Đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh mới nhất

  • 1

BỘ 103 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 9 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Đề 1:

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi nghe kể rằng, khi một con chim đại bàng biết sắp có bão, nó sẽ bay tới một chỗ nào đó thật cao và chờ gió tới. Khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ mở rộng cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm ấy sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả bão. Trong khi mưa bão gầm gào giận dữ ở bên dưới, thì đại bàng đang sải cánh bên trên. Đại bàng không đi trốn cơn bão, đại bàng lại dùng cơn bão để nâng nó lên cao hơn, vì nó cưỡi trên những cơn gió mang bão tới, có lẽ chính vì vậy mà đại bàng mạnh mẽ, oai hùng và được coi là vua chim chăng?...

(Theo Sống đẹp - Điều kì diệu của cuộc sống, NXB Hà Nội, 2017, tr 21)​

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản?

Câu 3: Trong văn bản trên, đại bàng đã làm gì để tránh bão? Hành động đó của đại bàng có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4: Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1: Từ câu chuyện ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ đã sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu” (I.Turgeniev)

Câu 2: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng :

“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”

Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, Tập 1) là một bài thơ hay.

  • YOPO.VN---103 dề HSG NV9 -HAY.docx 618.8 KB · Lượt xem: 0

Mới đây, Sở GDĐT Quảng Bình tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, 12 cấp tỉnh năm học 2023-2024. Ở đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9, thí sinh sẽ làm bài trong thời gian 150 phút với 2 câu hỏi như sau:

Câu 1 (4 điểm): "Tất cả chúng ta thường mơ về những cánh đồng hoa hồng huyền diệu xa xăm chân trời mà không biết thưởng thức những đóa hồng đang rở rộ bên ngoài cửa sổ hiên nhà" (Dale Camegie). Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (6 điểm): "Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm" (Voltaire). Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 ở tỉnh Quảng Bình. Ảnh: CMH

Ngay sau khi đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 ở Quảng Bình được chia sẻ, lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và cả với giáo viên. Một ý kiến cho hay: "Đề thi mở giúp học sinh cảm nhận văn chương, thể hiện được quan điểm của mình và đặc biệt đọc đề thi lên cảm giác rất nhân văn, tích cực".

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng: "Vì sao không lấy văn học Việt Nam mà toàn trích dẫn câu nói của nước ngoài? Văn học nước ngoài liệu có bao nhiêu bạn đã tiếp xúc?".

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Lê Trần Diệu Thu, thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhận xét: "Đề thi chưa có sự sáng tạo, đổi mới, chỉ giữ ở mức an toàn. Câu Nghị luận văn học có cấu trúc khá quen thuộc, học sinh chỉ có thể làm sáng tỏ được một ý kiến luận bàn đã có trước, ít thể hiện được những quan điểm của bản thân. Từ đó chưa đánh giá hết được năng lực đọc, hiểu, phân tích, khám phá một văn bản theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với đề văn này, khó có thể kích thích sự sáng tạo cho học trò trong quá trình làm bài".

Cũng theo cô Thu: "Đề thi đánh giá học sinh giỏi lớp 9 này vượt xa khả năng, trình độ của học sinh. Tôi cho rằng không nhất thiết phải lấy những câu nói của nước ngoài, đầy trừu tượng, cố tình gây khó hiểu, khó suy luận để yêu cầu học sinh giải thích, chứng minh. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa những câu nói phù hợp hơn với đời sống tinh thần, văn hóa của người Việt, dễ hiểu để học trò chia sẻ quan điểm, bóc tách vấn đề".

Cô Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên Trường THCS Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội nêu ý kiến: "Đề thi này với phần Nghị luận xã hội vừa để học sinh cảm thụ được cái hay của câu nói vừa đưa ra được vấn đề nghị luận mang tính thời sự (thực tế sống ảo, mơ về những thứ viễn vông….).

Phần Nghị luận văn học chứng minh một nhận định. Học sinh phải có vốn tri thức về lý luận, tác phẩm… Theo tôi đây là đề chọn học sinh giỏi khá hay. Mặc dù đề thi lấy nhận định của nước ngoài nhưng vấn đề nghị luận ở câu 1 khá sát và gần gũi với thực tế Viẹt Nam. Hay ở câu 2, đó là nhận định mang tính lý luận. Đề thi mang tính chất chung cho văn học, không phân biệt nước ngoài hay Việt Nam. Học sinh có thể vận dụng hiểu biết của mình ở cả văn học trong và ngoài nước để chứng minh.

Việc lấy nhận định của nước ngoài không có nghĩa là không đề cao văn học Việt Nam mà quan trọng là nhận định đó có giúp học sinh phát huy được hết khả năng của mình hay không (cảm thụ, vốn tri thức hiểu biết…)".

Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Sở GDĐT Quảng Bình

Theo chia sẻ từ Sở GDĐT Quảng Bình, ngày 5/12 vừa qua đã tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, lớp 12 năm học 2023 - 2024 với 1.853 thí sinh đến từ các trường THCS và THPT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thí sinh lớp 12 tham gia dự thi với 10 môn, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tin học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân.

Thí sinh lớp 9 dự thi 9 môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tin học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023 - 2024 được tổ chức tại 2 điểm thi: Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp và Trường THPT Phan Đình Phùng với 87 phòng thi. Tại các điểm thi đều có sự chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.

"Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, 12 cấp tỉnh được tổ chức nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học, tạo điều kiện để các em phát huy tài năng, tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng những kiến thức đã học. Đây cũng là dịp để các đơn vị, các cơ sở giáo dục khẳng định kết quả phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng mũi nhọn nói riêng cũng như chất lượng giáo dục toàn diện nói chung", Phòng Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Quảng Bình chia sẻ.

Chủ đề