Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

Đèn pha xe Dream màu trắng có bị phạt ko ?

chào các bác, xe DREAM mình led zin nó tối quá nên đi gắn đèn led trắng vào cho sáng thấy đường chạy, nhưng như vậy có bị CSGT thổi phạt ko các bác ?

Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

  • Thích
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không
  • Yêu
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không
  • Haha
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không
  • Wow
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không
  • Khóc
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không
  • Giận
    Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

Lỗi tự ý thay đổi màu đèn xe? Quy định về đèn chiếu sáng xe máy? Những vi phạm liên quan đến đèn chiếu sáng xe máy và mức phạt? Tư vấn trường hợp cụ thể?

Hiện nay tình trạng tự ý thay đổi màu đèn xe theo sở thích của chủ sở hữu để trông đẹp hơn diễn ra ngày càng phổ biến. Những hành vi tự ý thay đổi màu đèn xe như thế này được coi là những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên nhiều người không hiểu rõ về những quy định của pháp luật về đèn chiếu sáng xe máy dẫn tới việc có những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc quy định về lỗi tự ý thay đổi màu đèn xe và quy định về đèn chiếu sáng xe máy của pháp luật hiện hành.

Đèn xe máy màu trắng có bị phạt không

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật giao thông đường bộ năm 2008

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1. Lỗi tự ý thay đổi màu đèn xe

Điều 8 luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới được coi là hành vi bị cấm.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.

Theo đó, việc tự ý lắp đặt, sử dụng đèn xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới được hiểu là hành vi pháp luật hiện hành nghiêm cấm.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì việc tự ý thay đổi màu đèn xe được coi là việc tự ý lắp đặt, sử dụng đèn xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới, do đó đây là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Xem thêm: Luật đấu thầu căng tin trường học? Hiệu trưởng có được tự ý cho thuê không?

Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định: chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu xe, thay đổi tổng thành và hệ thống của xe khác với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt lỗi lắp đèn chiếu sáng khác so với đèn ban đầu của xe máy có nêu rõ mức xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ là từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Như vậy, có thể thấy hành vi tự ý thay đổi màu đèn xe là hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó hành vi tự ý thay màu đèn xe sẽ bị xử phạt theo mức phạt mới nhất tại Nghị định 100 là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

2. Quy định về đèn chiếu sáng xe máy

2.1. Quy định sử dụng đèn chiếu sáng

Đèn chiếu sáng được hiểu là công cụ không thể thiếu trên bất cứ phương tiện xe cơ giới nào khi tham gia lưu thông trên đường đặc biệt là vào thời điểm trời tối. Những ánh đèn chiếu sáng trên xe máy hay xe ô-tô đều có đặc điểm chung là được sử dụng để chiếu sáng tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển khi trời tối.

Tuy nhiên việc sử dụng đèn chiếu sáng của xe cơ giới tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người phạm phải những sai làm cơ bản dẫn đến xuất hiện trường hợp tai nạn giao thông do ánh đèn khiến người đi ngược chiều bị lóa mắt. Do đó, trong luật giao thông đường bộ đã có quy định rõ ràng và cụ thể việc việc sử dụng đèn xe cơ giới cụ thể như sau: người điều khiển phương tiện xe cơ giới khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường thì bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối, khi lái xe trong điều kiện trời có sương mù hay thời tiết xấu gây ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của người lái hoặc khi đang điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao trông trong hầm đường bộ.

2.2. Thời điểm bắt buộc bật đèn xe

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời điểm bắt buộc bật đèn xe cơ giới là khi người điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy trong hầm đường bộ (không cần biết là mấy giờ); khi người điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy xe trong điều kiện sương mù hoặc thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và bắt buộc bật đèn xe khi người điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy xe trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết bình thường.

3. Những vi phạm liên quan đến đèn chiếu sáng xe máy và mức phạt

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì người điều khiển phương tiện xe cơ giới như xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi tham gia giao thông mà phạm phải các lỗi về sử dụng đèn xe sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 1.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

– Hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Xem thêm: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự

– Hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Hành vi điều khiển xe có đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Hành vi điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Hành vi chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Ngoài ra, đối với hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe khi vi phạm.

Như vậy, hành vi vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến đèn chiếu sáng xe máy và bị xử phạt theo quy định của pháp luật bao gồm hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; không không sử dụng đèn chiếu sáng khi sương mù hoặc thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư và các hành vi điều khiển xe có đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe; hành vi chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

4. Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Mức xử phạt trong trường hợp tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe

Chào luật sư. Em có câu hỏi này là xe em đang đi hiện tại thì đèn pha quá tối không đáp ứng được nhu cầu đi đường vào buổi tối do tính chất công việc. Thế nên em đã thay bằng bóng đèn led cho ánh sáng trắng và sáng hơn việc em thay như vậy có bị phạt không? 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vấn đề bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, theo đó, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

Như vậy, hành vi lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bị coi là hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe và là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm các quy định liên quan đến giao thông đường bộ thì bạn sẽ bị xử phạt đối với hành vi này như sau: 

+ Xe của bạn là xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy: Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

+ Xe của bạn là xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô: Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, ngoài bị áp dụng hình phạt phạt tiền nêu trên, buộc bạn phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.