Đất nông nghiệp bao nhiêu m2 được tách sổ năm 2024

Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND về tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn và có hiệu lực từ ngày 1.10.2022. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 22/2020 do UBND Đồng Nai ban hành ngày 8.6.2020.

Từ ngày 1.10.2022, đất nông nghiệp ở nông thôn tại Đồng Nai muốn tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 2.000 m2

LÊ LÂM

Theo quyết định mới, đối với đất ở, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ở đô thị là 60 m2, đối với đất ở nông thôn là 80 m2.

Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ở đô thị ở đô thị là 500 m2. Còn ở nông thôn, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải đảm bảo tối thiểu 2.000 m2 (quy định trước đây là 1.000 m2).

Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai còn quy định, việc tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện phù hợp. Cụ thể đối với đất ở phải có một cạnh tiếp giáp đường giao thông; tuyến đường có lộ giới từ 19 m trở lên thì cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 5 m; tuyến đường có lộ giới dưới 19 m hoặc chưa quy định lộ giới thì cạnh thửa đất tiếp giáp đường giao thông từ 4 m trở lên.

Còn đối với đất ở nông thôn, thửa đất sau khi tách thửa cũng phải tiếp giáp với đường giao thông hoặc đảm bảo dành lối đi cần thiết cho người phía trong.

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc quy định pháp luật, gửi câu hỏi mong muốn luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Cụ thể là gia đình tôi có một thửa đất nông nghiệp, nay tôi muốn thực hiện tách một phần diện tích đất nông nghiệp này lại cho người khác. Tôi thắc mắc không biết rằng khi muốn tách thửa đất nông nghiệp sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì? Hạn mức tách thửa đất nông nghiệp năm 2023 là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp sớm giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, tại nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn, mời bạn đọc tham khảo:

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên, có thể hiểu tách thửa đất là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong Sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.

Theo đó, tách thửa đất được thực hiện trong các trường hợp như: Tách một phần thửa đất để tặng cho; Tách một phần thửa đất để bán, chuyển nhượng, góp vốn… Quy trình tách thửa đất phải đáp ứng đủ điều kiện và đúng trình tự theo quy định pháp luật.

Điều kiện thực hiện tách thửa đất nông nghiệp

Để có thể tiến hành tách thửa đất thì người sử dụng đất sẽ cần tuân thủ theo các điều kiện của pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời cũng không đảm bảo được quyền lợi của mình. Cụ thể căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

– Thứ nhất, đất nông nghiệp tách thửa phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (ở một số địa phương lại không bắt buộc phải có giấy tờ này mà chỉ cần đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận);

– Thứ hai, thửa đất nông nghiệp không có tranh chấp;

– Thứ ba, đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng;

– Thứ tư, thửa đất nông nghiệp đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu để tách thửa.

Như vậy, trường hợp muốn tách thửa đất nông nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Hạn mức tách thửa đất nông nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Điều kiện về diện tích tối thiểu là một trong các điều kiện quan trọng khi tách thửa đất, tuy nhiên đây lại là điều kiện dễ vi phạm nhất, bởi người dân khó nắm được quy định về hạn mức tách thửa này.

Tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Theo đó, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Điều này có nghĩa, pháp luật sẽ không quy định hạn mức diện tích tách thửa tối thiểu chung mà mỗi địa phương sẽ căn cứ vào quỹ đất và quy hoạch sử dụng đất tại địa phương mình để quy định diện tích tách thửa tối thiểu riêng.

Do đó, khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, trước tiên người dân cần kiểm tra kỹ quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp tại địa phương mình là bao nhiêu và đối chiếu với diện tích thửa đất mà mình định tách xem có đáp ứng được hay không.

Ví dụ: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất nông nghiệp tại các tỉnh:

– Tỉnh Bình Dương:

Căn cứ Điều 3 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND, diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:

Đơn vị hành chínhDiện tích (m2)Phường300Thị trấn500Xã1.000

– Tỉnh Bình Định:

Căn cứ Điều 3 Quyết định 40/2014/QĐ-UBND:

  • Diện tích tối thiểu của một thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa là 300 m2.
  • Diện tích đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tối thiểu là 40 m2.

Ví dụ: Về diện tích đất nông nghiệp tách thửa Quyết định 38/2018/QĐ-UBND về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre cụ thể như sau: Diện tích tối thiểu của thửa đất mới được hình thành và thửa đất còn lại sau khi trừ hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng: Đối với những địa phương tại các Phường là khu vực quy hoăc đất phi nông nghiệp diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp là 100m2; tại khu vực quy hoạch đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp là 300m2. Đối với địa phương tại các thị trấn diện tích đất nông nghiệp tối thiểu tách thửa tại các khu vực quy hoạch đất phi nông nghiệp là 200m2, tại khu vực quy hoạch đất nông nghiệp là 300m2. Đối với các địa phương tại các xã diện tích đất nông nghiệp tối thiểu tách thửa tại các khu vưc quy hoạch đất phi nông nghiệp là 300m2, tại các khu vực quy hoạch đất nông nghiệp 500m2.

Muốn tách thửa nhưng không đủ diện tích phải làm sao?

Hiện nay nhu cầu của người sử dụng đất không đủ điều kiện tách thửa đất nông nghiệp do không đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về nội dung này như sau:

3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

Theo quy định nêu trên, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất (mua thêm một phần thửa đất bên cạnh) và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hạn mức tách thửa đất nông nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
  • Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
  • Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?

Câu hỏi thường gặp:

Mức thu lệ phí trước bạ nhà đất khi thực hiện tách thửa là bao nhiêu?

Lệ phí trước bạ nhà đất: Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/ 2011/NĐ-CP về tiền sử dụng đất quy định, mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.

Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp lên thổ cư là bao lâu?

Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá 15 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn không được quá 25 ngày

Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông mới được cấp sổ?

  1. Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Đất ở nông thôn bao nhiêu m2 được tách sổ?

Đất ở nông thôn: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa từ 90 m2 trở lên và chiều rộng từ 5 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên. – Đối với thửa đất giáp với tuyến đường có lộ giới từ 20 m trở lên phải bảo đảm 03 yếu tố: Diện tích tách thửa từ 45 m2, chiều rộng từ 4 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.

Bao nhiêu m2 đất thì được cấp sổ đỏ?

Hạn Mức Đất Tối Thiểu Và Tối Đa Để Được Cấp Sổ Đỏ Tại Hà Nội.

Tách thửa đất nông nghiệp là gì?

Tách thửa đất được hiểu là việc phân chia quyền sử dụng đất từ một cá nhân hoặc một hộ gia đình sang cho nhiều cá nhân khác. Pháp luật đất đai hiện nay cho phép người sử dụng đất được tách thửa đất nông nghiệp để chuyển nhượng, mua bán,…

Chủ đề