Đề tài vịnh vật là gì

BÀI LÀM

Bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một bài thơ tứ tuyệt xinh xắn làm theo lối thơ “vịnh vật”. Đó là lối thơ xuất hiện vào thời tục triều ở Trung Quốc (thế kỉ III - VI) và thịnh hành ở nước ta từ thế kỉ XV với thơ Nôm Nguyễn Trãi và đặc biệt là Hồng Đức quốc âm thi tập. Các “vật” được vịnh bao gồm động vật như con hạc, con bướm, con ve,...; thực vật như cây mai, cây đào, cây trúc,...; đồ vật như cây đàn, cây bút, cây quạt,...; con người như ông vua, người đẹp;... 

Thơ vịnh vật có hai yêu cầu. Một là, miêu tả cho giống với đặc điểm sự vật được vịnh, sao cho người ta đọc lên là nhận được ra. Hai là, kí thác tâm tình, mượn sự vật mà gửi gắm tình cảm, ý chí, tư tưởng. Thơ vịnh càng giống càng khéo, gửi gắm tâm tình càng sâu càng hay. Do vậy, “vịnh vật” cũng tức là “vịnh hoài”, làm thơ tỏ nỗi lòng.

Bánh trồi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh vật độc đáo: vịnh món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà dễ thường cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đây là lời “tự giới thiệu” của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo bọc lấy nhân làm bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão (nát).

Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân (tấm lòng son). Thiếu nhân bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ, một biểu tượng. Có người liên hệ hình thức bài thơ này với hình thức câu đố, song nói chung bản thân câu đố không có chức năng biểu cảm, trong khi đó vịnh vật (hay vịnh sử cũng thế) phải có chức năng biểu cảm mới được. Cái lấp lửng của câu đố là để đánh lừa, gây nhiễu từ phía người phán đoán, còn cái “song quan” của bài thơ vịnh là phương thức biểu cảm của nó. Chúng ta hãy xem bài thơ này không đố ai cả. Nhan đề bài thơ đã nói rõ nó tả cái gì ngay từ đầu rồi.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Muốn cho lời thơ vịnh vừa tả vật, vừa kí thác, thì lời thơ phải lấp lửng, “song quan”, mở ra hai cửa, cửa nào cũng hiểu được. Có bản chép “Thân em thì trắng, phận em tròn” (Việt Nam thi văn hợp tuyển, Hà Nội, 1950) thì câu thơ như trở nên có ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ “thân” và chữ “phận” mới gợi nên suy nghĩ về cuộc đời. Và do vậy, các chữ “trắng”, “tròn” mới gợi nên hình bóng một người con gái đẹp xinh, phúc hậu. “Thân” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. “Phận tròn” vừa có nghĩa là bánh trôi được phủ cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

Bảy nổi ba chìm với nước non

“Bảy nổi ba chìm” là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, vùi dập, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. “Nước non” là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người. Ở đây hàm ý chỉ mối tình, tình duyên. Trong bài Tự tình, Hồ Xuân Hương có câu: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Câu này tỏ ý từng trải, sướng vui, đau khổ đều đã chịu đựng.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Hoặc sinh ra xấu, đẹp, hoặc gia cảnh giàu, nghèo, hoặc lấy chồng tốt, xấu, đều do một “tay kẻ nặn” là tạo hoá, số phận làm ra hết. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm thấy thương thân, xót phận rất rõ qua các đối lập:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Tuy chưa có cách gì làm đổi thay được số phận oan trái, bất công, người phụ nữ vẫn giữ lòng thuỷ chung, trinh bạch:.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được đời mình, tất cả đều phó mặc cho “tay kẻ nặn”, thì chẳng đáng thương hay sao? Chẳng phải là hình ảnh chân thực về thân phận người phụ nữ hay sao? Bánh trôi nước là bài thơ cảm thương về thân phận, tố cáo số phận. Đặt trong văn cảnh văn học đương thời và trong thơ nữ sĩ thì cảm nhận thương thân rõ rệt, một cảm xúc còn được thể hiện trong nhiều bài khác nữa.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Trong nền văn học Việt Nam, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả các văn bản sáng tác của nữ sĩ họ Hồ vẫn còn là những vấn đề đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu. Riêng về cuộc đời riêng tư của nhà thơ, cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cả.

Và hôm nay, sau những bài thơ hay nhất của Hồ Xuân Hương, bài viết này tôi sẽ gửi đến các bạn chùm thơ “Vịnh” hay nhất của Hồ Xuân Hương. Vịnh, tức ngâm thơ ứng khẩu để tả cảnh, hoặc ca ngợi một phong cảnh, biểu lộ một tâm trạng. Và nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có rất nhiều những bài vịnh hay và nổi tiếng. Nay, tôi tổng hợp lại thành một bài viết cho các bạn dễ dàng tìm đọc và thưởng thức:

Đề tài vịnh vật là gì

Mười bảy hay là mười tám đây Cho ta yêu dấu chẳng dời tay Mỏng dày chừng ấy chành ba góc Rộng hẹp ngần nao cắm một cay Càng nực bao nhiêu thời càng mát Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày Hồng hồng má phấn duyên vì cậy

Chúa dấu vua yêu một cái này

Sự này căn cớ bởi vì đâu? Cái cắng sao mà bỗng đánh nhau. Vác gậy bà dằn phang dưới gối, Vớ đùi ông huýnh giáng lên đầu. Cha căng mất vía bon lên trước, Chú kiết kinh hồn lẩn lại sau.

Một chốc may mà mưa lại tạnh,


Vì rằng đi chữa có bồ câu.

Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày Dẫu có ngàn vàng khó đổi thay Trong núi ngàn năm cây vẫn có Dưới trần trăm tuổi dễ không ai Nghĩ đường danh lợi lòng thêm chán Thấy kẻ gian ngoan bụng lại đầy Đắng xót ghê thay mùi tục lụy

Bực mình theo Cuội tới cung mây

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh Lưng khoang tình nghĩa mong đầy đặn Nửa mạn phong ba luống bập bềnh Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến Buồm lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh Ấy ai thăm ván cam lòng vậy

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh

Năm ba thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông

Buổi học xong rồi cảnh vắng teo, Đứng lên nằm xuống lại nằm mèo. Miệng thèm sờ rượu be hôi rích, Giọng khát tìm chè lọ mốc meo. Trầu một vài tuần nhai bỏm bẻm, Thuốc năm ba điếu hút phì phèo. Ai về nhắn nhủ cô bay biết,

Cũng chẳng phong lưu cũng chẳng nghèo.

Hỡi chị Hằng Nga náu Quảng Hàn Bốn mùa trăng gió mấy giang san Áo tiên tuy nhuộm màu Vương Mẫu Hương tục còn nồng lửa Hậu Lang Mắt phượng nhớ say mùi ngọc thố Cung Nghê sao thẹn khúc cầm loan Nẻo không duyên nợ người cùng thế

Xin chớ dầm mình nước hợp hoan

Chấp cả hàn phong xiết cả sương, Trước rào xum họp tấm bao vàng. Yêu vì vãn tuyết hương càng lạ, Lẫn với phàm hoa sắc cũng thường. Đào lệnh nòi xưa nghe chửa hết, Tây Thi giống trước hãy còn ương. Yêu hoa nên hoạ người say tỉnh,

Rượu chén hoàng hoa ngẫu hứng thương.

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc chải cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Ðôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Ði thì cũng dở ở sao xong

Mặc ai xe ngựa, mặc ai hèo, Ngồi tựa hiên mai, vắt tréo kheo. Bầu rót rượu tiên mời bạn cũ, Tay nâng thuốc thánh chữa dân nghèo. Thơ ngâm “Lương phủ” người ngoại núi, Đàn gảy “Cao sơn” khách ngọn đèo. Mấy thuở thái bình nay lại gặp,

Vỗ tay đua nhịp tính tình cao.

Xuất thế hồng nhan kể cũng nhiều, Lộn vòng phu phụ mấy là kiêu. Gậy thần Địa Tạng khi chèo chống, Tràng hạt Di Đà để đếm đeo. Muốn dựng cột buồm sang bến giác, Sợ cơn sóng cả lộn dây lèo. Ví ai quả phúc mà tu được,

Cũng giốc một lòng để có theo.

Ngân ngất tầng mây một dải cờ Kinh thành ngày trước tỉnh bây giờ Tượng đồng Trấn Vũ hương còn ngát Bia đá Khuê Văn chữ chửa mờ Bảo tháp lơ thơ chòm cỏ mới Hồ sông lai láng bóng trăng xưa Nào ai cố lão ra đây hỏi

Chốn cũ phồn hoa đã phải chưa

Của tôi bưng bít vẫn ngùi ngùi Nó thủng vì chưng cũng nặng dùi Ngày vắng trên lầu dăm bảy lúc Đêm thanh dưới gác một đôi hồi Khi khoan chưa chán thời khi nhặt Đánh đứng không thôi lại đánh ngồi Nhắn nhủ ai về thương đến mấy

Thịt da ai cũng thế mà thôi

Gia thất hoà bình lập hải ngu, Thung dung tuế nguyệt nhất nhàn du. Đông hồi tây lĩnh lân đề phụ, Bắc hướng nam sơn tiếu vọng phu. Đế đính nghĩa trường thiên địa tịnh, Xướng tuỳ thanh động hải sơn thu. Vãng lai hoặc vấn cừ tôn tử,

Thạch tại sơn đầu nhân tại chu.

Nhà cửa yên lành nơi góc biển, Thong dong ngày tháng mãi nhàn du. Đông tây núi ngó thương gào vợ, Nam bắc non nhìn ngắm vọng phu. Gắn bó nghĩa dài trời đất sánh, Xướng tuỳ lời động biển non chờ. Lại qua ví hỏi đàn con cháu, Đá ở đầu non khách dưới đò.

(Bùi Hạnh Cẩn)

Thơ Hồ Xuân Hương đa số là truyền tụng nên có nhiều những dị bản, bản chép khác nhau, những bài thơ của Hồ Xuân Hương trong chùm thơ này nếu có khác với những gì bạn biết thì cũng là điều bình thường. Thơ Hồ Xuân Hương hay, nhưng cái “thanh thanh tục tục” đó đã khiến nhiều người khi đọc ra phải đỏ mặt!

Và vừa rồi là 14 bài vịnh nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại cho hậu thế, hi vọng rằng các bạn cũng yêu mến những bài thơ ấy. Còn rất nhiều những bài thơ hay và chùm thơ hay khác trong các chuyên mục thơ trên OCuaSo.Com, đừng quên ghé qua thường xuyên để cập nhật những bài thơ tình hay và thơ tình buồn lãng mạn nhất, chúc các bạn vui vẻ bên những vần thơ!

Xem thêm Thơ Hồ Xuân Hương hoặc Chùm Thơ Nổi Tiếng và Những Chùm Thơ Hay Của Hồ Xuân Hương cùng Thơ Tình Sáng Tác Mới

Bài viết liên quan: