Đề thi học sinh giỏi địa lí 12 trắc nghiệm

SỞ GD&ĐT NINH BÌNHĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPTKỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013MÔN: Địa líNgày thi: 09/10/2012ĐỀ THI CHÍNH THỨC(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trangCâu I: (2,0 điểm) Xác định các hướng còn lại trong sơ đồ sau:CDBAET ©y B ¾cFGHCâu II: (4,0 điểm)Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm khí hậu Việt Nam.Câu III: (7,0 điểm)Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:1. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi TâyBắc. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.2. So sánh các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ.Câu IV: (4,0 điểm)Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:So sánh việc sản xuất cây công nghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Câu V: (3,0 điểm)Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngànhtrồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng số liệu sau đây:Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây (Đơn vị: tỉ đồng)Loại câyNăm 2000Năm 2007Cây lương thực55163,165194,0Cây rau đậu6332,410174,5Cây công nghiệp21782,029579,6Cây ăn quả6105,98789,0Cây khác1474,81637,7Tổng số90858,2115374,8HẾTHọc sinh được sử dụng Alat Địa lí Việt Nam.Họ và tên thí sinh :................................................................... Số báo danh ...................Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................................Giám thị 2:..........................................................................................SỞ GD&ĐT NINH BÌNHHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPTKỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013MÔN: Địa líNgày thi 09/10/2012(hướng dẫn chấm gồm 3 trang)CâuI(2,0 điểm)II(4,0 điểm)III(7,0 điểm)Đáp ánTrình bày đúng 1 ý cho 0,25 điểmHBắcFĐông bắcCNamGBắc-Đông bắcATâyDĐông namEĐôngBTây namĐặc điểm của khí hậu ViệtNam- Nhiệt lượng lớn (d/c: nhiệt độ trung bình, tổng giờ nắng trong năm).- Nhìn chung trong năm có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: Mùa đông lạnh khôvới gió mùa đông bắc; mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.- Lượng mưa và độ ẩm tương đối lớn (d/c).- Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam, đông – tây, độ cao địa hình và các kiểukhí hậu theo địa phương.Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm khí hậu ViệtNam.- Nhân tố vị trí địa lí:+ Nằm trong vùng nhiệt đới của bán cầu bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của giómậu dịch và gió mùa châu Á nên đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta là tính chất nhiệtđới ẩm gió mùa.+ Tiếp giáp với Biển Đông nơi dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm nên khí hậu nước tamang tích chất hải dương.- Nhân tố địa hình:+ Hình dáng lãnh thổ kết hợp với ảnh hưởng của dãy Bạch Mã làm cho khí hậu nước tacó sự phân hóa theo chiều bắc – nam.+ Độ cao của địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa đai cao.+ Do ảnh hưởng của hướng núi và độ cao địa hình đã hình thành nên các trung tâm mưanhiều, mưa ít.- Sự kết hợp giữa chế độ gió, nhiệt, ẩm mà có các kiểu khí hậu khác nhau theo từng địa phương.1. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi TâyBắc. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.* Sự khác biệt:- Giới thiệu khái quát:+ Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.+ Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.- So sánh sự khác biệt:+ Hướng núi: Vùng núi Đông Bắc hướng vòng cung (với 5 cánh cung), hướng tây bắcđông nam. Vùng núi Tây Bắc hướng tây bắc – đông nam.+ Độ cao: Vùng núi Đông Bắc thấp hơn, độ cao phổ biến từ 500-1000m; những đỉnh caotrên 2000m nằm ở thượng nguồn sông Chảy và giáp biên giới Việt – Trung; giáp vùngđồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100 m. Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao nhấtnước với 3 mạch núi lớn...+ Cấu trúc địa hình: Vùng núi Đông Bắc địa hình núi già trẻ lại: đỉnh tròn, sườn thoải, độdốc và độ chia cắt yếu. Vùng núi Tây Bắc địa hình núi trẻ: sống núi rõ, sườn dốc, khesâu, độ chia cắt ngang và độ chia cắt sâu lớn.Điểm2,02,00,50,50,50,52,01,00,750,253,52,00,51,5Câu IV(4,0 điểm)* Giải thích sự khác biệt:Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có liên quan tới lịch sửhình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.- Giai đoạn cổ kiến tạo các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. Trong đại Cổ sinhlà các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc...Trong đại cổ sinh là các dãy núicó hướng tây bắc- đông nam ở Tây Bắc, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc.- Giai đoạn Tân kiến tạo chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi AnpơHimalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu, trên lãnh thổ nước ta đã xảy racác hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp, đứt gãy và phun trào macma. Ảnhhưởng của hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho một số vùng núi ở nước ta điển hình là dãyHoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình núi trẻ lại, vùng Đông Bắc là bộ phận rìa củakhối nền Hoa Nam đã vững chắc nên các vận động nâng lên ở đây yếu hơn; các hoạtđộng sâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh.2. So sách các trung tâm công nghiệp chính ở Đông Nam BộYêu cầu: Học sinh căn cứ vào câu hỏi, sử dụng Atlat trang 21 (công nghiệp chung),trang 29 vùng (Đông Nam Bộ), trang kí hiệu chung để trả lời.Có ba trung tâm công nghiệp chính: TP. Hồ chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.a) Sự giống nhau:- Đều là các chung tâm công nghiệp có quy mô từ lớn trở lên, với giá trị sản xuất lớn (d/c) .- Đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là ba đỉnh của tam giác tăngtrưởng kinh tế.- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ.- Có nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật.- Cùng có một số ngành công nghiệp có thế mạnh và được phát triển (d/c).b) Sự khác nhau:- Về quy mô (tính theo giá trị sản xuất):+ TP Hồ chí Minh có quy mô rất lớn (dẫn chứng)+ Biên Hòa, Vũng Tàu có quy mô lớn (d/c)- Về nguồn lực:+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước;dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tập trung nguồn lao động đông đảo, chất lượnglao động cao.+ Biên Hòa liền kề với thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí thuận lợi về giao thông (nơigiao nhau của tuyến quốc lộ 1A và tuyến quốc lộ 51).+ Vũng tàu có vị trí thuận lợi về giao thông biển, có tiềm năng dầu khí ở vùng thềm lụcđịa và cơ sở dịch vụ dầu khí hàng đầu cả nước.- Về cơ cấu ngành công nghiệp:+ Thành phố Hồ chí Minh cơ cấu đa dạng nhất gồm 12 ngành công nghiệp (d/c), trong đó cónhững ngành công nghiệp mà trung tâm công nghiệp Biên Hòa và Vũng Tàu không có (d/c)+ Biên Hòa cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng gồm 8 ngành (d/c).+ Vũng Tàu cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng gồm 8 ngành (d/c), trong đó cónhững ngành công nghiệp rất đặc thù của vùng như sản xuất điện từ khí (Phú Mỹ)So sánh việc sản xuất cây công nghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.* Giống nhau:Về quy mô:- Là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.- Có mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. Là hai vùng sản xuất ra sản phẩm câycông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu lớn nhất.Về hướng chuyên môn hoá:Trồng cây công nghiệp lâu năm, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây công nghiệphàng năm cũng khá phổ biến ở hai vùng nàyVề điều kiện phát triển:- Điều kiện tự nhiên: có tài nguyên đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp1,50,50,50,53,50,251,250,50,750,754,02,00,50,51,0V(3,0 điểm)(d/c). Đều phải quan tâm giải quyết khó khăn về nước tưới trong mùa khô.- Điều kiện kinh tế - xã hội:+ Cả hai vùng chuyên canh đều được hình thành từ lâu (ngay từ thời Pháp thuộc đã có đồnđiền cà phê và cao su), nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp, đều là haivùng nhập cư, thu hút lao động từ vùng khác tới.+ Cả hai vùng đều được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, cơ sở vật chấtkỹ thuật và cơ sở hạ tầng, có các chính sách về phát triển cây công nghiệp. Thu hút đượcmột số dự án đầu tư ở trong và ngoài nước.* Khác nhau:Quy mô:Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Tây Nguyên làvùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai.Hướng chuyên môn hoá:Đông Nam Bộ chuyên canh cả cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, trong đó cao sulà cây quan trọng nhất, cà phê đứng thứ hai sau Tây Nguyên. Ngoài ra còn một vài câykhác như hồ tiêu, điều. Ở Tây Nguyên cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới,nhưng chủ yếu là cây CN lâu năm cà phê là cây quan trọng số 1, tiếp đến là cây cao su,ngoài ra còn là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước….Điều kiện sản xuất:- Điều kiện tự nhiên:+ Địa hình: Tây Nguyên có địa hình là những cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằngrộng. Đông Nam Bộ có địa hình vùng đồi lượn sóng khá bằng phẳng.+ Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ khá cao và ổn định mùa khôkhông khắc nghiệt như Tây Nguyên. Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo với mùa khô dàihơn, mực nước ngầm hạ thấp thiếu nước trầm trọng, có sự phân hoá nhiệt độ theo đai cao.+ Đất đai: Tây Nguyên có đất đỏ ba dan màu mỡ. Đông Nam Bộ gồm có đất xám và đất đỏ ba dan.- Điều kiện kinh tế - xã hội:+ Dân cư, lao động: Đông Nam Bộ có dân cư đông, trình độ sản xuất cao hơn. TâyNguyên dân cư thưa thớt, trình độ thâm canh còn thấp.+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: Đông Nam Bộ tốt hơn, gần các trung tâm côngnghiệp lớn, thu hút được nhiều đầu tư. Tây Nguyên còn nghèo về cơ sở vật chất – kĩthuật, cơ sở hạ tầng yếu kém. Xa các trung tâm công nghiệp lớn.Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt- Xử lí số liệu:Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây(Đơn vị: %)Loại câyNăm 2000Năm 2007Cây lương thực60,756,5Cây rau đậu7,08,8Cây công nghiệp24,025,6Cây ăn quả6,77,6Cây khác1,61,5Tổng số100,0100,0- Nhận xét:+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt: tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực luôn chiếm cao nhất(d/c). Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 (d/c). Cây rau đậu, cây ăn quả chiếm tỉ trọng nhỏ (d/c)+ Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng cây lương thực (d/c), tăng tỉ trọng cây côngnghiệp, rau đậu và cây ăn quả (d/c)Giải thích- Cây lương thực và cây công nghiệp nước ta chiếm tỉ trọng lớn do:+ Nước ta có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển.+ Sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực.+ Sản phẩm lương thực và sản phẩm cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu, cung cấp2,00,250,50,750,51,50,51.01,50,75nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.- Xu hướng chuyển dịch:+ Do chủ chương đa dạng hóa ngành trồng trọt+ Cây rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh, cây lương thực và cây côngnghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm0,75-----------Hết-----------SỞ GD&ĐT NINH BÌNHĐỀ THI CHÍNH THỨCĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPTKỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013MÔN: Địa líNgày thi: 10/10/2012(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trangCâu I: (5,0 điểm)1. Trình bày sự phân bố lượng mưa trên thế giới.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.3. Giải thích tại sao ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa thường có lượng mưa lớnhơn bờ Đông?4. Mùa mưa của kiểu khí hậu Địa Trung Hải diễn ra vào thời gian nào? Giải thích tại sao.Câu II: (3,0 điểm)1. Phân biệt giờ địa phương (giờ Mặt Trời) và giờ khu vực (giờ múi).2. Tại sao trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế?Câu III: (4,0 điểm)1. Quy mô dân số là gì? Vì sao phải quan tâm đến quy mô dân số?2. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại saochỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số?Câu IV: (4,5 điểm)Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP so với cả nước cao nhấttrong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? Nêu định hướng phát triển của vùng này.Câu V: (3,5 điểm)Cho bảng số liệu:Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990-2005(Đơn vị: tỉ đồng)NămTrồng trọtChăn nuôiDịch vụ199016393,53701,0572,0199566793,816168,22545,61999101648,023773,22995,02001101403,125501,43273,12005134754,545225,63362,31. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệpphân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn trên.HếtHọc sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt NamHọ và tên thí sinh: ………………………………………………………………SBD:…………………Họ tên và chữ ký giám thị 1:…………………………………………………………………………….Họ tên và chữ ký giám thị 2:…………………………………………………………………………….SỞ GD&ĐT NINH BÌNHHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPTKỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013MÔN: Địa líNgày thi 10/10/2012(hướng dẫn chấm gồm 3 trang)CâuĐáp ánĐiểmCâu I1. Trình bày sự phân bố lượng mưa trên thế giới1.0(5,0 điểm) - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, trung bình trên 1500mm/năm.- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, khoảng 600mm/năm- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới khoảng 1000mm/năm.- Mưa càng ít khi về phía hai cực.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa2,5- Khí áp:0,5+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặpnhiệt độ thấp thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi lượng mưa lớntrên trái đất.+ Ở các khu khí áp cao, không khí ấm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi, khôngcó gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế dưới các khu cao áp cậnchí tuyến thường là những hoang mạc lớn.- Frông:0,5+ Sự xáo trộn giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh sẽ dẫn đến nhiễuloạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khínóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả frôngnóng và frông lạnh.+ Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặcmưa dải hội tụ.0,5- Gió:+ Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưarất ít, mưa ở đây chủ yếu là do sự ngưng kết hơi nước từ hồ, ao, sông và rừng cây bốclên.+ Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô. Miền có gió mùalượng mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.- Dòng biển:0,5+ Cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều vìkhông khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địagây mưa; Nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh,hơi nước không bốc lên được, do vậy một số nơi mặc dù nằm ven bờ đại dươngnhưng vẫn là hoang mạc.- Địa hình:0,5+ Cùng một sườn núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều nhưng tớimột độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, vì thế nhữngđỉnh núi cao thường khô ráo.+ Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, còn ở sườn khuất gió thường mưaít, khô ráo.3. Giải thích tại sao ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa thường có lượng mưa lớn 0,5hơn ở bờ Đông?Ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa mưa nhiều hơn bờ Đông vì:+ Chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới (bờ Tây đón gió).+ Do ảnh hưởng của dòng biển.4. Mùa mưa của kiểu khí hậu Địa Trung Hải diễn ra vào thời gian nào? Giải thíchtại sao.- Thời gian: mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông- Giải thích: Ở Địa Trung Hải do có biển nội địa, biển làm bớt lạnh về mùa đông vàkhông khí ấm, ẩm từ biển thổi vào hỗ trợ cho xoáy thuận phát triển kèm theo mưa.Câu II 1. Phân biệt giờ địa phương (giờ Mặt Trời) và giờ khu vực (giờ múi).(3,0 điểm) * Giờ địa phương:- Ở cùng một thời điểm mỗi địa phương có môt giờ riêng đó là giờ địa phương. Giờđịa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.- Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, nên còngọi là giờ Mặt Trời.* Giờ khu vực:- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất chotừng khu vực trên Trái Đất, đó là giờ khu vực. Bề mặt Trái Đất được quy ước chia ralàm 24 khu vực, bổ dọc theo kinh tuyến, gọi là 24 múi giờ. Giờ chính thức của toànkhu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực.- Các múi giờ được đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờgốc, đó là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych (Anh).2. Tại sao trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế?- Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 trùng với khu vực giờ số 24. Vìvậy, trên Trái Đất bao giờ cũng có một khu vực, tại đó lịch chỉ hai ngày khác nhau.- Người ta quy ước lấy kinh tuyến 180 0 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dươnglàm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường kinhtuyến này thì phải cộng thêm một ngày, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây thìphải trừ đi một ngày.Câu III 2. Quy mô dân số là gì? Vì sao phải quan tâm đến quy mô dân số?(4,0 điểm) - Quy mô dân số là tổng số người hay tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại mộtthời điểm nhất định. Ví dụ quy mô dân số Việt Nam năm 2010 là 86,927 triệu người.- Phải quan tâm đến quy mô dân số, vì:+ Trong quy mô dân số người ta chia tổng số dân thành các nhóm dân số khác nhautạo nên cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số đặc biệt là cơ cấu dân số theo tuổi có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc xác định đặc trưng cơ bản của dân số (tình hình sinh,tử, khả năng phát triển dân dân số và nguồn lao động của một quốc gia).+ Dân cư và nguồn lao động là động lực quan trọng quyết định sự phát triển và sửdụng các nguồn lực khác, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.+ Những thông tin về quy mô dân số có ý nghĩa to lớn và cần thiết trong tính toán,phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, từ đó hoạch định chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.2. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tạisao chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số?- Gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất xuất cư và tỉ suất nhập cư.- Gia tăng tự nhiên được tính bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.- Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đốivới từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩaquan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế- xã hội.- Gia tăng dân số được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suấtgia tăng cơ học (tính bằng %), đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hìnhbiến động dân số của một quốc gia, một vùng. Mặc dù gia tăng dân số bao gồm haibộ phận cấu thành, song sự biến động dân số chủ yếu do gia tăng tự nhiên nên được1.00,50,52,01.01,01.02,00,50,50,50,52,00,50,50,5coi là động lực phát triển dân số.Câu IV - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP so với cả nước cao nhất trong(4,5 điểm) số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta:- Đông Nam Bộ nằm ở bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSông Cửu Long, tập trung các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế –xã hội.- Tài nguyên thiên nhiên nổi bật hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. Các tàinguyên khác (đất, biển, rừng) cũng giàu có.- Có dân cư đông (chiếm gần 20% dân số cả nước) nguồn lao động dồi dào có chấtlượng tốt. Thu hút mạnh lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, laođộng lành nghề từ các vùng khác.- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ đặc biệt là giaothông vận tải và thông tin liên lạc.- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất sovới các vùng khác trong cả nước.- Vùng tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.- Nêu định hướng phát triển của vùng này.- Trong những năm tới công nghiệp vẫn sẽ là động lực hàng đầu của vùng với cácngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.- Hình thành hàng loạt các khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong vàngoài nước..- Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch,cho tương xứng với vị thế của vùng…Câu V 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông(3,5 điểm) nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.- Xử lý số liệu:Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước tagiai đoạn 1990-2005 (Đơn vị: %)NămTrồng trọtChăn nuôiDịch vụ199079,317,92,8199578,118,93,0199979,218,52,3200177,919,62,5200573,524,72,8- Vẽ biểu đồ:*Yêu cầu:+ Vẽ biểu đồ miền (biểu đồ khác không cho điểm)+ Vẽ đẹp, đúng tỉ lệ, có chú giải, tên biểu đồ2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn trênNhận xét:- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất (d/c),ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (d/c).- Giai đoạn 1990-2005 cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng:tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, ngành dịch vụ ít biếnđộng (d/c).Giải thích:- Trồng trọt là ngành phát triển sớm, có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhu cầutrong nước và xuất khẩu lớn.- Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đang được coi trọng đặc biệt là chănnuôi lấy thịt, sữa, trứng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa thật sự0,53,00,50,50,50,50,50,51,50,50,50,51,50,51,02,01.01.0ổn định (tỉ trọng của ngành trồng trọt và chăn nuôi còn dao động). Vai trò của ngànhdịch vụ trong phát triển nông nghiệp còn thấp, ít được quan tâm.……………………………..Hết……………………………….SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN---------KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHLỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009ĐỀ CHÍNH THỨCMÔN THI: ĐỊA LÝThời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)-------------------------------------Câu 1: (2 điểm)Bằng những kiến thức đã học, hãy điền các cụm từ thích hợp vào nhữngchỗ trống sau:Địa hình đồi núi chia thành bốn vùng là ….(a)…., ………, ……….. vàNam Trường Sơn.Vùng núi Bắc Trường Sơn có giới hạn từ nam sông Cả tới …..(b)…., gồmcác dãy núi….(c)…..so le theo hướng tây bắc – đông nam.Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở ….(d)….Đồng bằng Phú Yên được hình thành bởi sự bồi đắp của …(e)…Khu vực đồi núi là khu vực có nhiều …..(f)… về tài nguyên thiên nhiên,tập trung nhiều loại ….(g)…có nguồn gốc…. (h)….như đồng, chì, thiếc, niken.Câu 2: (3,5 điểm)Bằng những kiến thức đã học, hãy cho biết:Những biểu hiện về sự khác biệt giữa sông ngòi ở miền núi và sông ngòi ởmiền đồng bằng. Tại sao lại có sự khác biệt đó ?Câu 3: (4 điểm)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy chứng minhvà giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao địa hình của khí hậu nước ta.Câu 4: ( 4 điểm)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học:a-Kể tên các loại đất ở miền núi nước ta.b-Độ cao của địa hình nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hóa đất đai nhưthế nào?Câu 5: (6,5 điểm)Cho bảng số liệu sau:BIẾN ĐỔI DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1943 – 2005NămTổng diện tíchrừng (triệu ha)Trong đóRừng tựRừng trồngnhiên14,3011,00,16,80,48,40,89,41,59,52,9Độ che phủrừng (%)194314,343,8197611,133,819837,222,019909,227,8200010,933,1200512,437,7Hãy:1-Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừnggiai đoạn 1943 – 2005 ở nước ta.2-Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn1943 – 20053-Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.-----------------Hết--------------*Thí sinh được phép sử dụng At lát Địa lý Việt Nam.SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN---------KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHLỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009MÔN THI: ĐỊA LÝThời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)ĐỀ IICâu 1: ( 1 điểm)a-Nằm trong vành đai nóng từ 8034’B – 23023’B, một năm có 2 lần MặtTrời đi qua đỉnh đầu , năng lượng bức xạ tổng cộng > 100 kcal/cm2/ năm, cânbằng bức xạ quanh năm dương > 75 kcal/cm2/ năm, nhiệt độ TB năm từ 220C –270C, tổng lượng nhiệt các ngày trên 100C , cả năm lên tới hơn 80000, tháng hè cótrên 200 giờ nắng, tháng mùa đông không dưới 700 giờ nắng.b-Rừng ở các miền ven biển nhiệt đới , trên những khu vực đất phù sa ngậpnước thủy triều.Với những thông tin và dấu hiệu trên, hãy cho biết đó là đặc điểm của thànhphần tự nhiên nào?Câu 2: ( 1,5 điểm)Hãy điền các cụm từ thích hợp vào những chỗ trống sau:Vùng biển nước ta có độ muối trung bình vào khoảng …..(a)….Sinh vật nhiệt đới Biển Đông đa dạng về ….(b)…. và ….(c)…..Nhờ vai trò của Biển Đông cùng với các ….(d)….di chuyển qua biển đãmang lại cho nước ta ….(e)….Hai bể dầu lớn nhất nước ta và hiện đang được khai thác là ….(g)…..Câu 3: (4,5 điểm)a-Kể tên các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đấtb-Vẽ sơ đồ biểu hiện vòng tuần hoàn lớn của nướcc-Cho biết vai trò tuần hoàn của nước đối với đời sống trên Trái Đất.Câu 4: ( 5,5 điểm)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy chứng minh vàgiải thích đặc điểm phân hóa theo hướng sườn của khí hậu nước ta.Câu 5: (7,5 điểm)Cho bảng số liệu sau:TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2006Đơn vị : phần ngàn_Năm19601965197019761979Tỉ suất sinh4637,834,639,532,2Hãy:Tỉ suất tử126,76,67,57,2Năm19851989199319992006Tỉ suất sinh28,431,328,523,619,0Tỉ suất tử6,98,46,77,35,0a-Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các nămb-Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dânsố tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 – 2006c-Rút ra nhận xét về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiênở nước ta giai đoạn 1960 – 2006 .-----------------Hết---------------KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHLỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009HƯỚNG DẪN CHẤMMÔN ĐỊA LÝĐỀ ICâu 1: (2 điểm)Điền từ thích hợp vào chố trống:a- Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơnb- Dãy bạch Mãc- Song songd- Đông Nam Bộe- Sông Đà Rằngf- thế mạnhg- khoáng sảnh- nội sinhCâu 2: (3,5 điểm)*Nêu sự khác biệt…+Sông ngòi ở miền núi-Lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh hơn-Nước sông lên, xuống rất nhanh-Quá trình xâm thực xảy ra mạnh+Sông ngòi ở đồng bằng-Lòng sông rộng và độ dốc nhỏ hơn, uốn khúc quanh co và nước chảy chậmhơn-Nước sông lên xuống chậm hơn-Quá trình bồi tụ xảy ra mạnh*Giải thích:-Do đặc điểm của địa hình: miền núi địa hình cao, dốc và mấp mô. Miềnđồng bằng địa hình thấp, thoải và tương đối bằng phẳng-Do đất đá ở miền núi rắn chắc, khó thấm nước. Còn ở miền đồng bằng đấtđá vụn bở, dễ thấm nước-Do chế độ mưa và nguồn nước cung cấp cho sông ngòi ở các miền địahình khác nhau.-Do chiều rộng, độ dốc của lòng sông và lớp phủ thực vật ở 2 miền cũngkhác nhauCâu 3: ( 4 điểm)Chứng minh và giải thích sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình (Dựavào At lát Địa lý VN….)*Thể hiện qua sự phân hóa nhiệt đo: Do tính chất càng lên cao thì nhiệt độcàng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,50C )Dẫn chứng: dựa vào các lược đồ nhiệt độ – trang 7 – At lát Địa lý VN-Nhiệt độ TB năm, nhiệt độ TB tháng 1, nhiệt độ TB tháng 7 các trạm ởTrung du miền núi phía Bắc (Sapa, Lạng sơn, Điện Biên)-Nhiệt độ TB năm, nhiệt độ TB tháng 1, nhiệt độ TB tháng 7 ở đồng bằngsông Hồng (trạm Hà Nội).-Hai trạm khí hậu có cùng vĩ độ chênh lệch độ cao như: Đà Lạt, NhaTrang….Hoặc:-So sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội – Sa Pa, Nha Trang – ĐàLạt.-So sánh nền nhiệt TB năm giữa vùng núi cao Hoàng Liên Sơn với vùngđồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải.*Thể hiện qua sự phân hóa tổng lượng mưaDo những nơi cao thường đón gió và mưa nhiều hơn nơi thấp.Dựa vào các lược đồ lượng mưa – trang 7 – At lát Địa lý VNHoặc : Dẫn chứng qua các trạm-Hà Nội có lượng mưa TB năm từ 1600 – 2000mm; Sa Pa từ 2400 –2800mm-Đà Lạt có tổng lượng mưa 1600 -2000mm ; Nha Trang : 800 – 1600mm*Sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam chủ yếu là do mức độ ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc, do vĩ độ, song yếu tố địa hình góp phần tạo nên sự phân hóađó.Thể hiện rõ nhất là qua 2 dãy núi chạy theo hướng đông – tây lan sát ra biểnlà Hoành Sơn và Bạch Mã.………Câu 4: (4 điểm)a-Kể tên các loại đất ở miền núi…-Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất..-Đất feralit trên các loại đá vôi …-Đất feralit trên đá ba dan….-Các loại đất khác…..b-Độ cao địa hình……phân hóa đất ?Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp , độ cao dưới 500m chiếm khoảng60%, từ 500m – 1000m chiếm 1 diện tích lớn (khoảng 85% diện tích tự nhiên),trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. Do vậy sự phân hóa đất theo độ cao có sựkhác nhau.