Điểm giống nhau trong cải cách tôn giáo của lu-thơ và can-vanh là gì

I. Kiến thức cơ bản
1. Cải cách tôn giáo
- Thời trung đại, Ki-tô giáo là chỗ dựa vững chắc nhất và là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần xã hội.
- Đến thời hậu kì trung đại, Giáo hội trở nên thối nát, phản động, ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên.
- Nhu cầu của giai cấp tư sản và các tầng lớn nhân dân là cần có một Giáo hội mới với một hệ thống giáo lí mới phù hợp với thời đại mới. Đó là nguyên nhân nổ ra phong trào Cải cách tôn giáo.
- Cải cách của Lu-thơ: Lu-thơ là người khởi xưởng phong trào Cải cách tôn giáo ở nước Đức. Ông không muốn thủ tiêu tôn giáo mà chỉ dùng biện pháp ôn hoà, quay về với Giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Lu-thơ muốn thủ tiêu vai trò của Giáo hội, bãi bỏ những thử tục và lễ nghi phiền toái. Ông chủ trương cứu vớt con người bằng lòng tin. Cải cách của Lu-thơ mang tính nửa vời.
- Cải cách của Can-vanh: Chủ trương duy trì tín ngưỡng, tôn sùng Thượng đế quay về với Giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Bên cạnh đó ông muốn xoá bỏ cơ sở kinh tế của Giáo hội, thủ tiêu địa vị xã hội của tăng lữ. Can-vanh còn tích cực ủng hộ sự làm giàu. Vì vậy, học thuyết của ông được giai cấp tư sản ủng hộ.
- Tác dụng của Cải cách tôn giáo:
+ Nó tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và vào chế độ phong kiến.
+ Nó châm ngòi cho phong trào đấu tranh nông dân, tiêu biểu là chiến tranh nông dân Đức.
2. Chiến tranh nông dân Đức
a. Nguyên nhân:
- Thế kỉ XV - XVI, ở Đức có nhiều hoàn cảnh khác nhau: Thành thị ra đời, kinh tế hàng hoá phát triển; nông thôn, nông dân sống đau khổ dưới chế độ phong kiến và sự thối nát của Giáo hội Thiên chúa.
- Ảnh hưởng của phong trào Cải cách tôn giáo đến nông thôn Đức, nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
b. Diễn biến:
- Người lãnh đạo phong trào là Tô-mát Muyn-xơ.
- Trong giai đoạn đầu, phong trào nông dân giành được một số thắng lợi. Họ chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
- Cuối cùng thất bại, bị đàn áp dã man.
* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
- Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu sự đoàn kết giữa các vùng trong nước, giữa các thành phần xã hội tham gia phong trào.
- Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu, nó phản ánh lòng căm thù thù của quần chúng bị áp bức. Đó là những trang sử vẻ vang nhất của nước Đức thời trung đại và được nông dân viết lên bằng máu của mình. Nó đã góp sức vào trận chiến đấu thứ nhất chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản châu Âu.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thời trung đại, ở châu Âu tôn giáo nào chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội?
A. Ki-tô giáo.
B. Phật giáo.
C Hồi giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên.
Đáp án: A

Câu 2: Lu-thơ là người khởi xướng phong trào cải cách Tôn giáo ở nước nào?
A. Ở Anh.
B. Ở Pháp.
C. Ở Đức.
D. Ở l-ta-li-a.
Đáp án: C

Câu 3: Điểm chung giống nhau trong cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh là gì?
A Triệt để thủ tiêu Ki-tô giáo.
B. Bãi bỏ những nghi lễ phiền phức.
C. Đưa giáo lí mới, nghi lễ mới vào đời sống tinh thần xã hội.
D. Quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Đáp án: D

Câu 4: Trong thời kì ở Pa-ri, Can-vanh chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào?
A. Ki-tô giáo.
B. Cải cách tôn giáo của Lu-thơ.
C. Tư tưởng phong kiến và Giáo hội nhà thờ.
D. Không chịu ảnh hưởng tư tưởng nào cả.
Đáp án: B

Câu 5: Thuyết định mệnh là thuyết của ai?
A. Lu-thơ.
B. Can-vanh.
C. Cô-péc-ních.
D. Ga-li-lê.
Đáp án: B

Câu 6: Đến thế kỉ XVI nước nào lạc hậu nhất châu Ấu?
A. Pháp.
B. Anh.
C. l-ta-li-a.
D. Đức.
Đáp án: D

Câu 7: Tư tưởng nào đã châm ngòi cho một loạt cuộc nổi dậy của nông dân Đức, tạo thành một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại?
A. Tư tưởng cải cách của Can-vanh.
B. Tư tưởng cải cách của Lu-thơ.
C. Tư tưởng của Ga-li-lê.
D. Tư tưởng của Cô-péc-ních.
Đáp án: B

Câu 8: Ai là người tiêu biểu cho tư tưởng cải cách của quần chúng và cũng là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân ở Đức?
A. Lu-thơ.
B. Can-vanh.
C. Tô-mát Muyn-xơ.
D. To-mat Mo-rơ
Đáp án: C

Câu 9: Vì sao phong trào chiến tranh nông dân Đức bị thất bại?
A. Thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng của giai cấp nông dân.
B. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu sự đoàn kết giữa các vùng trong nước, giữa các thành phần xã hội tham gia phong trào.
C. Bọn phong kiến ở Đức còn rất mạnh
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án: B


Câu 10: Chiến tranh nông dân Đức thể hiện điều gì?
A. Lòng căm thù của quảng đại quần chúng đối với chế độ phong kiến đã lỗi thời
B. Lòng căm thù của giai cấp tư sản đối với bọn phong kiến và Giáo hội Thiên chúa giáo.
C. Lòng căm thù của giai cấp nông dân đối với chế độ phong kiến đã lỗi thời.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A