Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,192
  • Tháng hiện tại81,983
  • Tổng lượt truy cập5,252,613

CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC

          1. Định nghĩa

          - Đuối nước là 1 tai nạn thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày cũng như trong môi trường quân đội, khi luyện tập, khi chiến đấu, tăng gia lao động sản xuất. Tai nạn này thường dẫn đến tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở và tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng đắn.

          - Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.

          - Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng vài giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau đó ngừng tim, ngưng hô hấp, tử vong.

          2. Nguyên nhân chính dẫn đến đuối nước

          Không kể các trường hợp như ngất, chấn thương trước khi ngã xuống nước, đuối nước có thể xảy ra trong 4 trường hợp sau:

          a) Do ngạt nước: đó là trường hợp của những người không biết bơi ngã xuống nước.

          b) Do ngất đột ngột khi mới tiếp xúc với nước (còn gọi là nước giật).

          c) Do lặn quá sâu dưới nước rồi ngạt.

          d) Do bơi quá mệt rồi ngất đi (có thể gọi là đuối nước)

          3. Xử trí cấp cứu người bị đuối nước

          3.1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước .

          Tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng người bệnh tỉnh hay mê, có ngưng tim, ngưng thở hay không và tình hình thực tế (đuối nước tại sông, hồ hay biển, nước lặng hay nước chảy xiết, nước nông hay sâu, gần bờ hay xa bờ) mà cứu nạn nhân bằng các cách khác nhau. Sử dụng các dụng cụ phương tiện để cứu nạn nhân như đưa cánh tay, áo, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao, thòng lọng hoặc vớt nạn nhân lên. Tốt nhất hô hoán gọi người cùng giúp đỡ, hạn chế cứu hộ đơn độc, vừa đảm bảo đồng thời thực hiện khối công việc cấp cứu, hồi sinh tim phổi, vừa đảm bảo an toàn cho người cứu hộ. Khi gặp nhiều người cùng bị đuối nước, nếu điều kiện không cho phép, nên cứu từng người một, ưu tiên cứu người ở gần bờ, gần thuyền trước, cứu người yếu hơn trước, người còn khỏe cứu sau.

          

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Hình1: Sử dụng phương tiện sẵn có để kéo nạn nhân lên bờ (Nguồn: sưu tầm).

          Nên tiếp cận với nạn nhân đang chới với giữa mặt nước từ phía sau lưng. Các tư thế cứu hộ thường áp dụng là: Quàng một tay người cứu hộ từ vai vòng qua nách đối diện của người bị nạn (hình 2A), hoặc sử dụng 2 tay giữ 2 bên đầu nạn nhân, người cứu hộ bơi ngửa bằng 2 chân (hình 2B), hoặc túm lấy tóc (người bị nạn có tóc dài), túm lấy cổ áo và kéo nạn nhân về phía sau (hình 2C), nạn nhân di dộng trên mặt nước tư thế giống bơi ngửa, đảm bảo miệng, mũi nạn nhân luôn cao hơn mặt nước để tránh nước xâm nhập vào đường hô hấp trên.

     

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

                 Hình 2A. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm )

         

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

                   Hình 2B. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm )

         

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

                   Hình 2C. Cách cứu người đuối nước (nguồn: sưu tầm )

          3.2. Sơ cấp cứu sau khi đưa nạn nhân lên bờ

          a) Nguyên tắc, mục tiêu cấp cứu:

          - Cấp cứu tại chỗ, tích cực, đúng phương pháp;

          - Kiên trì cấp cứu trong nhiều giờ.

          * Các biện pháp chủ yếu xử trí nhằm:

          + Giải phóng đường hô hấp;

          + Đem lại oxy cho nạn nhân.

          - Xử trí tại chỗ: là quan trọng nhất, quyết định tiên lượng của nạn nhân, nếu xử trí chậm, trung tâm cấp cứu hồi sức sẽ phải đối phó với một tình trạng mất não vì não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 5 phút. 

          b) Nhận định tình trạng nạn nhân, phát hiện sớm tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

          - Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, đặt nạn nhân nằm trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí, gọi người hỗ trợ nếu được, tiến hành nhận định ngay nạn nhân có tình trạng  ngưng tim, ngưng thở hay không.

          - Nếu bệnh nhân tỉnh: động viên, ủ ấm. Nếu bệnh nhân mê, còn thở : đánh giá hô hấp, dùng gạc hoặc khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi nếu có ra khỏi miệng nạn nhân để thông thoát đường thở. Nếu nôn, ói cần cho nằm nghiêng tránh sặc do chất nôn bít tắc đường thở (hình 3). Chú ý hỏi cơ chế tai nạn và khám xét kỹ lưỡng nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hay không: vết bầm tím vùng cổ, gáy, bệnh nhân than đau, bất lực vận động vùng cổ.

          - Chẩn đoán ngưng tim, ngưng thở dựa vào 3 triệu chứng cơ bản sau:

          + Mất ý thức: được xác định khi bệnh nhân lay gọi, kích thích đau không đáp ứng, không có phản xạ thức tỉnh.

          + Ngừng thở hoặc thở ngáp: xác định khi lồng ngực và bụng bệnh nhân hoàn toàn không có cử động thở.

          + Ngừng tim: khi mất mạch cảnh và mất mạch bẹn.

          Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: da nhợt nhạt hoặc tím tái, giãn đồng tử và mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.

Chẩn đoán nhanh: Không tỉnh, không thở, không mạch = Ngưng hô hấp - tuần hoàn.

          c) Cấp cứu ngưng hô hấp - tuần hoàn

          - Khi nhận định tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở, cần phải tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức, càng sớm càng tốt, theo trình tự C - A - B  bao gồm 2 kỹ thuật cơ bản ép tim  và thổi ngạt.

          - Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực:

          + Cách đặt tay: 1/3 dưới, chính giữa xương ức. Quá trình ép khuỷu tay phải thẳng, dùng sức nặng ½  thân trên của người cứu hộ để tạo lực ép.

          + Tần số: 100-120 lần/phút.

          + Biên độ: 5-6 cm (trẻ em: 1/3 độ dày lồng ngực)

          Chú ý:

          * Đối với người lớn và trẻ trên 8 tuổi dùng hai tay chồng lên nhau ấn thẳng xuống xương ức, sâu xuống 5- 6 cm.

          * Trẻ 1- 8 tuổi dùng một tay ấn sâu 3-4 cm. (1/3 đường kính trước sau của lồng ngực)

          * Trẻ 0-12 tháng tuổi dùng 2 ngón tay sâu xuống 1- 2 cm.

          - Khai thông đường thở: Người cứu nạn quỳ bên cạnh nạn nhân, một tay đặt lên trán nạn nhân đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm lên sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa (khi có nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên tránh di chuyển nhiều), dùng gạc hay khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng nạn nhân.

          - Kỹ thuật thổi ngạt:

          + Tư thế nạn nhân cổ ngửa, trừ khi có chấn thương cột sống cổ để đầu vị trí trung gian.

          + Đặt một chiếc khăn hoặc miếng vải khô lên vùng miệng nạn nhân khi thổi ngạt để hạn chế lây nhiễm cho người cứu hộ.

          + Người cứu hộ dùng 2 ngón tay bịt chặt mũi nạn nhân lại, ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thổi vào trong khoảng 2 giây. Làm lại tương tự  2 lần liên tiếp.

          d) Những lưu ý khi ép tim - thổi ngạt

          Sau thổi ngạt 2 lần tiếp tục ép tim, tỷ lệ ép tim: thổi ngạt là 30:2. Sau 5 chu kỳ ép tim - thổi ngạt, kiểm tra lại mạch trong 5 giây, rồi làm tiếp  kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Thổi ngạt đảm bảo ngực người bị nạn phồng lên, xẹp xuống  đều đặn theo nhịp thổi. Mỗi 2 phút người ép tim - thổi ngạt được đổi vị trí để đảm bảo người ép tim không quá mệt dẫn đến giảm chất lượng ép tim. Nếu sau 2-3 giờ sơ cấp cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.

          e) Bóp bóng Ambu qua face-mask và đặt nội khí quản

          Dụng cụ cần thiết gồm:

          - Bóng bóp, mask, airway, dây oxy, bình oxy, hút đờm.

          - Chọn cỡ mask, bóng: vừa khuôn mặt.

          - Cách úp mask: kín, cố định.

          - Tần số bóp: 8-10 l/p (tỉ lệ 30:2).

          - Lưu lượng oxy: túi khí dự trữ phồng.

          - Hiệu quả : ngực phồng, SPO2 tăng, da niêm hồng.

