Đặt tên món ăn hoa mỹ

Có lẽ, hiếm có đất nước nào sáng tạo trong việc đặt tên như Việt Nam ta, từ những cái tên giản dị chân phương hết mực cho đến những cái tên nghe rất "kiêu" đều có. Có hệ thống ngôn ngữ quá nửa là chữ Hán, xuyên suốt lịch sử, người Việt đã tận dụng sự hoa mỹ của loại chữ này để "nâng cấp" tên gọi cho những món ăn thuần Việt, bình dân. Lần theo sử xưa sách cũ, bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước những cái tên sang chảnh cho các món ăn quen thuộc thường ngày.

Huyết xuyên tràng (dồi lợn)

Vâng, chính nó, cái món ăn có màu "tối tăm" hơn cả tiền đồ của chị Dậu, được đưa vào loạt đặc sản "kinh dị" nhất thế giới và khiến nhiều người Việt cũng phải e dè. Thế mà ngày xưa, nó lại được gọi bằng cái tên hết sức mỹ miều "Huyết xuyên tràng".

Từ thế kỉ 19, từ điển của Phạm Đình Hổ đã nhắc đến dồi lợn và miêu tả cách thức chế biến: Ruột (tràng) động vật lộn ngược lại, làm sạch, sau đó nhồi với máu (huyết) và mỡ. Cái tên Huyết xuyên tràng ra đời dựa trên chính cách chế biến món ăn, nghe là hiểu ngay và hơn hết, "thuận miệng ngon tai" hơn hẳn cái tên… dồi lợn!

Phương bính – Bánh chưng

Nếu chẳng may xuyên không, bà Tân chắc phải giới thiệu "Cuộc đời bà gần 60 nồi phương bính rồi" thì người xưa mới hiểu.

Phương bính là tên xưa của bánh chưng, với "phương" là vuông và bính "là bánh", hai chữ đơn giản nhưng khái quát được hình dạng lẫn ý nghĩa sâu xa "đất vuông trời tròn" của loại bánh này. Trong khi đó, bánh chưng là cái tên dân gian với giả thiết là bánh phải nấu lâu, nên gọi thành "bánh chưng".

Chỉ Nam Ngọc Âm giải nghĩa, từ điển Hán - Nôm sớm nhất (được biết đến từ thời phong kiến Lê - Trịnh, cũng khẳng định tư bính là bánh giầy, phương bính là bánh chưng: "Tư bính vành vạnh bánh giầy, phương bính thuở này là hiệu bánh chưng". Trong đoạn thơ miêu tả các món ăn Việt, từ điển cũng hé lộ chục loại bánh trái bình dân với những cái tên mỹ miều khác như: Bì bính (bánh đa), quyển bính (bánh cuốn), diệp bính (bánh gói lá), v.v…

Riêng bánh cuốn còn có thêm biệt hiệu "xuân thái", tức… hoa cỏ mùa xuân nghe "nhí nhảnh" hết sức.

Dường như công thức chung của người Việt xưa là gọi bánh bằng bính, sau đó thêm các tính chất miêu tả về nguyên liệu, hình dáng hoặc màu sắc lên trước, tạo ra loạt tên sang chảnh cho các loại bánh bình dân.

Thủ giác (bánh ú)

Vào Tết Đoan Ngọ, người ta chẳng còn xa lại gì với những xâu bánh nhân đậu xanh dừa hoặc thập cẩm, hình dáng căng mum múp (nên gọi là bánh ú) cùng công thức đặc biệt với gạo nếp ngâm qua nước tro (nên cũng gọi là bánh tro). Thế nhưng ngày xưa nó lại có cái tên kiêu sa và tượng hình hơn nhiều – thủ giác, tức là cái sừng.

"Thủ giác bánh ú nhọn thay hai sừng" – bởi vì bánh được gói thành hình tam giác, đỉnh nhọn, lại hay được bày theo cặp nên người xa đã liên tưởng như vậy. Dù thế nào đi nữa, bánh ú cũng từng có một cái tên kiêu kì và đầy tính hình tượng như thuật ngữ bước ra từ truyện kiếm hiệp vậy!

