôi “nổi danh tài sắc” Bắc Nam là những cô gái có hình thể đẹp, nhan sắc đẹp, trí tuệ và đức hạnh đẹp, tiêu biểu cho sắc đẹp Việt Nam: kiều diễm, duyên dáng. Vì thế, một thanh niên điển trai đức độ, một thiếu nữ sắc nước hương trời nết na là mẫu người lí tưởng của xã hội.

Cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời, thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng.

Câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho ta một bài học sâu sắc về trau dồi đạo đức, nhân cách. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Gia đình ta, mái trường ta, đất nước ta cần có nhiều người đẹp như Bác Hồ đã nói: “Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là cả một vườn hoa đẹp”.

Tham Khảo Bài 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách ❤️️15 Bài Hay

Giải Thích Về Nội Dung Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp – Bài 2

Giải Thích Về Nội Dung Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp giúp các em có thể hiểu hết được giá trị của câu tục ngữ.

Khi nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, thì cha ông ta trước đã có câu tục ngữ đặc sắc và ngắn gọn đó chính là “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Chúng ta cũng phải cần hiểu và cũng như có những đánh giá những quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ này.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu nói đó có ý nghĩa gì? “Cái nết” ở đây chính là tính nết cũng như đức hạnh hay còn là những tư tưởng tình cảm của con người. Còn trong câu tục ngữ này cái nết như chỉ về những điều thật tốt đẹp thì mới có thể “đánh chết cái đẹp” được. Ta phải hiểu linh hoạt “đánh chết” có nghĩa là hơn hẳn rất nhiều cái đẹp. Còn “cái đẹp” được hiểu là hình thức, vẻ bề ngoài của con người. Cả câu tục ngữ được hiểu đơn giản như sau: Con người chúng ta bao giờ tính nết cũng sẽ hơn hẳn vẻ bề ngoài, nên khi người ta đánh giá con người thường không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài phán xét, quan trọng hơn đó phải là tính cách người đó như thế nào.

Câu tục ngữ ông cha dạy rất đúng. Bởi con người luôn được đánh giá ở hai mặt đó chính là tâm hồn và vẻ bề ngoài. Khi một con người có vẻ đẹp tâm hồn tức là họ luôn luôn giúp đỡ những người xung quanh, học như luôn chia sẻ với mọi người xung quanh. Người có “cái nết” đó chính là người có cách ứng nhân xử thế tốt, họ cũng sẽ nhận được những sự quý mến của mọi người.

Không chỉ nói về con người mà đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó mỗi người chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đặc sắc đó chính là “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Câu tục ngữ như chất chứa biết bao điều trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc đó chính là nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải xem xét lại câu nói này trong thời đại hiện nay. Mặc dù nó là đúng đắn nhưng vẫn có nhiều điều cần phải được xem xét. Khi một người mà có ngoại hình không được đẹp thì dù lương thiện cũng như tài năng như thế nào cũng khó có thể tiến xa được. Cho nên con người ngày càng phải biết hoàn thiện mình hơn nữa, không chỉ đẹp về hình thức mà cũng phải học hỏi thêm nhiều kiến thức. Không thể nói được những người không may mắn có một diện mạo kém đẹp thì cũng đừng buồn vì chỉ khi bạn thực sự cố gắng học tập và hình thành cho mình lối sống đẹp thì những khiếm khuyết của bạn sẽ được bù đắp xứng đáng.

Có thể nhận thấy được cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, nó dường như cũng chính là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời. Đó còn chính là thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Khi có được tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ngắn Gọn – Bài 3

Bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ngắn Gọn sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hấp dẫn cho bài làm của mình.

Khi đánh giá về một con người chúng ta thường có những nhận xét về dáng vẻ bên ngoài và tính nết, phẩm chất của người đó. Vậy mối quan hệ giữa hình thức bên ngoài với phẩm hạnh của một người được thể hiện như thế nào? Từ những suy nghĩ đó và từ việc đúc rút từ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ ông cha ta đã đưa ra quan niệm: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Vẻ đẹp của con người được biểu hiện ở hai mặt: phẩm chất đạo đức hay còn gọi là cái nết và dung mạo bên ngoài. Trước kia câu tục ngữ này thường ứng với người phụ nữ. “Cái nết” của người phụ nữ phải là công, dung, ngôn, hạnh. Tuy nhiên ngày nay khi nam nữ bình đẳng thì “nết” còn để chỉ cả phẩm hạnh, phẩm chất của người đàn ông. “Nết” là cái bên trong còn “đẹp” là cái hình thức bên ngoài. Câu tục ngữ nhằm đề cao “cái nết” trong mối tương quan với cái đẹp bên ngoài. Con người đẹp không phải ở dáng vể bề ngoài xinh xắn, ưa nhìn mà là ở tâm hồn, nhân cách.

Cái đẹp có khi đã bao hàm luôn cái nết. Ở các cuộc thi hoa hậu, ngoài đòi hỏi về vóc dáng, nhan sắc thì tiêu chí để chọn ra một vị hoa hậu đại diện cho đất nước còn là cái đẹp ở trí tuệ, tư tưởng và tình cảm. Chính vì thế ngoài trình diễn những trang phục lộng lẫy thì các ứng viên còn phải thi những nội dung như trả lời vấn đáp, trả lời các tình huống ứng xử, cách xử lý tình huống khi gặp phải… Tất cả để kiểm nghiệm xem ai có đủ tài, đức và cả sắc đẹp để trở thành gương mặt đại diện cho quốc gia, trở thành hình mẫu lý tưởng.

Cũng có nhiều người luôn đánh giá người khác chỉ qua bề ngoài. Họ cho rằng ai xinh đẹp, ăn mặc đẹp, hợp thời trang nghĩa là người làm việc cẩn thận, có học thức. Hay quan niệm về những người xăm trổ là người đầu gấu, đàn anh, đàn chị trong xã hội, phẩm chất đạo đức xấu. Đó là những cái nhìn nhận hoàn toàn sai lầm và dễ phải nhận những hậu quả không đáng có.

Là một học sinh thì “cái nết” được thể hiện qua vẻ đẹp tâm hồn, sự ngoan ngoãn, lễ phép, chăm ngoan, biết kính thầy yêu bạn và đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Những người như vậy sẽ được bạn bè xung quanh yêu mến, quý trọng. Có thể có những học sinh học kém nhưng có những phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ vẫn được mọi người yêu mến.

Câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” đem lại cho ta một bài học sâu sắc về việc nhận định, đánh giá với một ai đó và trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức phải luôn đi đôi với rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Có như vậy chúng ta mới có thể thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu quý và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

Đón đọc tuyển tập 💕Giải Thích Câu Tục Ngữ Một Cây Làm Chẳng Nên Non Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao ❤️️ Ngắn

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Hay Nhất – Bài 4

Bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Khi nhận xét một con người, ông cha ta cho rằng: Cái nết đánh chết cái đẹp.

Chúng ta nhìn nhận lời nhắn nhủ này như thế nào và có ý kiến ra sao, giữa hai vấn đề “cái nết” và “cái đẹp”? Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ qua hai hình ảnh mang nội dung đối lập: “Cái nết” là nết na, phẩm cách, đức hạnh của con người, là nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn. Nét đẹp đó không phơi bày một cách hào nhoáng, mà ẩn kín bên trong. Còn “cái đẹp” là vẻ rực rỡ hấp dẫn quyến rũ bề ngoài. Chúng ta có thể hiếu đó là vẻ bóng bẩy bên ngoài.

Câu tục ngữ cho rằng: tư cách, phẩm chất đạo đức có sức mạnh “đánh chết”, tiêu diệt hình thức lòe loẹt phô trương bên ngoài. Tư cách của con người có giá trị bền vững, dài lâu hơn vẻ đẹp son phấn, màu mè bên ngoài. Cũng như chất liệu tạo ra đồ vật có giá trị cao hơn lớp nước sơn, bao bì che bọc bên ngoài. Như vậy, lời tục ngữ ấy đề cao, coi trọng tư cách, phẩm chất hơn dáng vẻ bảnh bao bên ngoài.

Ngược lại, những kẻ mất tư cách, kém đạo đức, thường gây tai họa cho người lân cận. Khi câu tục ngữ khẳng định “cái nết đánh chết cái đẹp” thì cái đẹp đang hấp hối kia chính là cái xấu đội lốt cái đẹp. Cái đẹp giả tạo phù du không thề tồn tại mãi với thời gian. Cái đẹp hình thức đó không thể chống chọi lại cái nết cao cả, vĩnh cửu. Vì muốn có được cái nết cao đẹp, con người phải khổ luyện, tập tành bền lâu, dai dẳng, kiên trì mới có được.

Còn cái đẹp bề ngoài chỉ cần vật chất, tiền tài, trong phút chốc có thể tạo nên. Muốn có mái tốc uốn cong, trang sức đẹp dẽ phục vụ dạ hội, người ta vào tiệm uốn tóc trong thời gian ngắn. Nhưng muôn có được mái tóc dài óng ả mượt mà, ta phải dưỡng mái tóc mấy năm trời.

Cũng như một món hàng chất lượng cao thì phải được chế tạo bởi chất liệu tốt và được đóng gói trong bao bì có màu sắc đẹp, kiểu dáng tinh tế. Vì vậy, con người mới dùng kem, phấn làm đẹp dung nhan, trang trí nội thất làm đẹp phòng họp, phòng khách. Những chậu hoa, bức màn màu sắc rực rở để làm đẹp mỏi trường sống.

Như vậy con người cũng nên để cho “cái đẹp” được sống mãi với thời gian. Khi người đời nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” thì họ cũng công nhận cái đẹp cũng cần thiết cho con người lắm. Hình thức cũng góp phần làm hoàn chinh nội dung. Cái đẹp cũng làm cho cái nết tồn tại dài lâu, lại có giá trị cao.

Câu tục ngữ có tác dụng giáo dục người đời cố công rèn luyện tư cách phẩm chất. Đó là căn bản, nguồn gốc hình thành con người toàn diện. Do vậy, khi còn nhỏ được cắp sách đến trường lớp, được ở bên cạnh mẹ cha, chúng ta kiên trì rèn luyện tư cách phẩm chất. Trước hết chúng ta phải là trò ngoan, con thảo hiền, bạn thân thiết hòa nhã. Trong lớp, chúng ta chăm chỉ học tập, sẵn sàng giúp bạn, đoàn kết trong học tập, công tác. Quan hệ chân thành với các bạn trong lớp, trong trường. Ở nhà, chúng ta luôn vâng lời dạy bảo của mẹ cha, anh, chị. Đối với hàng xóm, láng giềng thì thật thà, trung thực.

Câu tục ngữ cô đọng, chỉ có sáu tiếng, nhưng đằng sau nó là một kinh nghiệm sống thực tế. Phẩm chất tư cách là cái gốc hình thành một con người, và dáng vẻ bề ngoài cũng góp phần cấu tạo hoàn chỉnh một con người. Người xưa nói “cái nết na” tiêu diệt “cái đẹp” khi cái đẹp đó là cái đẹp phù phiếm, giả tạo. Cái đẹp chân chính, cái đẹp đích thực hỗ trợ cho cái nết được hoàn chỉnh, thì cái đẹp ấy rất đáng nâng niu, gìn giữ. Tuy nhiên, con người cũng đừng bao giờ để cái vẻ hào nhoáng rực rỡ bên ngoài cám dỗ rồi đánh mất cái giá trị đạo đức làm người.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đặc Sắc – Bài 5

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đặc Sắc giúp các em học hỏi được nhiều kĩ năng viết hấp dẫn.

Từ xa xưa tới nay trong khi tàng ca dao tục ngữ của nước ta luôn có sức sống vô cùng mạnh mẽ mãnh liệt. Nó thể hiện những quan niệm sống bài học làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà ta muốn truyền đạt lại cho con cháu mình mai sau. Trong mỗi câu ca dao tục ngữ, thành ngữ ông cha đều muốn có cháu mình phải biết sống đúng đạo đức hướng tới cái chân thiện mỹ trong cuộc sống, chính vì vậy, mỗi câu ca dao đều thể hiện một bài học nào đó như câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Đây là một câu tục ngữ rất quen thuộc với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Thông qua câu tục ngữ này ông bà ta muốn đề cao phẩm hạnh đạo đức, tính cách của con người, đặc biệt là người con gái, hơn là vẻ bề ngoài đẹp đẽ.

Cái nết đánh chết cái đẹp là gì? Cái nết chính là đức tính trong nề nếp, tính cách, trong việc ứng xử đối nhân xử thế của người con gái với những người xung quanh mình. Nó thể hiện việc người con gái ấy có ngoan ngoãn đoan trang đức hạnh hay không, có phải là người biết ứng xử trước sau, bản chất có lương thiện hay không? Cái nết cần phải có thời gian tìm hiểu lâu dài mới có thể nhìn ra được, mới cảm nhận sâu sắc và thấu đáo được.

Còn cái đẹp? Chính là hình dáng, khuôn mặt bên ngoài, là những gì mà người ngoài, người đối diện có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường có thể nhận ra được ngay lập tức. Việc cái nết đánh chết cái đẹp muốn thể hiện tầm quan trọng của tính cách con người, hơn hẳn dung mạo đẹp đẽ bên ngoài.Một người con cái có tâm hồn đẹp sẽ tốt hơn nhiều một cô gái có dung mạo đẹp đẽ những tính cách bản chất xấu xa không lương thiện, không ngoan ngoãn nề nếp, gia giáo.

Tuy nhiên, trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác, mắt đẹp và mặt xấu của riêng mình. Người xưa thường bảo “Nhân vô thập toàn” đã là người thì không ai hoàn mỹ cả, không ai mười phân vẹn mười. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng của mình.

Cho nên, câu nói cái nết đánh chết cái đẹp cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi, nếu chúng ta biết khai thác và hoàn thiện thì ai cũng có thể trở thành một người tốt và cái cũng có thể đẹp hơn. Một con người có tình nết đoan trang phúc hậu, lương thiện thường giúp đỡ người khác có hành động và nếp sống đạo đức tốt đẹp.

Với một người có diện mạo bên ngoài đẹp đẽ nhưng tính cách lại không ngoan hiền ăn chơi đua đòi thường làm cha mẹ buồn lòng, cả hai con người này đều cần phải hoàn thiện bản thân mình để trở thành người hoàn hảo.

Người có đức tính tốt đẹp thì hoàn thiện vẻ bề ngoài của mình bằng cách ăn mặc đúng cách phù hợp với cơ thể che đi những điểm khiếm khuyết trên cơ thể. Còn cô gái xinh đẹp thì nên sửa đổi tính cách làm sao để sống có ích hơn, đúng quy chuẩn đạo đức xã hội.

Câu nói “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn mang tính khẳng định theo thời gian. Vì con người dù ở thời đại nào cũng cần phải có một tâm hồn lương thiện, sống đúng đạo đức. Nhưng không nên vì thế mà để diện mạo bên ngoài của mình trở nên xấu xí, kém sang trọng, nếu đẹp người đẹp nết thì sẽ hoàn hảo hơn. Bởi những người có diện mạo bên ngoài đẹp đẽ thì vẫn dễ dàng thành công hơn.

Chia sẻ 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân 🌼 15 Bài Văn Hay

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đơn Giản – Bài 6

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đơn Giản giúp các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để chuẩn bị cho kì thi của mình.

Trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp bị cái xấu lấn át. Nhưng những giá trị đạo đức đẹp đẽ thì luôn là kim chỉ nam để con người hướng đến. Cái tinh hoa của mỗi chúng ta không phải ở vẻ bề ngoài hào nhoáng mà chính là nét đẹp phẩm giá, tâm hồn. Bởi vậy, ông cha ta đã có câu: Cái nết đánh chết cái đẹp.

Có thể hiểu cái nết ở đây là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi con người. Còn cái đẹp là vẻ bề ngoài, hình thức mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở mỗi con người. Cả câu tục ngữ muốn khẳng định cái cốt lõi, cái đẹp nhất của con người là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vị tha, bao dung,… chứ không phải là những nét hào nhoáng bên ngoài.

Những thứ bên ngoài chỉ tồn tài trong chốc lát, rồi sẽ lụi tàn, còn vẻ đẹp phẩm chất đạo đức sẽ được muôn người ngợi ca, muôn đời nhớ đến. Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, chia làm hai vế đối xưng nhau đã tóm gọn chân lí của cuộc sống.

Vậy tại sao cái nết, cái phẩm chất đạo đức của con người có thể “đánh chết” cái đẹp? Bởi phẩm chất đạo đức của con người là những thứ quý giá, được rèn luyện theo thời gian và nó sẽ còn trường tồn mãi. Người ta sẽ nhớ về một người con gái đảm đang, hiền thục, ứng xử có văn hóa, nhưng người ta sẽ quên ngay một cô gái xinh đẹp nhưng lại cộc cằn, thô lỗ, ứng xử kém tinh tế.

Phẩm chất đạo đức tuy không thấy, không nắm bắt được nhưng nó luôn để lại ấn tượng đẹp và trường tồn với thời gian. Còn nhan sắc, ta có thể nhìn, thấy nó đẹp trong khoảnh khắc, nhưng cũng sẽ nhanh chóng bị thời gian làm cho tàn lụi, héo úa.

Câu tục ngữ trên cũng dạy chúng ta cách ứng xử trong cuộc sống. Đừng vội vàng nhìn vẻ bề ngoài của một con người mà đánh giá nội tâm của họ. Một người có vẻ xinh đẹp, nhưng chưa chắc đã là người ứng xử có văn hóa, lịch sự. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ đến cô á hậu Lady sẵn sàng giật bỏ vương niệm của cô hoa hậu, cay cú vì mình không phải là người chiến thắng.

Đó chẳng phải là minh chứng rõ ràng nhất cho việc đẹp người mà chẳng hề đẹp nết đó sao. Còn một người có hình thức bình thường, nhưng lại luôn biết yêu thương và quan tâm chăm sóc cho người khác.

Ví như anh Trần Việt Anh với vẻ ngoài bình thường, làn da ngăm đen, sạm đi vì nắng đã mang đến trung thu ấm áp cho trẻ em vùng Sơn La. Ẩn đằng sau vẻ ngoài xù xì, gai góc ấy là một tâm hồn trong sáng, lương thiện, luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ và biết suy nghĩ cho người khác. Bởi vậy, mỗi khi nhìn thấy một người bạn đừng vội vàng đánh giá, mà hãy xem cách họ ứng xử với những người xung quanh, đó chính là thời gian tốt nhất để bạn biết về một con người.

Đối với mỗi học sinh chúng ta cái nết chính là sự chuyên cần, chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ, sống có ý thức trách nhiệm với bản thân, không ngừng phấn đấu. Còn cái đẹp ở các bạn chính là gương mặt sáng, đôi mắt thông minh, mặc đúng đồng phục quy định. Mỗi chúng ta cần ý thức để luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện bây giờ cũng chính là để quyết định tương lai của các em sau này.

Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học sâu sắc về cách ứng xử. Mỗi chúng ta cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức để không chỉ đẹp về hình thức về ngoài mà còn giàu về nhân cách bên trong. Chỉ khi kết hợp hài hòa, đầy đủ hai yếu tố ấy ta mới có thể tự tin vững bước vào cuộc sống.

Tìm hiểu hướng dẫn 🌹 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Chi Tiết – Bài 7

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Chi Tiết, cùng đón đọc bài văn mẫu hay sau đây.

Từ bao giờ đến bây giờ, ca dao tục ngữ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và sâu sắc. Nó ra đời giữa những vui buồn trong cuộc sống của loài người và nó sẽ kết bạn với con người cho đến ngày tận thế. Bởi từ xưa đến nay, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu vẫn luôn là lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống.

Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩm chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Trong mỗi con người đều có cái ác, cái thiện; mặt xấu và mặt đẹp. Không ai là hoàn thiện cả – “Nhân vô thập toàn”. Có người cho rằng: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhưng câu nói ấy chỉ mang tính tương đối mà không hoàn toàn đúng. Một người có cái nết là một người lúc nào cũng hướng về người khác, có hành vi tốt và có đạo đức đẹp (theo quan niệm của Phật giáo). Còn đối với “cái đẹp” ta có thể hiểu rằng “cái đẹp” là hình thức, diện mạo bên ngoài; một người sẽ được cho là đẹp khi những đường nét của người ấy đạt đến sự tối cao của cái được gọi là “sắc đẹp hoàn hảo”.

Cũng như câu nói của Bác: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” thì “Cái nết đánh chết cái đẹp” cũng vậy! Người có nết nhưng không đẹp sẽ là người không được ưa nhìn nhưng luôn được mọi người yêu quý bởi cái nết của mình.

Ngược lại, người được tạo hóa ưu ái phú cho nhan sắc kiều diễm nhưng lại không có nết cả bên ngoài lẫn bên trong tâm thức, thì con người này sẽ luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý và cứ như thế họ sẽ chẳng đoái hoài gì đến cái nết – một trong những phẩm chất thiết yếu của con người. Với con người như vậy thì hẳn rằng ngoài sự chú ý của người khác đối với mình vì sắc đẹp vốn có của bản thân họ sẽ chẳng nhận được gì cả vì đã tự đánh mất cái nết vốn có của mình.

Một người có nết và biết làm đẹp cho bản thân của mình thì sẽ là người hoàn hảo, bởi trên đời này, không có người nào là xấu, mà chỉ có người không biết làm đẹp. cũng như thế, một người đã có sẵn ưu thế về sắc đẹp thì chỉ cần bỏ thời gian ra và rèn luyện lại cái nết của mình một cách tự giác thì cũng sẽ trở thành một người thập toàn, thập mĩ và nhận được sự quý mến của nhiều người.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”

Câu nói như có vẻ mang tính khẳng định nhưng lại không hẳn là như vậy. Dường như nó chỉ đúng về một phương diện, khía cạnh nào đó. Nhưng nếu xét tổng thể thì có vẻ như câu nói ấy đã bị sai lệch về mặt bản chất. Mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu ở trong lòng. Vậy ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phẩn xấu bị mất dần đi.

Gợi Ý Bài 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn ❤️️ 15 Mẫu

Văn Mẫu Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp – Bài 8

Văn Mẫu Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp để các em có thể nắm vững được cách triển khai bài văn của mình logic nhất.

Trong cuộc sống này không có ai là hoàn hảo về mọi mặt như hình thức cũng như tính cách, nhưng một người có đức tính thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng hình thức không được như những người có nhan sắc vẫn được xem trọng hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống này mỗi người đều có mục tiêu riêng cho mình, mong muốn hoàn thiện bản thân. Ông cha ta có câu: “cái nết đánh chết cái đẹp” đều có nguyên do của nó.

Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có ý muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, hãy sống sao cho đẹp đời, đừng ăn nói hàm hồ, tính cách ngang bướng, không xem ai ra gì, kiêu căng, ngạo mạn thì cuối cùng dù bạn có đẹp tới đâu cũng không ai quan tâm tới bạn đâu. Theo cách hiểu này thì “cái nết”: phẩm chất đạo đức, tính cách của con người. “Cái đẹp”: hình thức bên ngoài của con người. “ Đánh chết”: không có nghĩa là làm mất, mà là sự hơn hẳn. Ý cả câu: Phẩm chất đạo đức, tính cách con người hơn hẳn hình thức bên ngoài.

Câu tục này của ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu với mong muốn đưa ra những lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống. Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩn chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người.

Vấn đề mà câu tục ngữ đề cập đến toàn đúng: Phẩm chất, tính cách làm nên giá trị của con người. Chúng ta cần phải hiểu một cách linh hoạt rằng: Không coi thường vẻ đẹp hình thức của con người. Có khi hình thức bên ngoài phản ánh phẩm chất bên trong: ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm phản ánh tính cách cẩu thả…

Thế nhưng, chúng ta cần nhớ rằng: Phẩm chất, tính cách của con người là quan trọng. Vẻ đẹp hình thức tôn lên vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của con người. Con người cần hoàn thiện cả về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và vẻ đẹp hình thức (vẻ đẹp hoàn hảo của con người là cả phẩm chất bên trong và hình thức bên ngoại Nhìn nhận, đánh giá con người không nên chỉ qua hình thức bên ngoài mà quan trọng là phẩm chất, tính cách.

Điển hình như trong học tập hay trong công việc, bạn đừng đánh giá con người ở trang phục đắt tiền, sang trọng mà ở kết quả học tập, ở hiệu quả công việc. Những người có phẩm chất đạo đức tốt luôn được mọi người yêu quý.

Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”có ý nghĩa khuyên chúng ta hãy: Có cái nhìn đúng về con người trong cuộc sống. Đồng thời tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, đồng thời không coi nhẹ biểu hiện hình thức bên ngoài.

Nói một cách khách quan thì câu nói không hoàn toàn đúng nhưng không hề sai chút nào. Tuy nhiên, khi đưa ra câu tục ngữ này người ta chỉ nói đúng về một phương diện, khía cạnh nào đó. Nếu xét tổng thể thì có vẻ như câu nói ấy đã bị sai lệch về mặt bản chất. Mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu ở trong lòng. Vậy ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phẩn xấu bị mất dần đi.

Tóm lại dù có như thế nào đi chăng nữa, chỉ cần có niềm tin vào cuộc sống, có ý muốn hoàn thiện bản thân về mọi mặt thì dù bạn có xấu như thế nào nhưng ăn nói nhẹ nhàng, lịch sử, ăn mặc gọn gàng thì người ta chắc chắn cũng sẽ tôn trọng mình. Còn những ai mà tự nghĩ mình đẹp rồi, trang sức phụ kiện đầy người nhưng ăn nói thô lỗ, hổng hách không xem ai ra gì. Giống như câu nói của Hồ chủ tịch “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Chia sẻ cơ hội 🌿  Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌼 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ấn Tượng – Bài 9

Bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ấn Tượng với cách diễn đạt câu văn đắc sắc, cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của “cái nết” so với “cái đẹp”. Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất “cái nết” là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi.

Còn “cái đẹp” thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp.

Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

Tham khảo 🌹 Giải Thích Câu Nói Ngôi Nhà Là Tổ Ấm ❤️️ 10 Mẫu Hay Nhất

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ngắn Hay – Bài 10

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ngắn Hay giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Cách nói quá trong câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” rất ấn tượng và sâu sắc.

Cái nết là tính nết, là đạo đức, tư cách,…Cái nết được nói tới ở đây là nết xấu, thói xấu (của người phụ nữ, của cô gái) như chua ngoa, siêng ăn nhác làm, thô lỗ, bẩn thỉu, v.v… Cái nết xấu ấy rất ghê gớm, nó được nhân hóa: “đánh chết cái đẹp”. Cái đẹp là nhan sắc, là vẻ đẹp, là hình thức của người phụ nữ, của cô gái. Cái nết xấu đã hủy hoại giá trị của cô gái, làm cho các chàng trai phải lánh xa, làm cho mọi người phải khinh ghét.

Câu tục ngữ đã nêu lên một nhận xét xác đáng, sâu sắc: Tư cách, tính tình, đạo đức quan trọng hơn nhan sắc. Bài học ấy vô cùng quan trọng đối với tuổi trẻ chúng ta, nhất là các cô gái. Nhan sắc là tài sản trời cho, phải biết tu dưỡng đạo đức, tính tình, phẩm giá thì mới có thể làm tôn lên cái đẹp.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta chỉ ra “đẹp người đẹp nết” là chuẩn mực về cái đẹp toàn thiện toàn mĩ của người phụ nữ.

Mời bạn tham khảo 🌠 Giải Thích Câu Tục Ngữ Học Ăn Học Nói Học Gói Học Mở ❤️️ 15 Mẫu

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đạt Điểm Cao – Bài 11

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Đạt Điểm Cao được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.

Cái nết đánh chết cái đẹp được hiểu với ý nghĩa đề cao tính nết, đạo đức và trí tuệ con người hơn là cái vẻ đẹp bề ngoài. Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua câu tục ngữ này.

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta đều hiểu là câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” của ông bà ta nhằm mục đích khuyên răn người phụ nữ nên tập trung lo cho “cái tính nết” của mình. Không ai chê bai hay trù dập cái đẹp cả nhưng đẹp ở đây phải đầy đủ về nội dung lẫn hình thức. Người phụ nữ đẹp không chỉ là người có nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn” mà cái đẹp phải có từ trong tâm hồn. Chỉ có nét đẹp tâm hồn mới trường tồn mãi với thời gian mà thôi.