          

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

          Hình 4: Bộ dụng cụ hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ngưng thở (bóng Ambu, mask, dây nguồn oxy, túi khí dự trữ). 

          

Di chuyển nạn nhân đuối nước bằng phương pháp não

Hình 5. Cách úp mask – bóp bóng hỗ trợ hô hấp (nguồn: sưu tầm).

          g) Thuốc và dịch truyền trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn.

          - Khi đã có đường truyền: Thay dịch đang dùng bằng NS 0,9% hoặc RL, xả dịch thành dòng Adrenalin 1mg TM /3 phút cho đến khi tim đập lại.

          - Khi chưa có đường truyền hoặc đường truyền chưa tốt: Làm đồng thời Adrenalin 2mg /3 phút  bơm nội khí quản và lấy đường truyền, ưu tiên ½ trên thân người, xả dịch nhanh. Có thể lấy đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Adrenalin 1mg TM /3-5 phút  khi có đường truyền.

          - Lưu ý: Adrenalin là thuốc cơ bản trong hồi sinh tim phổi tổng hợp, dùng càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Tuy nhiên ép tim và thổi ngạt liên tục phải được ưu tiên hàng đầu. Cho nên nếu có tổ y tế cấp cứu tại hiện trường được trang bị đầy đủ sẽ tăng khả năng cứu sống người bị nạn.

          h) Tóm tắt hồi sinh tim phổi cơ bản:

Người cứu hộ nên

Người cứu hộ không nên

  • Nhấn ngực ở tốc độ 100-120 l/p
  • Nhấn ngực với biên độ là 5cm -6cm
  • Để ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần nhấn ngực.
  • Giảm thiểu khoảng dừng giữa các lần nhấn ngực.
  • Thông khí đầy đủ (2 lần thở sau 30 lần nhấn ngực, mỗi lần thở làm ngực phồng lên > 1 giây)
  • Nhấn ngực ở tốc độ chậm hơn 100 l/p hoặc nhanh hơn 120 l/p.
  • Nhấn ngực với biên độ chưa đến 5cm hoặc lớn hơn 6cm.
  • Tỳ lên ngực giữa các lần nhấn ngực
  • Để gián đoạn > 10 giây
  • Để thông khí quá nhiều (tức là quá nhiều lần thở hoặc thở quá mạnh)

          3.4. Chăm sóc tại chỗ và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất khi nạn nhân tỉnh lại.

          Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, các tổn thương như chấn thương trong tai nạn hay các vấn đề khác về sức khỏe. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ (dựa vào cơ chế tai nạn, bệnh nhân than đau vùng cổ, có vết bầm vị trí cổ …) cần được cố định cổ trong quá trình vận chuyển. Thay quần áo khô, ủ ấm cho nạn nhân vì quá trình ngâm trong nước nạn nhân bị mất nhiệt. Nếu nạn nhân không tỉnh lại, tiếp tục duy trì hồi sinh tim phổi tổng hợp, gọi hỗ trợ từ các cơ sở y tế trên địa bàn.

          * Chú ý: Trong quá trình sơ cấp cứu đuối nước việc cần tránh là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

          4. Các biện pháp phòng tránh đuối nước

          - Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường, đơn vị xây dựng một môi trường an toàn; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội trong việc phòng tránh đuối nước.

          - Dạy bơi và kĩ thuật sơ cấp cứu nên đưa vào chương trình trong trường học, câu lạc bộ, đơn vị huấn luyện…

          - Tại các bể bơi phải có người giám sát, các ph­ương tiện cứu hộ kịp thời. Tại các ao, hồ, sông, suối, bãi biển phải có các biển báo mực nước và độ nguy hiểm. bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước. Tuân thủ các quy định, quy trình về an toàn lao động, an toàn giao thông trên mặt nước như quy định về mặc áo phao khi ngồi trên thuyền bè, không chở quá người quy định trên thuyền, phà…

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực, ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế).

2. Tài liệu cập nhật Hồi sinh tim phổi nâng cao – Hội nghị Tim mạch học toàn quốc năm 2015.

3. Guidelines Update for CPR of the 2015 American Heart Association.

4. Phương pháp sơ cứu người bị đuối nước đúng cách - trang web Bộ Y tế 16/02/2017 tại địa chỉ https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich

5. Chết đuối – tìm kiếm thông tin trên địa chỉ https://vi.wikipedia.org/wiki.

                                                                                                        Bs. Hồ Thế Công