Lam đàm (bánh/chè lam)

Tương tự như Thủ giác – bánh ú, có nhiều loại chè bánh được đặt tên một cách sáng tạo chứ không chỉ máy móc tuân theo công thức "x + bính" đã kể trên. Và lam đàm là một trong số đó. Nó là tên gọi cổ của chè lam, một món chè đặc biệt không có nước, lại phải hấp cho cô đặc như bánh mới dùng được. Bản chất cái tên lam đàm không chỉ thuận tai, "sang mồm", mà chữ "đàm" còn có ý nghĩa là "lửa đốt", khái quát phương thức chế biến cực kì đặc biệt của đặc sản Hà Thành này.

Khoái chá (các loại chả, nem)

Bạn không đọc nhầm đâu, khoái chá không chỉ nghe na ná một trạng thái cảm xúc, mà còn là một dòng ẩm thực Việt Nam hẳn hoi! Về xuất sứ và ý nghĩa của cái tên này có rất nhiều giả thiết. Có nhà nghiên cứu Hán tự cắt nghĩa, "khoái" là thịt cắt thành miếng nhỏ, "chá" nghĩa là nướng – nên khoái chá đích thị là danh từ chỉ các món thịt nướng, nem, chạo, v.v… của Việt Nam.

Cũng có giả thiết so khoái chá với "khoái chí" [快志] – tức là cảm giác vui vẻ, đắc ý. Dùng khoái chá để gọi các loại chả và nem nướng kể cũng hợp lý, vì thịt ngày xưa là món khan hiếm, dành cho tầng lớp trung lưu trở lên, có được một miếng nem thịt là quý hóa lắm!

Dù giả thiết nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận, khoái chá quả nhiên nghe đầy phong vị hơn là… thịt nướng hay nem nướng, thể hiện trình độ sáng tạo và vận dụng ngôn ngữ đầy uyển chuyển của ông bà ta.

Giờ ngộ nhỡ có xuyên không, thì bạn cũng biết phải gọi món thế nào cho "sang mồm" và đầy phẩm chất quý tộc rồi đấy!

Bài viết Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều thuộc chủ đề về giải đáp đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng //muarehon.vn/ tìm hiểu Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều trong bài viết hôm nay nha !

Các bạn đang xem bài : “Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều”

Ẩm thực Việt Nam không chỉ khiến thực khách thích thú bởi sự độc đáo ở hương vị mà cái tài sáng tạo trong tên gọi món ăn cũng là điều chúng ta nên tự hào. Chỉ cần vài cái liên tưởng, chơi chữ, nói lái… là biết bao nhiêu mỹ từ để gán vào từng hương vị. Bởi thế mà đôi khi thực khách cứ phải “ngẩn ngơ” mất mấy giây với những món Việt Nam có tên lạ tai và thú vị nhưng hóa ra toàn là “gương mặt thân quen”.

Vũ nữ chân dài – Khô nhái

Miền Tây có bao nhiêu là thức ngon vật lạ, nhưng khiến người ta nghe “khoái” nhất có lẽ là cái tên “vũ nữ chân dài”. À mà hiểu theo nghĩa “khoái mồm” đấy nhé. Bởi vì chẳng có cô nàng xinh đẹp nào mà đây chính là món ăn được nhiều dân nhậu yêu thích, đó chính là khô nhái. Sở dĩ gán cho chúng cái tên mỹ miều như thế bởi vì khi phơi, những “nàng” nhái nằm với tư thế rất độc đáo, nhìn là liên tưởng ngay đến mấy cô mẫu đang tắm nắng. Bên cạnh đó, nhờ hương vị thơm ngon, đưa đẩy vị giác của chúng nên người ta gọi vậy cho sang.