-Ở vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm 1 diệntích lớn.-Từ độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m nhiệt độ giảm làm hạn chế quátrình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất feralit có mùn vớiđặc tính chua. Đồng thời quá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng hơn.-Từ trên 1600 – 1700m quanh năm thường có mây mù lạnh ẩm, quá trìnhferalit bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao.Câu 5: (6,5 điểm)a-Vẽ biểu đồ kết hợp-2 trục tung thể hiện triệu ha và %-trục hoành thể hiện thời gian-Yêu cầu: chính xác, sạch đẹp, có tên biểu đồ và chú dẫnb-Nhận xét và giải thích:-Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủrừng của nước ta có nhiều biến động và chia làm 2 giai đoạn:+Từ 1943 – 1983 …..+Từ 1983 – 2005 ….-Sự biến đổi …..c-Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng….-Khai thác đi đôi tu bổ..-Cấm khai thác bừa bãi..-Phòng chống cháy rừng…-Xây dựng hệ thống vườn quốc gia…-Bảo vệ các nguồn gen động, thực vật…-Ban hành luật bảo vệ rừng.-----------------Hết-----------------ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2008Dựa vào átlat địa lý Việt Nam và kết hợp kiến thức đã học :a./ hãy so sánh mạng lưới sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Miền Tây BắcBắc trung Bộb./ Qua đó hãy giải thihcs tại sao thủy văn ở đồng bằng sông cửu long tương đối đều hòa .đề thi học sinh giỏi quốc gia 2008Những câu hỏi đề cương ôn tập Địa lí 12 ( Bài 24 Đến 46) SGK1.Hãy phân tích hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta ?2.Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nướcta?3.Trình bày đặc điểm sản xuất ngành trồng trọt của nước ta ?4.Tại sao nói lâm nghiệp của nước ta có ý nghĩa về mặt kinh tế và sinh thái . Lấy ví dụchứng minh?5. Chứng minh rằng : Các địa lí tự nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nôngnghiệp . Còn các nhân tố Kinh Tế Xã Hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phânhóa đó ?6.Trình bày những đặc điểm phát triển ngành công nghiệp năng lượng của nước ta?7.Tại sao nói ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệptrọng điểm hiện nay?8. Trình bày những đặc điểm cơ bản hình thức tổ chức Khu công nghiệp .Tại sao nóiHình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này là phổ biến có hiệu quả nhất ?9.CMR hoạt động xuất nhập khẩu nước ta hiện nay đang có những chuyển biến tích cực ?10.Trình bày các thế mạnh của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?11.Vấn đề chuyển dịch cơ cấu Kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng ?Một số câu hỏi ôn thi HSG môn địa lớp 10.| Bài này được '.vccy_hh.' cho '.9.' điểmÔn thi HSG Địa THPT.Các bạn làm thử nhé.Vì đây là phạm vi ôn tập khái quát , soạn theo các câu hỏi nên có những câu có thể trùng lặpvài ý. Nếu có gì thiếu sót , mong các bạn thông cảm và nhiệt tình góp ý . các bạn thik câu nào cứlàm thử câu đấy, k0 cần phải làm hết.Mình sắp thi TN nên sẽ cố gắng lúc nào rảnh viết luôn đáp án cho các câu hỏi này cho các bạntiện chữa và ôn tập.Phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10.Câu 1 :a, Trình bày khái niệm về chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời ? Giảithích ?b, Nguyên nhân gây ra hiện tượng các mùa trong năm ? Trình bày sự chênh lệchđộ dài ngày đêm trong năm ?Câu 2 :a, Thế nào gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh ? Chuyển động biểu kiến hàng năm củaMặt Trời giữa hai chí tuyến diễn ra như thế nào ?b, Trong năm , ở vĩ tuyến 15 độ Bắc , Mặt Trời lên thiên đỉnh vào thời gian nào ?Ngoàinhững ngày đó ra , còn có ngày nào nữa không ?(chú ý : nêu rõ ngày, tháng_có thể sử dụng cách tính khác với đáp án nhưng phải đúngkết quả và logic , cho phép sai số tối đa 1 ngày ).Câu 3 :Trình bày các khái niệm cơ bản về kinh độ địa lí , vĩ độ địa lí và cách xác định tọa độ địalí một địa điểm theo độ cao Mặt Trời .Câu 4 :Trình bày các khái niệm về giờ địa phương, giờ Mặt Trời , giờ khu vực, đường chuyểnngày quốc tế ?Câu 5 :Trình bày những hiểu biết của bạn về lực Coriolis ?(Gợi ý :_khái niệm : là lực làm lệch hướng các chuyển động trên bề mặt Trái Đất...._Tác dụng : đối với các dòng biển ? đối với hoàn lưu khí quyển ? )Câu 6 :Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ? Hệ quả ?Câu 7 :Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất ? Hệ quả ?Câu 8 :Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất ? Phân tíchrõ ảnh hưởng của chúng ?Câu 9 :Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ? Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất ? Phântích ?Câu 10 :Nêu đặc điểm cơ bản của mỗi kiểu khí hậu trên Trái Đất ?Bài tập :Nhận xét bảng số liệu sau theo yêu cầu :a, Nêu tên các kiểu khí hậu tại các địa điểm A, B, C.b, Nhận xét và giải thích vắn tắt các đặc điểm khí hậu của các địa điểm trên ?