Người có vẻ ngoài xinh đẹp mà không có trí tuệ, nhân cách lại xấu xa thì thật ra đã làm mất đi giá trị của từ “đẹp”. Ai rồi cũng phải già đi và sự xinh đẹp đến từ hào nhoáng bên ngoài phút chốc cũng theo thời gian mà tan biến. Chỉ có tâm hồn đẹp mới thật sự là vĩnh cửu. Một cô gái trông xinh đẹp đúng nghĩa khi cô ấy giúp một cụ già đẩy chiếc xe qua vũng lầy hay dắt tay giúp đứa bé sang bên đường,…Cái đẹp từ trái tim lương thiện mới thật sự khiến cho trái tim người khác phải xao xuyến.

Cho dù ở cái thời đại này, người ta coi thích coi trọng nhan sắc bên ngoài đi nhưng bạn cũng đừng bao giờ buồn bã. Tập trung trau dồi và tu dưỡng đạo đức lẫn trí tuệ sẽ đem lại cho bạn một vẻ đẹp hoàn hảo hơn bao giờ hết. Không xinh đẹp còn có thể chăm chút cho mình trông ưa nhìn hơn, nhưng không thông minh lẫn lương thiện thì cần phải học nhiều lắm.

Người xinh đẹp mà mở miệng ra toàn những lời thiếu văn hóa hay xinh đẹp mà tâm tính hiểm độc thì chẳng ai quý đâu. Chỉ những người thật sự xứng đáng mới nhận ra giá trị tiềm ẩn bên trong con người bạn. Chỉ cần sống sao để mình cảm thấy đúng, hạnh phúc sẽ tự tìm đến mà thôi.

Tục ngữ có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đúng hay sai là do suy nghĩ của mỗi người. Vẻ ngoài ưa nhìn là một lợi thế nhưng tâm hồn cũng đẹp sẽ càng khiến cho mọi người nể phục hơn. Theo thời gian, cái gì cũng sẽ nhạt phai đi chỉ có tính cách con người là luôn khó đổi thay như vậy. Đừng chọn một người xinh đẹp với cả thế giới, hãy chọn một người làm cả thế giới của bạn trở nên xinh đẹp.

Xem nhiều hơn 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Răng Cái Tóc Là Góc Con Người ❤️️ 11 Mẫu

Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Chọn Lọc – Bài 12

Bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Chọn Lọc từ SCR.VN và gợi ý đến các bạn đọc quan tâm chủ đề này.

Tốc độ phát triển xã hội ngày một tăng khiến nhiều chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, toàn cầu hóa khiến nhiều bản sắc văn hóa khu vực bị mai một, song, những bài học đạo đức mà người xưa để lại thì mãi mãi vẫn có ý nghĩa sâu sắc đối với những tâm hồn người Việt Nam. “Cái nết đánh chết cái đẹp” là một trong những câu tục ngữ Việt cần được gìn giữ.

ĐẸP, theo ngôn ngữ mỹ thuật là sự cân đối hài hòa về hình khối và màu sắc, theo ý nghĩa nhân văn là sự tinh tế của tâm hồn. Đẹp dễ thu hút sự quan tâm của không chỉ con người mà gần như mọi giống loài trong vũ trụ là vẻ đẹp của hình thể, vẻ đẹp kiểu dáng của sản phẩm, vẻ đẹp cảnh sắc của thiên nhiên.

Đẹp dễ đi vào lòng người và tồn tại theo năm tháng là nét đẹp của tâm hồn, nét đẹp đó không thể nhìn thấy bằng mắt, không ghi lại được bằng camera nhưng mà ai cũng cảm nhận được, khi bạn có nét đẹp tâm hồn, người ta nói bạn là người tốt. Đẹp là phạm trù của con người nên nó có chuẫn mực nhất định và được tác động bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp con người là nết na.

NẾT là tác phong sinh hoạt và thái độ ứng xử của con người bao gồm hành vi, cử chỉ, lời nói, dáng vẻ… Trong khi ĐẸP hình thức chủ yếu do bẩm sinh thì NẾT chủ yếu do tập luyện, nếu nét đẹp tâm hồn chỉ có thể cảm nhận thì Nết có thể nhìn thấy thậm chí ghi lại bằng máy ảnh, nết là yếu tố quan trọng làm cho người đẹp càng đẹp thêm, là cái duyên tạo thêm sự hấp dẫn cho người đẹp, ngược lại nếu không có nết người ta nói bạn vô duyên.

Một người không đẹp nhưng nết na luôn được nhiều người yêu quý, ngược lại người đẹp nhưng vô duyên không nết thì như một bông hoa di động, ít có kẻ dám gần. Thử nghĩ xem hầu hết các diễn viên đều đẹp và khi họ diễn vai thiện với phong cách chuẩn mực, cử chỉ dịu dàng, lời lẽ khiêm tốn thì ai cũng thích, nhưng khi vào vai phản diện thô kệch, đanh đá, vô duyên thì bị mắng nhiếc thậm tệ, rõ ràng cái nết tạo nên sự đánh giá khác biệt, nói cách khác, chính NẾT mới quyết định giá trị của con người chớ không phải ĐẸP, bởi thế câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” của người xưa vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến bây giờ và mai sau nữa.

Giới Thiệu Bài 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công ❤️️15 Bài Hay

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ý Nghĩa – Bài 13

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Ý Nghĩa sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết và nắm vững phương pháp làm bài.

Cái đẹp là chuẩn mực, là cái đích mà con người hướng tới. Đó không phải chỉ là cái đẹp về hình thức, mà đó còn là cái đẹp về tính nết, về nhân cách. Và chính cái vẻ đẹp bên trong con người còn quan trọng hơn nhiều so với đẹp về ngoại hình. Điều này đã được nhân dân ta khẳng định trong câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

“Cái nết” là tính nết, đức hạnh, nhân cách bên trong của con người. “Cái đẹp” là vẻ đẹp về ngoại hình. Câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp nhân hóa, qua đó cho thấy tầm quan trọng của tính nết con người. So với nhan sắc thì tính nết quan trọng hơn nhiều, đây cũng chính là yếu tố để đánh giá một con người. Câu tục ngữ bao hàm nghĩa rộng, đưa ra bài học quan trọng: đạo đức là cái gốc của con người, có đạo đức tốt thì nhân cách sáng ngời.

Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng đắn. Vì vẻ đẹp của con người là sự tổng hợp giữa vẻ đẹp hình thức và tâm hồn. Con người dù có vẻ bề ngoài đẹp đẽ đến đâu nhưng đạo đức tối, ăn nói thô lỗ, ích kỉ,… thì ắt sẽ bị xa lánh. Hay tuy những người có vẻ bề ngoài không thật sự hoàn hảo nhưng có tâm hồn trong sáng, là người lễ phép, sống chan hòa với mọi người, có hiếu thuận với gia đình,… thì sẽ được mọi người quý mến.

Dù là con người hay đồ vật cũng vậy, bản chất bên trong quan trọng hơn gấp ngàn lần so với vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Cái bên ngoài có đẹp đến đâu cũng không thể che lấp được bản chất xấu bên trong. Chính vì thế cái nết là yếu tố quan trọng giúp đánh giá, nhìn nhận một con người. Ta có thể thấy rõ nhất điều này trong cuộc thi hoa hậu hằng năm.

Đó là cuộc thi dành cho những người có nhan sắc đẹp. Trong cuộc thi luôn có phần thi ứng xử, qua phần thi này cũng phần nào bộc lộ được tính cách, cái nết con người. Người nào hội tụ đầy đủ các yếu tố này ắt sẽ là người chiến thắng.

Điều đó nói lên cách nhìn người thật tinh tế của con người Việt Nam. Họ đã nhận ra được điều quan trọng rằng vẻ đẹp bên trong tâm hồn con người mới thật sự quan trọng, vẻ đẹp tâm hồn có thể làm sáng lên, đẹp hơn vẻ đẹp bên ngoài. Cái nết quan trọng của người học sinh đó là thái độ lễ phép, chăm ngoan, học giỏi, tôn trọng thầy cô, bạn bè,…

Câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” là một bài học quý giá dành cho mỗi con người. Mỗi chúng ta hãy cùng tự cố gắng để hoàn thiện bản thân, làm thế nào để có thể vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Đó là cái đích mà ai cũng hướng tới.

Gợi ý cho bạn 💧 Giải Thích Câu Tục Ngữ Có Chí Thì Nên ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay

Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Sinh Động Ngắn – Bài 14

Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp Sinh Động Ngắn giúp các em có thể nêu lên những quan điểm cá nhân của mình.

Ca dao tục ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất những đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời xưa. Để nói sự quan trọng của đức tính ẩn chứa bên trong con người. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã thể hiện rõ giữa hình thức và phẩm chất cái nào quan trọng hơn, cái nào sẽ được đề cao hơn.

“Cái nết đánh chết cái đẹp” được hiểu là cuộc nội tranh giữa sắc đẹp và tính nết. “Cái nết” nói đến tính nết, đức hạnh của con người, đó ám chỉ người con gái. “Cái nết” còn được hiểu là tính nết của con người. “Cái đẹp” nói đến vẻ bề ngoài, hình thức bên ngoài của con người. Khi “cái nết” và “cái đẹp” đặt trong chỉnh thể: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu theo hai cách, một là cái nết của người con gái (nết xấu) làm hại cho người con gái đẹp, cái nết khiến người khác phải sợ, tránh xa.

Ví dụ như, một cô gái rất xinh đẹp, nhưng có thói quen lười tắm rửa khiến mọi người tránh xa. Lúc này, có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất. Cách hiểu thứ hai, “cái nết” là những đức tính tốt của con người. Đặt trong câu tục ngữ này, “cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu là ở một chỉnh thể, người ta sẽ quan tâm đến tính nết, tính cách,cách biểu đạt còn vẻ bề ngoài không quan trọng.

Thiết nghĩ, trong xã hội hiện nay, không chỉ ở đồ vật, đẹp – xấu hình thức và chất lượng trong nội dung, con người cũng được đánh giá theo tiêu chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Có thể hiểu rộng hơn, cái nết và cái đẹp tuy song song tồn tại nhưng chúng luôn được đánh giá ở giá trị sử dụng.

Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” chứa một triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người. song, suy nghĩ một cách biện chứng thì cái đẹp bao hàm cả “cái nết” tạo nên một bản thể đồng nhất. một người hoàn chỉnh sẽ được tạo nên từ “cái nết” và “cái đẹp” đó là sự dung hòa, sự thúc đẩy một trong bên trong để cá nhân hoàn thiện.

Trong mỗi người, cái nết và cái đẹp luôn dung hòa và tương hỗ trong cuộc sống. “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho thấy cách nhìn từ bên ngoài vào. Cái nết và cái đẹp như hai mặt của tờ tiền tạo nên giá trị nguyên vẹn của đồng tiền. Con người cũng vậy, cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí mà con người hướng đến trong cuộc sống. Đôi lúc cuộc đấu tranh mạnh mẽ khi cái tôi bản thể bên trong con người trỗi dậy.

Cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí quan trọng trong cuộc sống. con người cần luôn trau dồi để từ một cá nhân tốt trong xã hội có thể nhân lên hàng nghìn cá nhân tốt. Thiết nghĩ, trong cuộc sống nếu dung hòa giữa cái nết và cái đẹp là cách tốt nhất giúp con người hoàn thiện bản thân

Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” ẩn sâu bên trong là triết lý sống, Nết và đẹp đều rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Dung hòa giữa hai đức tính “nết” và “đẹp” giúp con người hoàn hảo hơn so với việc tanh cãi xem cái nào đúng.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌿  Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ ❤️️ Hay Nhất

Bài Văn Giải Thích Và Chứng Minh Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp- Bài 15

Bài Văn Giải Thích Và Chứng Minh Câu Tục Ngữ Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp với những góc nhìn khác nhau, nêu lên được giá trị nhân văn của câu tục ngữ.

Câu tục ngữ của ông cha ta từ xưa cho đến nay luôn luôn là những kiến thức trí tuệ và những vốn hiểu biết của ông cha đúc kết lại. Khi để đánh giá về tính cách cũng như diện mạo của con người thì có một câu tục ngữ thật là ý nghĩa nói về điều này, đó là câu “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Câu tục ngữ đặc sắc “Cái nết đánh chết cái đẹp” luôn luôn mang những ý nghĩa hay. Ta phải hiểu được “Cái nết” và “cái đẹp” mà ông cha ta nhắc đến trong câu nói này là gì đã. Có lẽ hai điều này dường như cũng đã đều có một điểm chung, đó là ám chỉ “vẻ đẹp”. Đánh giá khách quan thi nếu như “cái nết” là vẻ đẹp bên trong thì “cái đẹp” là nói đến vẻ đẹp bên ngoài mà thôi. Vậy ra người xưa dường như cũng đã muốn nói chính cái vẻ đẹp bên trong, với những giá trị tâm hồn, phẩm hạnh hơn nữa đó chính đạo đức lại có sức mạnh lớn đến nỗi dễ dàng “đánh chết” được sắc đẹp ngoại hình hay sao?

Ta nên hiểu linh hoạt tất nhiên ý tứ trong chân lý ấy sâu xa hơn rất nhiều câu hỏi trên kia. Các bậc tiền nhân trước đều như muốn răn dạy con người đừng vì chăm chút hình thức mà bỏ quên giá trị đích thực bên trong. Và hơn nữa đó cũng là câu đừng vì bản thân có ngoại hình không bắt mắt mà tự ti, hay mà chúng ta lại mặc cảm với người khác. Mỗi chúng ta cũng nên hiểu một cách đơn giản là, ông cha ta muốn truyền đạt rằng; Mỗi con người sống trong cuộc sống này thì ta thật thông minh và hãy dùng thời gian và công sức của mình đầu tư cho “cái nết”. Mỗi người cũng nên quan tâm đến “cái nết” trước rồi hẵng chú ý đến “cái đẹp”…

Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận vấn đề này trong ngay xã hội thực tế của chúng ta xem còn có đúng nữa không. Nếu như cha ông ta đã nói “Cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng bên cạnh đó cũng có những câu tục ngữ nhắc nhở rằng “chọn mặt gửi vàng”, rồi cả “nam thanh nữ tú”, “trai tài gái sắc” hay “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”? Và nếu như con người ta mà chỉ biết coi trọng mỗi “cái nết” không thôi thì chắc chắn rằng cũng sẽ chẳng bảo giờ mà có thể trở thành một người hoàn hảo được.

Câu nói “cái nết đánh chết cái đẹp” ý như muốn nói với chúng ta là là một con người thì vẻ bề ngoài không quan trọng lắm. Mà luôn luôn coi trọng và đánh giá nhân cách, đạo đức bên trong của con người đó mà thôi. Một người xinh đẹp, trẻ trung nhưng không có được trái tim yêu thương hay có những phép tắc thì cũng không được coi trọng. Sẽ thật là khó khăn để có thể yêu thương người mà không có tính nết tốt.

Những tính ích kỷ, hay tham lam,…cũng làm cho con người ta mất đi cái nết của mình. Một người thường xuyên giúp đỡ những người xung quanh chắc chắn rằng họ sẽ nhận được những sự thành công trong cuộc sống. Bởi họ cũng sẽ nhận được những sự giúp đỡ từ những người họ đã từng giúp đỡ. Điều đó là đúng, song cho đến xã hội bây giờ thì quan điểm đó của người xưa dần dần bộc lộ những thiếu sót lớn. Cái đẹp luôn luôn hiện hữu trước mặt và lập tức có thể cảm nhận được.

Nhưng đối với tính cách thì lại cần thời gian để tìm hiểu thì mới có thể biết được. Cho nên “cái đẹp” chính là một công cụ nhanh nhất để muốn cho người khác chú ý đến mình hơn. Nếu như là hai cô gái một người thông minh nhưng lại không xinh đẹp, còn một người xinh đẹp thì kiến thức hơn hạn hẹp. Nhưng khi muốn làm quên thì bạn sẽ làm quên với ai đầu tiên? Chắc chắn sẽ là cô gái xinh đẹp kia rồi đúng không?

Chính vì vậy mà con người hiện nay để có được thành công thì không những phải thật học tốt cũng như rèn luyện có mình có những đức tính tốt. Đồng thời đó chính là cũng quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình một chút. Đôi khi bạn ăn mặc đẹp cũng chính là cách bạn thể hiện bạn đang tôn trọng người đối diện đó.

Cuối cùng, có thể thấy quan niệm “Cái nết đánh chết cái đẹp” của ông cha ta cho đến nay dường như cũng đã không còn “hợp thời” nữa, mà người phụ nữ nói riêng cũng như con người nói chung trong xã hội hiện nay cần phải không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Để trở thành một người có tài và có sắc hơn.

Gợi ý cho bạn 💧 Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn ❤️️ 15 Bài Hay

Video liên quan

Chủ đề