Khô nhái để lại ấn tượng cho thực khách bởi cái đậm đà và giòn thơm khi chiên. Miếng khô chấm thêm mắm me lại làm người ta đắm chìm trong vị cay the, mằn mặn, chua ngọt rất bắt vị. Những “nàng” vũ nữ đầy đủ sắc vị này không chỉ là mồi “bén” để lai rai mà còn góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây.

Sà Bì Chưởng – Cơm tấm Sườn Bì Chả

Người miền Tây thấy mộc mạc vậy thôi chứ cũng văn thơ phong phú lắm. Họ thường có thú vui lái chữ khiến người ta phải mất mấy giây để động não. Đến đây, cẩn thận với những chiếc menu với dòng chữ “Sà Bì Chưởng” nhé, không phải món gì lạ lẫm cao sang đâu mà chính là đĩa cơm tấm sườn bì chả quen thuộc.

Không biết cách gọi là có từ bao giờ nhưng hầu như ai là người gốc miền Tây cũng đều biết để kịp định hình. Chỉ có du khách phương xa là cứ ngờ ngợ mãi. Cũng một phần vì cơm tấm là món quá quen thuộc nên một chút sáng tạo bằng kiểu lái âm này làm cho người ta thích thú, tò mò hơn.

Tung lò mò

Về miền Tây, đặc biệt là vùng An Giang mà được hỏi “Đi ăn tung lò mò không?” thì chắc chắn bạn sẽ bị ngơ ra mất mấy phút và phải “lò mò” lên google tra xem đây là món gì. Thực chất, từ nguyên gốc của chúng là “tung lamaow”, theo tiếng Chăm có nghĩa là món ăn làm từ ruột bò. Nhưng do mọi người cứ đọc lướt qua cho nhanh nên cái tên “tung lò mò” ra đời từ đó và phổ biến rộng rãi hơn từ gốc.

Nhiều Người Cũng Xem  Cách Làm Sổ Sách Kế Toán Trên Excel

Tung lò mò là một loại lạp xưởng bò truyền thống và đặc sắc nhất của ẩm thực người Chăm. Bên trong lớp vỏ ruột bò là sự hoà hợp giữa thịt vụn và mỡ. Nhờ ướp tẩm gia vị theo công thức độc đáo mà món ăn mang đến hương vị lạ lẫm khiến người ta nhớ mãi. Những chiếc lạp xưởng căng tròn, đầy đặn nướng mọi trên than hồng vừa beo béo vừa ngọt thơm nâng niu từng cung bậc vị giác.

Cơm âm phủ

Người ta hay kháo nhau rằng đến Huế mà không thưởng thức cơm âm phủ thì coi như chuyến đi chưa trọn vẹn. Cái tên ma mị khiến ai cũng có phần sợ sệt nhưng đây là một món ăn đặc sắc và mang đậm truyền thống của ẩm thực Huế. Bắt nguồn từ một quán ăn mở vào giai đoạn 1914 – 1918, toạ lạc ở vùng đất hẻo lánh, tối tăm và chỉ có duy nhất một chiếc đèn để thắp sáng. Thêm vào đó, ông chủ chỉ bán “độc” một món cơm nên thực khách cứ gọi vui là cơm âm phủ.

Các câu hỏi về Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha <3

Bài viết Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.
Nếu thấy bài viết Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nha!!

Nhiều Người Cũng Xem  Gameroom của Facebook là gì?

Các Hình Ảnh Về Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Cách #Đặt #Tên #Món #Ăn #Mỹ #Miều

Tham khảo thêm kiến thức về Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều tại WikiPedia

Bạn nên tra cứu nội dung chi tiết về Cách Đặt Tên Món Ăn Mỹ Miều từ trang Wikipedia.◄

Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: //muarehon.vn/

???? Xem Thêm giải đáp tại : //muarehon.vn/hoi-dap/

Từ khóa liên quan: cách đặt tên món ăn mỹ miều, tên mỹ miều cho món ăn, các món ăn tên mỹ miều, tên mỹ miều, tên món ăn hài hước, máy ép chân không news, điện thoại samsung j7 2016, ống hút bụi phi 100, tha khao bay view, quạt trần mỹ

Video liên quan

Chủ đề