Địa điểm A :ThángNhiệt độ (độ C )Lượng mưa (mm)I II III IV V VI9 11 13 15 19 2110 12 10 9 14 30VII2340VIII2030IX X XI17 15 1220 15 15XII1110Địa điểm B :ThángNhiệt độ (độ C )III III IV-50 -30 -20 -10V VI VII5 14 10VIII IX X XI XII3-7 -18 -35 -45Lượng mưa (mm)101210914 30403020151510Địa điểm C :ThángIII III IV V VI VII VIII IX X XI XIINhiệt độ (độ C )23 23 24 24 23 25 24 24 23 24 23 22Lượng mưa (mm)270 250 200 270 200 270 250 300 240 390 410 400ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 11 CT CHUẨN (CƠ BẢN)| Bài này được '.ltdtrang.' cho '.5.' điểmSỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊNgày thi: 05/01/2008Đề chính thứcThời gian: 45 phútMã đề: ĐL003I. Trắc nghiệm:Câu 1: Tây Nam Á là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc lớn bên ngoài donguyền nhân cơ bản nào:A. Có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.B. Có nguồn dầu mỏ phong phú.C. Là khu vực thường xuyên mất ổn định.giáo.D. Sự phức tạp về sắc tộc và tônCâu 2: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ La-tinh:A. An Đét.B. An PơC. An Tai.D. Coóc-đi-eCâu 3: Tây Nam Á được mệnh danh là điểm nóng của thế giới là do:A. Điều kiện khí hậu ở đây nóng và khô khan.B. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí.C. Ở đây thường xảy ra các cuộc xung đột lớn.D. Khu vực này thường xuyên mất mùa đói kém.Câu 4: Tổng số dân của nhóm nước phát triển khoảng:A. 80% dân số thế giới.C. 25% dân số thế giới.B. 20% dân số thế giới.D. B, C đúng.Câu 5: Loại môi trường nào sau đây không phổ biến ở châu Phi:A. Hoang mạc.C. Ôn đới.B. Nhiệt đớiD. Cận nhiệt.Câu 6: Lãnh thổ châu Phi đối xứng qua:A. Xích đạo.C. Chí tuyến Nam.B. Chí tuyến Bắc.D. Kinh tuyến gốc.Câu 7: Hàn Quốc, Sin-ga-pore, Hồng Kông, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na thuộcnhóm nước:A. Các nước đang phát triển.C. Các nước công nghiệp mới.B. Các nước phát triển.D. Ý A, C đúng.Câu 8: Sự phân chia các nước công nghiệp mới với các nước đang phát triển khác là dựavào:A. GDP/người.C. Trình độ phát triển công nghiệp.B. Tổng GDP.D. Tất cả các ý trên.Câu 9: Nền kinh tế các nước châu Phi kém phát triển là do:A. Hậu quả sự thống trị của thực dân.B. Xung đột sắc tộc.C. Sự yếu kém trong quản lý.D. Tất cả các ý trên.Câu 10: Tỉ trọng của công nghiệp trong GDP của Hoa Kỳ có xu hướng giảm là do:A. Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp.B. Sự cạnh tranh của các nước khác.C. Ngành dịch vụ phát triển nhanh hơn.D. Giá nguyên, nhiên liệu tăng.Câu 11: Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là:A. Hoa Kỳ.B. Nhật Bản.C. Nga.D. EU.Câu 12: Trái đất nóng dần lên do:A. Mưa axit ở nhiều nơi trên trái đất.C. LượngB. Tầng Ôzôn bị thủng.tăng nhiều trong khí quyển.D. Băng tan ở 2 cực.II. Tự luận:Câu 1: Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đếnnhững hệ quả gì?Câu 2: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2005:(Đơn vị: %)Nhóm nướcĐang phát triểnPhát triển0 - 1432,017,015 -6563,017,065 trở lên5,015,0a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số của nhóm nước phát triển và nhóm nước đangphát triển giai đoạn 2000-2005.b) Nêu nhận xét.ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 11 CT CHUẨN (CƠ BẢN)| Bài này được '.ltdtrang.' cho '.5.' điểmSỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊĐề chính thứcNgày thi: 05/01/2008Thời gian: 45 phútMã đề: ĐL003I. Trắc nghiệm:Câu 1: Tây Nam Á là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc lớn bên ngoài donguyền nhân cơ bản nào:A. Có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.B. Có nguồn dầu mỏ phong phú.C. Là khu vực thường xuyên mất ổn định.giáo.D. Sự phức tạp về sắc tộc và tônCâu 2: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ La-tinh:A. An Đét.B. An PơC. An Tai.D. Coóc-đi-eCâu 3: Tây Nam Á được mệnh danh là điểm nóng của thế giới là do:A. Điều kiện khí hậu ở đây nóng và khô khan.B. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí.C. Ở đây thường xảy ra các cuộc xung đột lớn.D. Khu vực này thường xuyên mất mùa đói kém.Câu 4: Tổng số dân của nhóm nước phát triển khoảng:A. 80% dân số thế giới.C. 25% dân số thế giới.B. 20% dân số thế giới.D. B, C đúng.Câu 5: Loại môi trường nào sau đây không phổ biến ở châu Phi:A. Hoang mạc.C. Ôn đới.B. Nhiệt đớiD. Cận nhiệt.Câu 6: Lãnh thổ châu Phi đối xứng qua:A. Xích đạo.C. Chí tuyến Nam.B. Chí tuyến Bắc.D. Kinh tuyến gốc.Câu 7: Hàn Quốc, Sin-ga-pore, Hồng Kông, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na thuộcnhóm nước:A. Các nước đang phát triển.C. Các nước công nghiệp mới.B. Các nước phát triển.D. Ý A, C đúng.Câu 8: Sự phân chia các nước công nghiệp mới với các nước đang phát triển khác là dựavào:A. GDP/người.C. Trình độ phát triển công nghiệp.B. Tổng GDP.D. Tất cả các ý trên.Câu 9: Nền kinh tế các nước châu Phi kém phát triển là do:A. Hậu quả sự thống trị của thực dân.B. Xung đột sắc tộc.